Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng rất dễ khiến cho cơ thể mệt mỏi, sinh bệnh. Chuyên gia khuyến cáo đây là 4 căn bệnh phổ biến nhất mọi người nên phòng ngừa thật tốt.
Vào mùa hè, tất cả các loại muỗi và côn trùng đều hoạt động "nhộn nhịp" hơn so với những mùa khác trong năm, vì thế bạn cần công tác bảo vệ an toàn hơn trước bạn côn trùng tấn công.
Ngoài ra, nếu bạn không thực hiện chế độ ăn uống tốt, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Không những thế, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không đúng cách cũng có thể gây ra các bệnh về da và bạn nên giữ sức khỏe cẩn thận hơn mới có thể tránh xa 4 bệnh "bùng nổ" vào mùa hè sau đây đã khiến rất nhiều người phải nhập viện điều trị.
1, Say nắng
Nhóm người lao động thường xuyên ở ngoài trời, người già sức khỏe suy nhược và trẻ em là những người dễ bị say nắng nhất.
Khi trời nắng nóng, nếu ở ngoài trời trong thời gian dài rất dễ bị say nắng. Sau cơn say nắng, làn da sẽ xanh xao, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Y học truyền thống Trung Quốc cho rằng say nắng mùa hè là một dạng triệu chứng thuộc về say nắng cảm xúc, bởi vì cảm xúc của bệnh nhân xuất hiện dưới dạng chướng ngại, biểu hiện chủ yếu là tính khí nóng nảy, dễ ảnh hưởng đến gan và rối loạn suy nghĩ.
Do đó, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng với mức nhiệt độ cao. Đồng thời, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng chống say nắng, cải thiện khả năng chịu nhiệt bằng cách tập thể dục, đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn ít thức ăn cay, nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau và trái cây xanh, và chuẩn bị tâm lý tốt khi đi ra nắng, điều chỉnh tinh thần về trạng thái ổn định.
Nếu cảm thấy trong người không đủ khỏe thì tốt nhất không đi ra nắng, hoặc nhanh chóng tránh nắng để đảm bảo sức khỏe.
2, Các loại bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da xảy ra vào mùa hè chủ yếu là do muỗi đốt. Ký sinh trùng sống trên vật nuôi có thể xâm nhập vào cơ thể người. Bản thân trẻ em rất yếu trong khả năng chống viêm, và trẻ cũng là đối tượng dễ bị muỗi đốt nhất và dẫn đến dị ứng, gây ra các bệnh ngoài da khác.
Để bảo vệ làn da, bạn cũng nên chú ý bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài vào mùa hè. Sau khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy dùng khăn để lau khô mồ hôi và sau đó dùng nước đá để làm mát trong trường hợp có cảm giác bị cháy nắng.
Nếu bạn bị dị ứng với muỗi đốt, bạn có thể thoa kem dưỡng da hoặc thuốc kháng khuẩn. Bạn không nên tùy tiện sử dụng nước hoặc dung dịch vệ sinh hay dầu gió.
3, Các loại bệnh do sử dụng điều hòa
Nếu điều hòa được bật thường xuyên với nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong phòng sẽ lạnh hơn và dẫn đến các bệnh liên quan đến điều hòa phát sinh.
Nguyên nhân chính là do chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời tương đối lớn, thường xuyên vào và ra khỏi phòng thì các mạch máu sẽ đột nhiên giãn ra và co lại bất ngờ, điều này có thể dễ dàng gây ra nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, đặc biệt là đối với các nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hãy cảnh giác, bạn không nên ở trong phòng điều hòa trong một thời gian dài vào mùa hè. Nhiệt độ của điều hòa không nên để thấp hơn 26 ° C. Ngoài ra, bạn nên hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng và buổi tối để tăng cường khả năng thích ứng của cơ thể với nhiệt độ thực tế.
4, Các loại bệnh ở đường tiêu hóa
Vào mùa hè, chức năng của đường tiêu hóa rất yếu. Chỉ cần một chút thiếu chú ý đến chế độ ăn uống có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc hoặc các triệu chứng đau bụng
Mùa hè nóng nực, một số người dễ ăn đồ ăn lạnh, để cái lạnh và ẩm ướt xâm chiếm cơ thể.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự phát triển của các cơ quan khác nhau chưa hoàn chỉnh, và chức năng tiêu hóa tương đối yếu, vì vậy cần kiểm soát lượng thức ăn và ngăn ngừa cảm lạnh.
Có nhiều thói quen vào mùa hè có thể gây hại cho sức khỏe, bạn không nên tắm nước lạnh trực tiếp sau khi vừa kết thúc vận động hoặc tập thể dục thể thao, rất dễ bị ảnh hưởng sức khỏe, nhiễm lạnh.
Vào mùa hè, bạn nên chú ý ăn nhiều thực phẩm đắng như mướp đắng, rau quả có vị đắng để giảm cảm giác thèm ăn. Bạn có thể ngâm chân nước nóng để loại bỏ độ ẩm của cơ thể trước khi đi ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp bài tiết độ ẩm hiệu quả. Duy trì các bài thể dục chậm rãi, chẳng hạn như thái cực quyền, yoga hoặc đi bộ.
*Theo BS Gia đình (TQ)/soha.vn