Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Chạy thận nhân tạo và những biến chứng cần lưu ý

 
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị trong đó máu được lọc bên ngoài cơ thể bệnh nhân bằng máy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng có những rủi ro và biến chứng cần lưu ý.
Những độc tố trong máu thường thông qua tiểu tiện để thải ra ngoài, với một số bệnh lý của tạng thận cần sử dụng máy để hỗ trợ. Trong quá trình thực hiện, máu được rút ra và đi qua một quả lọc tổng hợp, được gọi là quả lọc máu. Trong quả lọc, máu được làm sạch trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Vì lý do đó quả lọc máu còn được gọi là “thận nhân tạo”. Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện ba lần mỗi tuần, tối thiểu bốn giờ mỗi lần, thường tại một trung tâm lọc máu.

Một phương pháp thay thế cho điều trị chạy thận nhân tạo tại các trung tâm là điều trị trong môi trường thân thuộc tại nhà. Các loại hình chạy thận nhân tạo tại nhà khác nhau cho phép bệnh nhân điều chỉnh lịch điều trị phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của mình. Tuy nhiên, mỗi loại hình điều trị đều có những thách thức riêng và cũng có những biến chứng, rủi ro cần lưu ý.
Dù phải chạy thận nhân tạo, nhưng nếu cố gắng duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp vẫn có thể sinh 
sống và làm việc bình thường (Ảnh: brosisz.com)

Biến chứng của chạy thận nhân tạo
 Quy trình này chỉ có thể thực hiện 3 lần một tuần nên cũng chỉ hỗ trợ một phần nhỏ chức năng của thận, bởi vậy bệnh nhân trong quá trình thẩm tách máu sẽ xuất hiện các biến chứng sau:
  • Hạ huyết áp là biến chứng phổ biến nhất 
  • Chuột rút cơ bắp
  • Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)
  • Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu hoặc nhầm lẫn (loạn dưỡng thẩm phân)
  • Nhiễm trùng
  • Hình thành cục máu đông (sự nghẽn mạch) trong ống thông tĩnh mạch
  • Các biến chứng kỹ thuật, chẳng hạn như tắc khí trong ống lọc máu
  •  
Huyết áp thấp là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của việc chạy thận nhân tạo (Ảnh: udn.com)

Các biến chứng dài hạn của chạy thận nhân tạo bao gồm:
  • Lọc không đầy đủ các chất thải
  • Hình thành huyết khối
  • Các vấn đề tim mạch (bệnh tim, bệnh mạch máu hoặc đột quỵ)

Những chú ý cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo
  • Đây là quy trình mang tính trường kỳ và cần thực hiện có quy luật. Không thể nay có mai không, bởi sẽ không loại bỏ được độc tố.
  •  
  •  Bảo vệ và giữ gìn mạch máu cẩn thận: Người chạy thận lâu dài thường có một cầu nối động tĩnh mạch ở tay (gọi là cầu tay). Nếu không biết giữ gìn, nằm ngủ đè lên tay, dùng tay có ống nối này mang vác vật nặng thì sẽ làm hỏng, tắc ống. Có nhiều bệnh nhân mạch máu xơ chai hết, do các bệnh lý mãn tính khác nhau, dẫn đến khó khăn trong việc tạo đường mạch máu chạy thận. Khi có dấu hiệu bất thường cần báo bác sĩ ngay, tuân thủ điều trị các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp… tốt cũng góp phần bảo vệ mạch máu. Người đang chạy thận bằng ống thông nhân tạo (catheter) thì cần giữ gìn vệ sinh cho tốt để tránh nhiễm trùng.
  •  
  • Theo dõi cân nặng hàng ngày: Khi thận không làm việc, nước tiểu sẽ giảm, máy lọc máu giúp bệnh nhân lấy dịch thừa ra ngoài, vì vậy, những người này cần theo dõi cân nặng hàng ngày để giúp xác định lượng dịch dư thừa.
  •  
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế nước và hoa quả vì làm tăng kali máu có thể gây ngưng tim, cũng không nên ăn quá nhiều đạm. Nguyên nhân vì người suy thận giai đoạn cuối không thể tự đào thải urê (một độc tố sinh ra từ đạm), dù chạy thận có thể giúp lọc ure máu nhưng những ngày không chạy thận, ure tăng cao có thể khiến bệnh nhân bị choáng váng và mệt mỏi.
  •  
  • Duy trì sinh hoạt và tinh thần bình thường ổn định. Tinh thần tốt, cơ thể mới có thể đáp ứng điều trị tốt nhất vì lúc đó tình trạng tăng huyết áp, suy tim cũng được cải thiện. Ngoài ra bệnh nhân chạy thận cũng nên tập một số môn dưỡng sinh nhẹ nhàng giúp hỗ trợ sức khoẻ, tinh thần như Pháp Luân Công, Yoga, Thái cực quyền…
Người chạy thận nhân tạo cần chú ý chế độ ăn uống ít nước và hoa quả vì làm tăng kali máu có thể gây ngưng tim (Ảnh: hkspn.org.hk)
 
4. Chạy thận nhân tạo có nguy hiểm không?
Thông thường, quá trình này là tương đối an toàn. Đương nhiên nó vẫn tồn tại một vài rủi ro và điều này đều có liên quan trực tiếp tới tình trạng bệnh. Ví dụ, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, trong quá trình thẩm tách máu có thể xảy ra bất trắc nhưng là hiếm gặp. Đại đa số thể trạng của bệnh nhân là ổn định, có những bệnh nhân chạy thận 10 năm, 20 năm nhưng không gặp vấn đề gì.
Vậy sau khi chạy thận bình quân có thể sống được bao lâu? Theo Quỹ Thận quốc gia MỸ (NKF) thời gian sống của người chạy thận cũng khác nhau, điều này phụ thuộc vào thể lực, giai đoạn mắc bệnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc… Trung bình, nếu lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 đến 10 năm. Cũng có nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm. Tuy nhiên cũng cần xem xét tới nguyên nhân bệnh. Nếu là tiểu đường do suy thận, bình quân tuổi thọ sẽ ngắn, nếu là bệnh cầu thận nguyên phát thì sẽ dài hơn.
Vì sao tiểu đường lại dẫn đến suy thận? Khi rối loạn chuyển hóa đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao và kéo dài, các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa làm hư hại các mao mạch nhỏ trong cơ thể trong đó có cuộn vi mao mạch (Bowman của Nephron), làm xơ cứng các bó mạch này và hậu quả làm giảm sút từ từ số lượng đơn vị chức năng của thận, giảm dần mức lọc của thận.
Khi mức lọc của thận giảm dưới 50%, được xem là suy thận và được gọi là bệnh thận tiểu đường (DKD). Biến chứng này ảnh hưởng đến cả 2 thận cùng một lúc, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh tiểu đường. Nếu không chạy thận nhân tạo chu kỳ hoặc thay thận để lọc bớt chất độc ra ngoài, người bệnh sẽ không thể duy trì sự sống.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung Kiên Định biên dịch