Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bệnh nhân dùng giả dược(thuốc vờ -placebo) thật sự có thể
lành bệnh, thậm chí có trường hợp giả dược còn phát huy tác dụng ngay cả khi bệnh nhận
biết đó chỉ là thuốc vờ
Hiệu ứng giả dược là phương pháp điều trị tưởng như không điều trị
(như một viên thuốc vờ)
và nó giúp cải thiện tình trạng thể chất của
bệnh nhân. Điều này đã được ghi nhận qua
nhiều thế kỷ. Khi tham gia các
nghiên cứu, bệnh nhân được cho dùng giả dược và dần lành
bệnh. Xu hướng
chung là cuối cùng những người tham gia sẽ hình thành sự liên kết giữa
tinh thần và thể chất.
Thiết nghĩ đây có phải là quyền năng chữa bệnh của tinh thần, ý thức
con người hay không?
Có lẽ khi thật sự muốn bản thân khỏe lên, chúng ta
cứ giữ vững quyết tâm trong đầu và
Tạp chí Scientific American đã xuất bản một bài báo cho thấy
rõ ràng hiệu quả của phương
pháp này. Giữa thể chất và tinh thần có mối
liên hệ mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì
chúng ta biết và ngày càng
nhiều người ưa chuộng phương pháp giả dược.
Tiến sĩ Bruce Lipton cho biết trong báo Sinh học và Tín ngưỡng: “Một nghiên cứu khoa học
tiên tiến cho thấy tinh thần có thể đóng vai trò
quan trọng trong việc chữa bệnh cho cơ thể
– hoặc giữ gìn sức khỏe lúc
đầu… Một số nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhận thức của
chúng ta về thế
giới sẽ liên tục thông tin và hướng dẫn cho hệ miễn dịch, giúp chúng ta
phản
ứng tốt hơn với các mối nguy hiểm sắp đến”.
Trong lĩnh vực sức khỏe, tinh thần được kết nối với thực tế vật chất là việc rõ ràng, và con
người đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành
khoa học phi vật chất. Không chỉ về
sức khỏe, nghiên cứu trong lĩnh vực
khoa học thần kinh và vật lý lượng tử cũng cho thấy tư
duy, nhận thức,
cảm xúc và cảm giác (các yếu tố liên quan đến ý thức) đều có liên quan
đến
khả năng am hiểu của chúng ta về bản chất thực tại.
Quan điểm cho rằng tinh thần ảnh hưởng đến vật chất đã không còn bị xem nhẹ. Thậm chí
người ta còn công bố những tài liệu mật của cơ quan
tình báo và các nghiên cứu được
đánh giá ngang hàng, cho thấy những hiệu
quả chữa bệnh ở cả mức lượng tử và mức độ
cơ học cổ điển. Nếu bạn muốn
tìm hiểu kỹ hơn, hãy liên hệ với Viện Khoa học Trừu tượng
do Tiến sĩ
Edgar Mitchell, phi hành gia tàu Apollo 14 thành lập.
Việc gần đây các chủ đề như thế này nổi bật trên các phương tiện truyền thông phổ biến
đã không còn gây ngạc nhiên. Chúng đặc biệt thu
hút sự chú ý và trở thành chuyện hiển
nhiên, và chúng ta gần như không
thể phớt lờ chúng, mặc dù thực tế là các khám phá đó
đã tồn tại cách đây
hàng thập kỷ.
Thử nghiệm giả dược ra đời
Dùng giả dược thật sự phát huy tác dụng. (Ảnh: Shutterstock)
Gần đây tạp chí Times đã xuất bản bài báo về cụ bà Buonanno (nay
là trợ lý y khoa 71 tuổi)
đã phải đấu tranh với hội chứng ruột kích
thích (IBS). Bà đã thử đủ mọi loại thuốc và
phương pháp điều trị, có cả
thuốc kích thích để thay đổi chế độ ăn uống. Bà chia sẻ với
tờ Times rằng cuộc sống của bà thật kinh khủng, bà thường nằm vật vã ở góc phòng, quằn
quại đau đớn.
Bệnh tật đã phá hoại cuộc sống của bà. Khoảng 10 năm trước, bà quyết
định tham gia
một nghiên cứu. Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đầu
tiên. Trong nghiên cứu này,
bệnh nhân sẽ được phát thuốc viên giả dược.
Viên thuốc không hề có thành phần hoạt tính,
khiến bà cảm thấy “mất
hứng” vì đã đặt hy vọng vào một chuyện
Sau 3 tuần uống thuốc hai lần mỗi ngày, bà đã không còn triệu chứng gì
nữa. Lần đầu tiên
bà ngưng cơn đau trong một khoảng thời gian dài như
vậy. Bà nói: “Tôi không biết đã có
phép màu gì xảy ra”. “Đến bây giờ tôi vẫn không biết nó là gì”.
Điều thú vị về nghiên cứu mà cụ bà Buonanno tham gia chính là: Bệnh nhân được điều
trị biết rõ rằng mình đang dùng giả dược.
Với các nghiên cứu giả dược truyền thống, bệnh nhân bị lừa và cứ tin rằng mình đang dùng
thuốc có lợi cho mình, giúp cải thiện tình hình sức
khỏe. Năm 2009, Trường Y Harvard đã
cho ra đời cuộc thử nghiệm thuốc giả
dược mở đầu tiên, bệnh nhân được biết họ đang
uống gì, và thử nghiệm
bắt đầu với những người mắc chứng IBS, trong đó có cụ bà 71 tuổi
kể
trên.
Tờ Times cho biết: “Những phát hiện trên thật đáng ngạc nhiên. Gần gấp đôi số người trong
cuộc thử nghiệm (biết rằng mình đang
sử dụng giả dược) đã nói rằng bệnh tình của họ
giảm đi đáng kể so với
những người không được điều trị. Không những thế, những người sử
dụng
giả dược còn được cải thiện sức khỏe cao gấp 2 lần, tương đương với tác
dụng của hai loại thuốc IBS được sử dụng phổ biến vào thời điểm đó”.
Nhóm các nhà nghiên cứu cùng làm việc với nhau trong Chương trình Nghiên cứu Giả dược
và Điều trị
tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, đã nhận được khoản viện trợ
2,5 triệu
USD từ Viện Y tế Quốc gia để nhân rộng nghiên cứu trên. Cho
đến nay, các nhà nghiên
cứu đã điều trị cho 270 bệnh nhân và dự định sẽ
điều trị thêm khoảng 100 bệnh nhân mắc
IBV thông qua thử nghiệm lâm sàng
mà họ đang tiến hành.
Phương pháp này tác động như thế nào?
Mặc dù hiệu ứng giả dược đã được ghi nhận hơn 100 năm, các chuyên gia
vẫn không thể
xác định được điều bí ẩn gì trong cơ chế này đã giúp nó
trở nên hiệu quả đến vậy. Nhiều
người cho đó là do ý thức và đặc tính tự
nhiên của niềm tin. Một số người cho rằng có thể
con người không phản
ứng với việc điều trị, mà là với cách thức điều trị. Viên thuốc thực sự
không có tác dụng, vậy thì cái gì mới có tác dụng? Điều thú vị là, hiệu
ứng này còn phát huy
tác dụng ngay cả khi bệnh nhận biết đó chỉ là giả
dược.
Điều trị bằng giả dược không hề tốn kém, có thể vì thế nên không được các hãng dược
phẩm lớn ưa thích và quảng cáo về nó. Tuy nhiên ngày nay
phương pháp này đã được
công nhận trong y học hiện đại.
Các ví dụ khác về hiệu ứng giả dược
Một nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân đau đầu gối dùng giả dược cũng
được phục hồi giống như hai nhóm được phẫu thuật. (Ảnh qua Hyvä Terveys)
Ví dụ gây kinh ngạc khác đến từ nghiên cứu phát hành năm 2002 của Tạp chí Y học New
England. Nghiên cứu đã xem xét các ca phẫu thuật những bệnh nhân bị đau đầu gối nặng.
Từ lâu người ta cho rằng giả dược không có tác dụng trong phẫu thuật, nhưng điều này
không đúng. Nghiên cứu chia bệnh nhân thành 3 nhóm, một
nhóm được các bác sĩ phẫu
thuật chữa sụn hư ở đầu gối. Một nhóm khác
được xả khớp gối bằng cách loại bỏ các chất
gây viêm khớp. Nhóm thứ ba
được phẫu thuật giả, bác sĩ chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc
an thần và làm
họ nghĩ rằng mình đã được phẫu thuật. Cả ba nhóm đều trải qua cùng một
quá trình phục hồi, và kết quả thật đáng kinh ngạc: Nhóm dùng giả dược cũng được
phục hồi giống như hai nhóm đã phẫu thuật.
Hiệu ứng giả dược nên trở thành đề tài của các nghiên cứu lớn và được tài trợ.
Nếu
các nhà nghiên cứu y học biết cách tận dụng hiệu ứng giả dược, họ sẽ
mang
đến cho các bác sĩ một phương pháp hiệu quả, dựa trên năng lượng,
không có
tác dụng phụ khi trị bệnh. Những người chữa bệnh nói rằng họ đã
có những công
cụ tương tự như vậy, nhưng tôi là một nhà khoa học, và
tôi tin rằng càng biết
nhiều về khoa học giả dược, chúng ta sẽ càng có
thể tận dụng nó tốt hơn trong y học.
— Trích từ sách “Tính chất tự nhiên của Niềm tin” của Tiến sĩ Bruce Lipton
Bên cạnh giả dược, vẫn còn rất nhiều các nghiên cứu thử nghiệm chữa
bệnh phi vật lý. Có
hàng trăm nghiên cứu đã và đang thử nghiệm tác động
của tinh thần con người lên sức
khỏe và sự vật xung quanh chúng ta như
thế nào. Có lẽ trong tương lai con người sẽ
phải phá bỏ bức tường thế
giới quan duy vật để khám phá thế giới rộng mở về tinh thần.
Bảo San, theo CE
http://tinhhoa.net (theo nguoiphuongnam)