Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

5 sai lầm nguy hiểm khi uống các thuốc giảm đau bán tự do



 

Theo kết quả thăm dò của Tổ chức U.S Pain Foundation thì cứ mỗi 10 người dân Mỹ lại có  hơn 9 người uống thuốc bán tự do OTC ( OTC=over the counter) khi bị đau. Nếu uống đúng cách thì các thuốc giảm đau OTC nói chung sẽ vô hại  và hiệu nghiệm. Thế nhưng quá nhiều người không dùng thuốc một cách nghiêm chỉnh và không đọc kỹ các dòng chử nhỏ in trên chai thuốc. Theo bác sĩ Charles Vega, giáo sư tại Đai học UC Irvine " Đó là những thuốc thực sự với những hậu quả cũng thực sự"

Dưới đây là 5 sai lầm thông thường bạn có thể pham phải khi uống thuốc giảm đau OTC cùng những hậu quả liên hệ


1- Uống  thuốc quá liều lượng

Nhiều người cho rằng bằng cách tăng liều lượng lên gấp đôi thì hiệu quả của thuốc cũng tăng theo lên gấp đôi.Thật ra làm như vây chỉ tăng thêm nguy cơ bị tác dụng phụ hoặc thậm chí bị ngộ độc thuốc mà chẳng giảm đau thêm được chút nào

Chẳng hạn như uống quá nhiều acetaminophen--thành phần hoạt tính của Tylenol và nhiều thuốc OTC khác-- thông thường sẽ dẫn  đến ngộ độc thuốc. Bác sĩ Vega cho biết " Các thuốc giảm đau OTC có hiệu lực với liều lượng ghi trên nhãn dán" .Đối với acetaminophen, liều lượng này là 4,000milligram--hoặc 8 viên Tylenol Extra Strenght---mỗi ngày

Uống gấp hai hay ba lần liều lượng của bất cứ thuốc giảm đau nào, bạn sẽ có rủi ro bị buồn nôn hay cồn cào dạ dày, ợ nóng, phát ban hoặc thậm chí bị tổn thương gan và thận

2. Uống thuốc quá thường xuyên

Trừ khi bác sĩ chỉ dẫn khác, bạn không nên uống thuốc giảm đau OTC quá một hay hai ngày mỗi tháng

Chằng hạn như- theo Cơ quan Quản lý Thực phầm và Dược phẩm FDA-- uống acataminophen mỗi ngày hay mổi tuần có thể tăng cao rủi ro bị suy gan hoặc thậm chí bị tử vong

Đối với aspirin, uống một liều lượng nhỏ mỗi ngày có thể hỗ trơ tim nếu bạn có rủi ro bị bệnh tim, nhung lại có hại cho lớp lót bện trong dạ dày và ruột.  Thực tế, aspirin uống đều mổi ngày có thễ tăng thêm 55 phần trăm rủi ro bị  chảy máu nội bộ nghiêm trọng .

Vì vậy nếu bạn thấy cần uống thuốc giảm đau hàng ngày hoặc hàng tuần --vì đau khớp xượng, nhức đầu hoặc vỉ bệnh mạn tính nào khác-- bạn hãy đi gặp bác sĩ để chẩn doán bệnh và xác định giải pháp trị liệu tốt nhất

3- Cho rằng các thuốc giảm đau đều như nhau

Thành phần hoạt tính trong Tylenol khác với thành phần hoạt tính trong Advil (hoặc Aleve, Bayer). Theo bác sĩ Vega khi chọn một thuốc giảm đau nào đó bạn phải đề ý tới cách hoạt động riêng biệt của thuốc ấy.

Chẳng hạn như ibuprofen--thành phần hoạt tính trong Motrin IB hoạc Advil--hoạt động bằng cách giảm mức đỗ của một số hormon gây viêm nhất định. Như vậy thuốc này là một lựa chọn tốt cho đau hoặc xưng do viêm khớp , nhưng lại không có hiệu nghiệm đối với nhức đầu ,và đối với nhức đầu acetaminophen lại tốt hơn vì nó ảnh hưởng tới  các thụ thể đau (pain receptors) của não.

Thêm vào đó, mỗi thuốc giảm đau có những tác dụng phụ khác nhau. Tùy theo tiểu sử y lý cá nhân cũa bạn--chẵng hạn như bạn bị cao huyết áp hay bạn nghiện rượu nặng-- thì bạn cần phài tránh dùng một vài thuốc nhất địinh. Những người nghiện rượu nặng cần tránh uống acetaminophen vì nó có thể tăng cao rủi ro bị bệnh thận. Những người bị cao huyết áp lại nên tránh naproxen (như Aleve) hoặc ibuprofen (như Motrin) vì các thuốc này làm tăng rủi ro bị bệnh tim hoặc đột quỵ

Vỉ vậy bạn nên tham khảo với dược sĩ nơi tiệm thuốc về các tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc bạn muốn mua

4. Uống thuốc giảm đau OTC cùng với thuốc kê toa

Theo cuộc thăm dò của U.S Pain Foundation, khi mua thuốc giảm đau OTC, 45 phần trăm bệnh nhân không nghĩ tới các thuốc kê toa họ đang uống

Thế mà nhiều thuốc kê toa như Oxycodone, Vicodin và Percocet củng có chứa acetaminophen.  Do đó theo bác sĩ Vega "nếu bạn không để ý mà uống Tylenol cùng với các thuốc kê toa này thì bạn có thể gặp rắc rối bởi vì quá nhiếu acetaminophen có thễ làm tồn thượng gan hoặc thận

Hơn nữa uống lẫn lộn ibuprofen hay naproxen với các thuốc kê toa --- như các thuốc loãng máu, beta-blockers hoặc trị trầm cảm--- có thê gia tăng rủi ro bị vấn đề về thận, nhồi máu cơ tim hoặc những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe


5. Uống cùng lúc nhửng thuốc OTC khác nhau

Phần lớn các người sử dụng thuốc giảm đauOTC --65 phấn trăm-- không nghĩ tới tượng tác của thuốc giảm đau OTC với các thuốc OTC khác

Thật vậy nhiều thuốc bán tự do (OTC) chứa cùng thành phần hoạt tính như các thuốc giãm đau OTC,  ngay cả khi các thuốc này không được quảng cáo là có tác dụng giảm đau nhức

Một thí dụ điển hình: Một người được bác sĩ chỉ định uống aspirin liều lượng thấp để giảm rủi ro bị bệnh tim.  Người này bị đau và mua thuốc cảm lạnh OTC về uống mà không đê ý tới là thuốc cảm này cũng chứa aspirin như nhiều thuốc cảm lạnh khác. Do đó người này đã uống aspirin quá liều lượng, điều này có thể gây vấn đề cho dạ dày và thậm chí có thễ lảm chảy máu dạ dạy-ruột gây  nguy hiệm tới tính mạng

Tương tự như vậy nếu bạn thường xuyên uống Tylenol mà lại uống thêm những thuốc OTC như AlkaSeltzer Plus hay Mucinex Fast-Max để trị cãm lạnh hay ho thì bạn có thể có nhiều rủi ro hơn bị tổn thượng gan hay thận bởi vì hai thuốc OTC sau này cũng đều có chúa acetaminophen

5 dangerous mistakes you make with your over-the-counter painkillers- Markham Heid- Nov 21,2016