Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Làm sao giảm rủi ro bị nhồi máu cơ tim


Trong khi có một số người chắc chắn dễ mắc những bệnh cụ thể thì có những người khác lại có thể mắc bệnh do những yếu tố ngoại thân như môi trường xung quanh và sức khỏe thể chất. Riêng tại Hoa kỳ, mỗi năm có khoảng 610.000 chết vì bệnh tim. Với những thống kê đáng lo ngại như vậy, có lẽ các bạn muốn làm bất cứ những gì có thể để giảm tối đa rủi ro bị nhồi máu cơ tim (heart attack).

                                                      


Theo bác sĩ Alan Stewart--giám đốc Trung tâm Van tim tại Bệnh viện The Mount Sinai-- thì liên quan tới bệnh tim những triệu chứng tế nhị như các vấn đề về dạ dày, choáng váng, buồn nôn và khó thở, thông thường hay xẩy ra cho các bệnh nhân có những yếu tố rủi ro. Hút thuốc, ít vận động, cao huyết áp và bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể gia tăng rủi ro bị bệnh tim


Bác sĩ Stewart cho biết có nhiều cách để ngăn ngừa sự phát triễn của bệnh động mạch vành (coronary artery disease) và do đó giảm bớt rủi ro bị nhồi máu cơ tim. Dưới đây là bảy cách chính

1. Tập thễ dục (Exercise)


Thông thường ai cũng biết tập thể dục là cần thiết cho một nếp sống lành mạnh, nhưng điều then chốt là phải tập sao cho đủ trong một thời gian thích ứng.

 Theo bác sĩ Steward thì muc tiêu phải là 30 phút thể dục nhịp điệu (arobic exercise) ,ít nhất bốn ngày một tuần. Bác sĩ Steward nhấn mạnh là dù bạn chọn môn tập nào thì luôn luôn phải đảm bảo làm sao tăng nhịp đâp của tim

2. Bớt uống rượu (Limit alcohol consumption)


Bác sĩ Steward khuyên bạn không nên uống quá hai ly rượu một ngày, bởi vì nếu uống hơn bạn sẽ có nhiều rũi ro hơn mắc các bệnh gan có mỡ, mập phì và tiểu đường


3. Giảm cân (Lose weight)


Giảm cân giúp bạn tránh khỏi nhồi máu cơ tim vào cuối đời bởi vì trọng lượng của một người giữ vai trò lớn lao đối với sức khỏe tổng thể. Bác sĩ Steward nói " Bạn hảy nhìn xem chẳng có bao nhiêu cụ ỡ tuổi 80 bị mập phì, bởi vì những người mập phì đã chết cả rồi. Tại sao vậy? Đó là vì bệnh mập phì là một bệnh hiểm nghèo (fatal disease),mỡ bạn thấy ở vùng eo cũng bao quanh tim và có thể ãnh hượng tới chứng năng của tim"

4. Bỏ hút thuốc (Quit smoking)


Nếu bạn hãy còn hút thuốc thì đây là hồi chuông cảnh tỉnh. Theo bác sĩ  Steward " Bỏ hút thuốc là món quà qúi giá nhất bạn tặng cho chính mình vì như vậy bạn sẽ kéo dài đời sống đươc thêm nhiều năm.  Đây là chưa nói tới điều lợi là khi bỏ hút thuốc bạn sẽ cảm thấy khỏe khoằn hơn và  có lẽ bạn sẽ có thể làm mọi việc dễ dàng hơn


5. Ăn những thực phẩm thích ứng (Eat the right foods)


Thực phầm là nhiên liệu cho cơ thể, vì vậy điều quan trọng là bạn phải chọn những thực phẩm tốt nhất để đảm bảo cơ thể có thể hoat động với hiệu suất tối ưu. Bác sỉ Stward khuyên cáo bạn nên ăn theo một chế độ nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ là một trong những chất then chốt cho sức khỏe của tim



6. Khám bệnh định kỳ hàng năm (Keep up with annual doctor’s visits)

Bạn có thễ nghĩ mình khỏe mạnh và tránh đi khám bệnh bằng mọi giá trừ khi hết sức cần thiết. Tuy vậy bạn nên biết là kiểm tra sức khỏe hàng năm là hết sức quan trọng. Theo bác sĩ Steward " bạn hảy đi gặp bác sĩ của bạn ít nhất mỗi năm một lần để theo dõi mức cholesterol, huyết áp, và mức glucoz. Nếu bác sĩ kê toa thuốc cho bạn thì bạn hãy uống như chỉ định. Hạ giảm cholesterol, kiễm soát huyết áp và giảm mức glucoz sẽ giúp cho tim bạn được khỏe mạnh"


7. Uống một viên aspirin "trẻ em" mỗi ngày ( Consider a baby aspirin)


Theo bác sĩ Steward đàn ông trên 40 tuổi nên uống một viên aspirin "trẻ em" ( 81mg) mỗi ngày. Tuy nhiên trước khi uống cần tham khảo với bác sĩ

7 Ways to Reduce Your Risk of Heart Attack- Julie Peirano- Nov 13,2016