Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Phải chăng cần xét lại nguồn gốc và lịch sử nhân loại?



Chúng ta vẫn chưa có tất cả câu trả lời cho vô số bí ẩn khiến các chuyên gia đau đầu trong hàng thập kỷ qua, nhưng đã có nhiều phát hiện được coi là ‘bằng chứng’ cho thấy nguồn gốc và lịch sử nhân loại không như những gì ta được học…

Dấu chân có niên đại 3,6 triệu năm được phát hiện ở Châu Phi. (Ảnh qua Антропогенез.РУ)

Một số trong những khám phá được liệt kê dưới đây sẽ khiến chúng ta phải tìm hiểu về nguồn gốc của con người, những nền văn minh cổ đại và sự sống trên Trái đất. Có lẽ đã đến lúc lịch sử cần được cập nhật để giải thích cho sự tồn tại của những khám phá này.

Những hóa thạch đặt lại câu hỏi về lịch sử loài người
Sự thật là khoa học đã không giải thích được vô số những khám phá cổ xưa trên Trái đất. Tuy nhiên mỗi khám phá dường như lại giúp nguồn gốc của con người ngày một hiện rõ hơn. Nếu đến lục địa châu Phi, chúng ta sẽ thấy dấu chân người cổ đại 3,6 triệu năm tuổi.
Năm 2016, các nhà khoa học tìm thấy 13 dấu chân mà theo phân tích thì thật kinh ngạc là đã có từ 3,6 triệu năm trước. Được phát hiện ở Tanzania ngày nay, những dấu chân người cổ đại này được bảo tồn nhờ một khu vực được bao phủ bởi tro núi lửa ẩm ướt vào thời điểm đó, và tổ tiên chúng ta đã đi qua khu vực này hàng triệu năm trước.
Từ châu Phi, chúng ta lang thang đến Siberia, nơi các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc răng của một cô gái trẻ sống ở đó khoảng 128.000 năm trước. Điều thú vị là nó được cho là thuộc về một trong những loài người lâu đời nhất được khai quật ở Trung Á và được cho là ít nhất 50.000 tuổi, lâu đời hơn hóa thạch Denisovan đầu tiên được biết đến 100 năm tuổi. Thật tuyệt vời phải không? Nhưng có thể bạn chưa biết, vẫn còn rất nhiều phát hiện nữa.
Một xương đùi của người Neanderthal có niên đại 124.000 năm tuổi được phát hiện cách đây khoảng 80 năm từ Hang Hohlenstein-Stadel ở Đức. Qua một loạt các xét nghiệm gần đây cho thấy, hóa thạch này lại chứa ADN người hiện đại. Các nhà khoa học tin rằng điều này chứng tỏ sự di rời khỏi châu Phi xảy ra sớm hơn nhiều so với các chuyên gia vẫn nghĩ, cách đây khoảng 270.000 năm, có nghĩa chúng ta là cần phải xem lại phần lớn những gì mình nghĩ đã biết về loài người.
Một khám phá khác tại Ma-rốc cũng làm chúng ta phải thay đổi suy nghĩ về nguồn gốc loài người khi các chuyên gia tìm được hộp sọ người hiện đại 300.000 tuổi. Điều đó cho thấy người hiện đại đã xuất hiện sớm hơn ít nhất 100.000 năm so với suy nghĩ trước đây. Điều này, một lần nữa khiến lịch sử của nhân loại phải viết lại.
Nguồn gốc loài người, hóa thạch,
Hộp sọ của hóa thạch người hiện đại cổ nhất thế giới. (Ảnh: CNN)

Không chỉ thế, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng châu Âu mới là cái nôi của nhân loại chứ không phải châu Phi như chúng ta vẫn luôn nghĩ suốt nhiều thập kỷ. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một hóa thạch 7,2 triệu năm tuổi cho thấy con người hiện đại có thể có nguồn gốc ở Địa Trung Hải chứ không phải là ở châu Phi.
Bí ẩn những nền văn minh cổ đại tiên tiến vượt xa thời hiện đại
Hãy tạm dừng nói về nguồn gốc của con người và nhìn lại vô số công trình được tìm thấy trên toàn cầu, chúng hoàn toàn thách thức sự hiểu biết của chúng ta về các nền văn minh cổ đại cũng như khả năng kỹ thuật của họ từ hàng ngàn năm trước.
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn Kim tự tháp Giza và nền văn minh Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp Giza vĩ đại vẫn là một bí ẩn đối với các chuyên gia đã nghiên cứu di tích này hơn một trăm năm qua. Không ai biết chắc chắn nó được xây dựng như thế nào và chính xác là người nào đã xây nó. Nhiều ý kiến cho rằng vua Khufu là người xây dựng nhưng các chuyên gia dường như không hoàn toàn đồng ý.
Ngoài ra, công trình này còn có độ chính xác đáng kinh ngạc. Kim tự tháp Giza được căn chỉnh chính xác nhất hướng đúng về phía bắc với độ sai chỉ 3/60. Nó cũng nằm ở ngay trung tâm lục địa Trái đất, và là kim tự tháp tám mặt duy nhất được biết đến ở Ai Cập.
Kết quả hình ảnh cho kim tự tháp ai cập
Kim tự tháp Giza đầy bí ẩn của Ai Cập. (Ảnh qua pintrip.ca)

Bên cạnh đó, chúng ta dường như còn có cả những “công cụ” xuất hiện từ thời mà theo khoa học dòng chính là chưa có con người trên Trái đất.
Một ví dụ là cây búa 400 triệu năm tuổi được phát hiện tại thành phố London, Texas, Mỹ vào năm 1934. Người ta cho rằng đầu búa được chế tạo bằng sắt tinh khiết  chỉ có thể làm được bằng công nghệ hiện đại. Các thử nghiệm đã cho thấy đầu búa được tạo ra từ 97% sắt nguyên chất, 2% clo và 1% lưu huỳnh. Thật không thể tin phải không?
Ở Trung Quốc, còn có nhiều khám phá gây tò mò hơn. Những đường ống Bạch công 150.000 năm tuổi được nhiều người coi là bằng chứng về một nền văn minh có công nghệ tiên tiến đã tồn tại hàng trăm nghìn năm trước. Các chuyên gia cho biết 8% vật liệu trong ống không thể xác định được. Các đường ống này trở nên nổi tiếng vào năm 2007 khi một tờ báo nhà nước lớn nhất Trung Quốc đăng bài về chúng.
Nhưng vẫn còn nhiều thứ thậm chí gây tranh cãi hơn. Chúng ta hãy nhìn vào danh sách Vua Sumer cổ đại ghi lại rằng “… 8 vị vua trong 5 thành phố; họ đã cai trị trong 241.200 năm. Sau đó, cơn lũ quét qua… ” Nhưng làm sao mà 8 vị vua có thể sống và cai trị được 241.200 năm? Họ bất tử sao? Hay họ là người ngoài hành tinh?
Chúng ta cũng có cự thạch Al-Naslaa, một tảng đá khổng lồ đứng giữa sa mạc, bị chia làm đôi với độ chính xác giống như được cắt bởi tia laser. Tảng đá đáng kinh ngạc này nằm tại Tamya Oasis ở Ả Rập Saudi. Hai viên đá bị chia làm đôi khiến các chuyên gia vẫn chưa giải thích được kể từ khi phát hiện ra chúng. Một số người nói nó được tạo ra một cách tự nhiên, còn những người khác khăng khăng là chỉ có công nghệ tiên tiến được sử dụng để cắt đá mới có thể tạo ra vết cắt chính xác như vậy.
Tảng đá có vết cắt với độ chính xác như cắt bằng laser. (Ảnh qua Ancient Code)

Và trong khi liệt kê các địa danh gây tranh cãi, chúng ta không thể không kể đến Puma Punku.
Puma Punku là một địa điểm khảo cổ cổ xưa nằm về phía tây La Paz 45 dặm, ẩn sâu trong núi Andean. Nơi này có nhiều khối đá được chạm khắc phức tạp nhất ở châu Mỹ. Theo phân tích, một trong những khối đá lớn nhất được tìm thấy tại Puma Punku dài 7,81m, rộng 5,17m, dày trung bình 1,07m. Ước tính nó nặng khoảng 131 tấn. Làm thế nào con người cổ đại trên Trái đất có thể vận chuyển được khối đá này?
Bạn có thể không thấy ngạc nhiên trước kích thước của những tảng đá ở Puma Punku, nhưng hãy xem những vết cắt chính xác và bề mặt nhẵn thín của nó. Thậm chí bạn không thể nhét được tờ giấy vào giữa các viên đá nghìn năm tuổi này.
Tiếp theo, hãy đến Ollantaytambo, một địa điểm khảo cổ cổ đại khác cực kì tuyệt vời. Nằm ở độ cao 3.000m, khu phức hợp khảo cổ Ollantaytambo nằm cách Cusco khoảng 70 cây số.
Ollantaytambo: Đền thờ Mặt trời. Nhân loại cổ đại đã xây dựng nó như thế nào? Trong hình ảnh này, chúng ta có sáu khối đá granit đỏ khổng lồ, là một phần của bức tường vòng tròn chưa hoàn thành. (Ảnh qua Ancient Code)

Các khối đá nguyên khối này được chèn bằng “đá đệm” để ngăn chúng sụp đổ trong các cơ địa chấn.
Ollantatytambo — cũng giống như Puma Punku — sở hữu những tảng đá lớn gây sửng sốt. Nhiều tảng đá ở Ollantaytambo nặng hơn 70 tấn, và cũng được khai thác từ một ngọn núi cách đó hàng chục cây số. Một trong những di tích kỳ lạ nhất tại Ollantaytambo là sáu khối đá khổng lồ được đặt sát nhau mà không một mảnh giấy nào có thể nhét vào được.
Thật thú vị đúng không? Vẫn còn đó vô số các địa điểm khảo cổ khác đáng nhắc đến. Tảng đá Cochno, được phát hiện vào năm 1887 là một phiến đá 5.000 năm tuổi, có khoảng 90 hình xoắn ốc được chạm khắc phức tạp với các vết lõm mà theo nhiều người chính là một bản đồ vũ trụ…
Như bạn có thể thấy, vô số khám phá được tìm thấy trên toàn cầu đã chứng tỏ kiến ​​thức của chúng ta về nguồn gốc nhân loại, và những nền văn minh cổ đại là quá hạn hẹp, và có lẽ đã đến lúc các học giả cần viết lại lịch sử cũng như nguồn gốc loài người
Bảo San, theo AC /anle20's blog