his Sharing Button
Ngủ đủ giấc là đại bổ đầu tiên với thân thể. Tuy nhiên có nhiều người cho rằng bản thân luôn tràn đầy năng lượng nên thường có thói quen ngủ muộn, đặc biệt trong nhịp sống bận rộn của xã hội hiện đại, tỉ lệ thức khuya ngày một nhiều. Thậm chí đối với một số người, thức khuya đã trở thành một phần của cuộc sống. Bạn nên nhớ, nguy hại của việc thức khuya thật sự rất nghiêm trọng.
Những nguy hại không thể coi thường của thức khuya với sức khỏe
1. Tổn thương tim và não
Thường xuyên thức khuya trong thời gian dài, gây tổn thương tương đối lớn tới tim mạch và mạch máu não. Thiếu ngủ thời gian ngắn sẽ gây ra huyết áp cao, dẫn đến co mạch bất thường và khả năng dung nạp glucose của cơ thể cũng sẽ giảm. Những nhân tố này đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh động mạch vạch.
Theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm giấc ngủ, Bệnh viện A. Vésale thuộc Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ, một trong những tác dụng phụ nguy hiểm hơn của việc thiếu ngủ là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Ảnh hưởng tới chức năng hoạt động bình thường của hệ miễn dịch
Khoảng thời gian từ 12h đêm đến 4h sáng là lúc cơ thể tiết ra những hormone cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch. Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến một số hormone bị thiếu hoặc bị ngắt hẳn (nếu như bạn thức đến tận sáng). Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ đầy đủ.
Rối loạn chức năng hoạt động bình thường của hệ miễn dịch sẽ mang tới hậu quả nghiêm trọng. Khi đó làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh như lupus, viêm thận và viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, khi khả năng miễn dịch giảm, nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa hoặc hô hấp như cảm lạnh hoặc viêm dạ dày ruột sẽ tăng lên.
3.Ảnh hưởng lớn tới mắt
Tương tự như các bộ phận trên, ban đêm là thời điểm đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau một ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya không những mất đi thời gian nghỉ ngơi của mắt mà còn ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Thức đêm thường xuyên sẽ dễ dẫn đến các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị…
4. Suy nhược thần kinh
Quá trình làm việc và sinh hoạt bình thường của cơ thể là ngủ vào ban đêm và làm việc vào ban ngày. Nếu thức khuya, các dây thần kinh giao cảm của bạn sẽ luôn bị kích thích và không còn đủ tỉnh táo vào sáng hôm sau. Từ đó các vấn đề như mất tập trung, mất trí nhớ, không tỉnh táo, trầm cảm… sẽ gõ cửa.
5. Dễ bị ung thư hơn
National Sleep Foundation (Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ) cho biết, khi không ngủ đủ giấc, bạn có nhiều khả năng bị ung thư, với phụ nữ là ung thư vú và với nam giới là ung thư tuyến tiền liệt.
Trên trang web của Bệnh viện Y khoa John Hopkins giải thích điều này là do sự gián đoạn thời gian sinh học trong cơ thể. Thời gian sinh học có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động, trong đó có cả giấc ngủ. Nếu bị cưỡng lại, nó có thể dẫn đến các rối loạn trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư vú, ruột kết, buồng trứng và tuyến tiền liệt.
Làm thế nào để giảm bớt tổn thương cho cơ thể khi thức đêm?
1. Hãy giữ ấm khi thức khuya
Nhiệt độ ban đêm thường thấp và lạnh hơn ban ngày. Nếu phải làm việc ngoài giờ, vui lòng mặc thêm quần áo hoặc đắp chăn để tránh bị lạnh do nhiệt độ bên ngoài và tránh gây rắc rối cho cơ thể.
2. Hãy chắc chắn khỏe mạnh về đêm bằng cách chú ý “ăn ít” và “ăn tinh”
Đối với nhóm người thường xuyên phải thức đêm, cần tăng các loại thực phẩm giàu nước, vitamin B và vitamin C, bổ sung chất dinh dưỡng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các món ăn nhẹ ban đêm nên chọn thực phẩm ít calo dễ tiêu hóa. Trái cây và rau quả là lựa chọn hàng đầu ví dụ như táo, dưa chuột, cà chua, dâu tây, chuối, nho, đu đủ, rau trộn… đều là những lựa chọn cần thiết. Nếu cảm thấy đói, hãy chuẩn bị một lượng nhỏ bánh mì nguyên chất, bánh quy ít calo, cháo ngũ cốc thô.
Hãy cố gắng uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi này nên từ chối tất cả các loại thực phẩm cay dù có hấp dẫn vị giác tới đâu. Ngoài ra đồ ăn nhẹ nhiều chất béo và calo cao nên ăn ít, chế độ ăn thanh đạm sẽ không thể gây tổn hại tới cơ thể.
3. Nếu phải ăn đêm, ăn như thế nào là phù hợp?
Cần chú ý tới thời gian, khoảng 2 – 3h trước khi đi ngủ không nên ăn bất cứ thực phẩm nào. Thời gian tiêu hóa và hấp thu các chất đường của dạ dày và đường ruột khoảng 2h sau ăn. Thời gian với protein và chất béo sẽ lâu hơn, vì vậy cố gắng không nên ăn bất cứ thứ gì khoảng 3h trước khi ngủ. Sau 9h tối không nên hấp thụ thực phẩm vào cơ thể.
4. Giảm thiểu lượng thực phẩm hấp thu với các món thanh đạm
Nếu đang phân vân lựa chọn đồ ăn đêm thì cháo, súp và mì là những lựa chọn không tồi. Cố gắng không nên ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và protein như tôm càng, thịt nướng…
5. Đừng thêm gánh nặng cho dạ dày
Bánh mì nguyên chất, bột yến mạch, chuối, hạnh nhân và sữa là những lựa chọn tuyệt vời cho những người làm việc ngoài giờ và thức khuya. Với các nhóm người có độ tuổi khác nhau cần có chế độ ăn khác nhau. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein trước khi ngủ như sữa, trứng là lựa chọn cần thiết. Những người thường xuyên tập thể dục có thể ăn một chút các loại thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa. Đối với người mập, trung niên và cao tuổi có thể ăn ít hoặc không ăn.
6. Bổ sung vitamin B và canxi khoáng chất đúng cách
Khi thiếu vitamin B, ta dễ cảm thấy mệt mỏi về thể chất và buồn ngủ. Thức khuya dễ dẫn đến thiếu vitamin B và đó là một trong những lý do khiến những người thức khuya luôn gặp rắc rối vì loét miệng. Do đó, nhóm người này nên bổ sung vitamin B, C, canxi và khoáng chất đúng cách.
7. Vận động một cách thích hợp
Thức khuya làm cơ thể rất mệt mỏi, vì vậy có thể thực hiện một vài bài tập vận động toàn thân nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt và giảm căng thẳng. Ngoài ra, không nên tiếp xúc với các sản phẩm điện tử vào thời gian này
8. Điều quan trọng nhất – ngủ bù
Ngủ bù để cơ thể nghỉ ngơi sau khi thức đêm làm việc là điều cần thiết. Dù ngủ vào buổi sáng hay trưa đều cần hợp lý. Những người thức khuya nên ngủ một tiếng vào buổi trưa để giảm tổn hại tới thân thể.
Thức khuya là hoạt động sinh hoạt không tốt cho sức khỏe, nếu phải thức khuya, cần chú ý có biện pháp hợp lý để lấy lại tinh thần và làm mình khỏe hơn. Để có thể thức khuya một cách khỏe mạnh hãy ăn đồ ăn thanh đạm, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, vận động một cách thích hợp để các khớp được hoạt động.
Kiên Định/dkn.tv
Theo kknews.cc