Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường có nhiều nhận định như “đinh đóng cột” liên quan đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe mà không hề biết rằng đó lại là những quan niệm chưa đúng. Ví như việc sử dụng vitamin như thế nào mới đúng, có cần phải ngủ đủ 8 tiếng một ngày hoặc đường nâu có tốt hơn đường trắng không?
Dưới đây là 10 nhận thức sai lầm liên quan đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất mà nhiều người vẫn hay mắc phải, mời các bạn cùng tham khảo:
1. Vitamin giúp chúng ta khỏe mạnh hơn
Chúng ta vẫn thường hay nghĩ rằng, chỉ với một viên vitamin liều cao cũng có thể giúp cải thiện được sức khỏe. Tuy nhiên, điều này thực sự lại “sai quá sai”. Thật ra vitamin chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều tiết hoạt động của cơ thể.
Vì thế, chúng ta phải cần cẩn trọng khi bổ sung vitamin và chỉ nên uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cơ thể bị thừa vitamin sẽ có thể gây hại nhiều hơn lợi. Tốt nhất là ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, bạn vĩnh viễn khỏi lo thiếu vitamin.
2. Cần phải ngủ đủ 8 tiếng/ngày
Mọi người thường nghĩ rằng nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày mới tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, số giờ ngủ cần thiết sẽ tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Chỉ có một điều đúng là thiếu ngủ sẽ gây hại cho sức khỏe. Đối với một số người, ngủ 6 tiếng đủ khiến họ cảm thấy khỏe mạnh; trong khi những người khác lại cảm thấy mệt mỏi, uể oải cho dù đã ngủ đến 9 tiếng. Mấu chốt là chất lượng giấc ngủ.
3. Thuốc kháng sinh sẽ diệt virus
Sư thật là thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn. Những bệnh do virus gây ra như cúm mà dùng thuốc kháng sinh để điều trị sẽ chẳng có tác dụng gì vì virus này không phản ứng với thuốc. Trường hợp này cũng giống như bạn dùng băng cá nhân để trị đau đầu vậy, sẽ không có tác dụng gì. Do vậy, khi bị cảm virus, không nên sử dụng kháng sinh.
4. Ăn nhiều sôcôla dễ bị mụn đầu đen
Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm bằng cách cho những người tham gia thử nghiệm ăn những thanh sôcôla có hàm lượng sôcôla gấp 10 lần bình thường. Sau đó khi so sánh số mụn đầu đen của những người này trước và sau thí nghiệm, các nhà khoa học đã không tìm thấy sự khác biệt.
Do đó, những lầm tưởng về việc ăn sôcôla sẽ gây ra mụn đầu đen chỉ là “tin đồn” hoàn toàn vô căn cứ.
5. Ăn nhiều đường dễ gây nghiện
Có một cuốn sách đã tiết lộ kết quả của một thí nghiệm vào năm 2009 rằng, những con chuột thí nghiệm được cho ăn một lượng đường lớn trong vài ngày. Khi trải qua chế độ ăn uống này, chúng không thể sống mà không có đườnhg.
Tuy nhiên, khi thí nghiệm được áp dụng với con người, tác động tương tự đã không xảy ra. Và tất nhiên, con người cũng không thể tồn tại được nếu chỉ ăn mỗi đường. Chính vì thế, hiện giờ vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh con người ăn nhiều đường sẽ bị nghiện cả.
6. Máu đã khử oxy sẽ có màu xanh
Sự thật thì máu chúng ta sẽ không bao giờ có màu xanh. Khi mất oxy, máu có màu đỏ sẫm và khi đủ oxy, máu có màu đỏ tươi. Các tĩnh mạch bạn nhìn thấy bên dưới lớp da có màu xanh là bởi ánh sáng chiếu lên chúng bị khúc xạ.
7. Bán cầu não trái “phụ trách” công việc sáng tạo, bán cầu não phải “phụ trách” vấn đề logic
Chúng ta đều biết rằng, bán cầu não trái chịu trách nhiệm một số chức năng nhất định và điều khiển tay phải.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bất kỳ người nào cũng có bán cầu não trái phát triển hơn bán cầu kia. Một số vùng trên não nhận nhiệm vụ liên quan đến khả năng sáng tạo và nó nằm ở cả hai bán cầu trái và phải của não.
Vì
vậy, không hề có chuyện chúng ta sử dụng thiên lệch một bên bán cầu não
nào hơn. Sự sáng tạo do nhiều chức năng riêng biệt trong bộ não quyết
định và chúng nằm ở cả hai bên bán cầu não. 8. Rượu sẽ giết chết các tế bào não
Chúng ta đều biết, uống nhiều rượu sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và dẫn đến sự thiếu hụt oxy. Nhưng điều này chỉ có thể gây tổn hại đến kết nối giữa các tế bào não nhưng không làm ảnh hưởng trực tiếp đến chúng như mọi người vẫn lầm tưởng.
9. Đường nâu tốt hơn đường trắng
Thực tế, đường nâu hay đường trắng cũng đều như nhau mà thôi, chúng chỉ khác nhau về hàm lượng mật mía. Đường nâu có nhiều mật mía hơn nên sẫm màu hơn. Chúng ta thường lầm tưởng đường nâu tốt hơn đường trắng vì vị của nó không ngọt như đường trắng. Thực tế không phải vậy, bởi đường nâu có lượng nước nhiều hơn đường trắng nên vị của nó nhạt hơn mà thôi.
10. Đường khiến trẻ con hiếu động hơn
Thực tế, đường không làm cho trẻ con hiếu động hay tăng động. Đường chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, với một số trẻ em ăn nhiều đồ ngọt, năng lượng chỉ được giải phóng ra khỏi cơ thể chúng mà thôi.
Một vài nhầm tưởng khác mà bạn cũng cần lưu ý:
Cạo râu nhiều sẽ khiến râu dày hơn? Theo tuổi tác, râu dần trở nên dày và tối màu hơn, nhưng điều này không liên quan gì đến việc cạo râu nhiều hay ít. Sau khi cạo, râu thường bị làm “mòn” phần đầu, vì thế chúng sẽ tạo cảm giác cứng khi mọc lại.
Nước tiểu có thể làm giảm vết ngứa do sứa đốt? Mẹo này rất phổ biến nhưng thực ra nước tiểu không thể vô hiệu hóa vết bỏng do sứa gây nên. Và vì thế, việc rửa bằng nước sạch sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Theo Brightside-Hoàng Kỳ