Thứ Tư, 16 tháng 8, 2023

7 bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi mắc bệnh tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 là một căn bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiệm nếu không được điều trị đúng cách. 

7 bo phan de bi ton thuong nhat khi mac benh tieu duong loai 2, nguoi mac benh can chu y

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, cách duy nhất đó là duy trì một lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ. 

Đặc biệt, tiểu đường khởi phát cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là với 7 bộ phận sau đây. Vì vậy, người bệnh cần chú ý kiểm soát tình trạng bệnh, nhằm hạn chế tổn thương đến các cơ quan này.


Nói một cách đơn giản, bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể chúng ta gặp vấn đề trong việc quản lý lượng đường trong máu. Nguyên nhân có thể là do: cơ thể không sản xuất đủ - hoặc không sử dụng được insulin (một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu), hay các tế bào của cơ thể bị kháng insulin khiến quá trình chuyển hóa glucose bị gián đoạn, nó sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Bệnh tiểu đường là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó kéo dài liên tục. Nếu không được phát hiện kịp thời hay kiểm soát đúng cách, bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như: tim mạch, bệnh mắt do tiểu đường, bệnh thận, tổn thương thần kinh, tổn thương thính giác, tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh Alzheimer.

Không chỉ âm thầm gây hại cho sức khỏe, bệnh tiểu đường loại 2 còn có thể ảnh hưởng tiêu cực cho nhiều cơ quan khác trong cơ thể, làm cản trở quá trình thực hiện các chức năng cần thiết - nhất là với 7 bộ phận sau đây. Vì vậy, để không khiến bản thân phải gánh chịu thêm nhiều nguy cơ bệnh tật khác nữa, người bệnh tiểu đường cần chú ý kiểm soát tình trạng bệnh của mình.

7 bộ phận trong cơ thể dễ gặp tổn thương do bệnh tiểu đường loại 2 gây ra

 

1. Thần kinh ngoại biên

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường chính là tình trạng lở loét do tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Hiện tượng này xảy ra khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, khiến cho vết thương dễ bị nhiễm trùng và khó lành hơn nếu không may xuất hiện vết thương hở trên cơ thể.

Cách xử lý vết thương lở loét ở người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, tổn thương thần kinh ngoại biên còn làm giảm tiết mồ hôi khiến da khô nứt nẻ, lở loét nhưng người bệnh lại mất cảm giác đau nên không chú ý đến vết thương. Từ đó, vết thương không được xử lý kịp thời sẽ bị nhiễm trùng và lan rộng thêm tình trạng lở loét. Hậu quả là hoại tử, buộc phải cắt cụt chân để bảo vệ tính mạng.

2. Răng, miệng

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến các biến chứng về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, nấm miệng,...

Các chuyên gia sức khỏe giải thích, thông thường thì nước bọt trong khoang miệng có vai trò giúp trung hòa axit của vi khuẩn, hạn chế vi khuẩn phát triển và rửa đi các mẩu thức ăn. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong nước bọt tăng cao lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt trong khoang miệng, từ đó gây ra tình trạng khô miệng. Trong khi đó, thiếu hụt lượng nước bọt trong khoang miệng sẽ khiến ta dễ bị sâu răng hơn vì các mảng bám trên răng không được làm sạch triệt để.

Và khi các mảng bám trên răng không được loại bỏ sạch sẽ có thể gây kích ứng nướu, chảy máu chân răng và chảy máu nướu. Điều đáng nói hơn là bệnh tiểu đường còn đe dọa đến chức năng của các tế bào bạch cầu trong việc chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng bên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nướu.

Khi viêm nướu không được điều trị đúng cách, có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây ảnh hưởng đến mô và các xương bên dưới. Đây là một dạng viêm nghiêm trọng, có thể gây lung lay và mất răng.

7 bo phan de bi ton thuong nhat khi mac benh tieu duong loai 2, nguoi mac benh can chu y

Một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua các mô nướu, gây ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể (Ảnh: Internet)

3. Thận

Các cơ quan trong hệ tiết niệu - đặc biệt là thận cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương bởi căn bệnh tiểu đường, thông qua việc bài tiết liên tục, khó kiểm soát.

Biến Chứng Ở Thận Từ Bệnh Tiểu Đường

Cụ thể, khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ quan thận buộc phải hoạt động liên tục dưới áp lực lớn hơn để xử lý, và đảo thải lượng đường trong máu bị tích tụ thông qua nước tiểu. Tình trạng này sẽ diễn ra nhiều hơn vào ban đêm khi người bệnh ngủ. Do cơ thể không thể đào thải lượng đường trong máu thông qua mồ hôi, cơ thể buộc phải nhờ đến nước tiểu. Đó là lý do khiến người bị bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy mắc vệ sinh liên tục, dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần.

4. Da

Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến khả năng bài tiết của tuyến mồ hôi bị cản trở, từ đó gây ra tình trạng khô da và nứt nẻ, điều này sẽ khiến người mắc bị ngứa ran lòng bàn tay hoặc các vùng trên cánh tay.

Lâu dần về sau, khi đề kháng và hệ miễn dịch của người bệnh trở nên yếu hơn do các biên chứng khác của bệnh gây ra thì tình trạng ngứa này sẽ càng thêm nghiêm trọng. Thậm chí còn bị nhiễm nấm mốc, gây viêm da và ngứa da.

7 bo phan de bi ton thuong nhat khi mac benh tieu duong loai 2, nguoi mac benh can chu y

Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, tình trạng ngứa da sẽ lan khắp cơ thể, gãi thế nào cũng không đỡ, lặp đi lặp lại như bệnh mãn tính (Ảnh: Internet)

5. Đôi mắt

Khi lượng đường trong máu cao, thị lực sẽ bị giảm dần. Nếu không có biện pháp khắc phục hạ đường huyết ngay hoặc để lâu dài, thì những mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị nghẽn và bị bể trong lòng mắt dẫn đến mù lòa.

Cảnh báo: Biến chứng đục thủy tinh thể do tiểu đường có thể gây mù mắt

6. Tim mạch

Hệ thống tim mạch rất dễ bị tổn thương khi một người mắc phải bệnh tiểu đường, thậm chí còn dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như suy tim, viêm cơ tim,... và thậm chí là gây các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...

18 best Exercises To Strengthen Lower Back Pain images on Pinterest | Work outs, Exercise ...

 

 Do lượng đường trong máu tăng cao có thể làm rối loạn các chức năng các mạch máu, tạo điều kiện để cholesterol xấu xâm nhập và tạo nên các mảng xơ vữa trong thành mạch, gây hẹp - tắc mạch máu. Nếu không phát hiện để cấp cứu kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

7. Huyết áp

Tăng huyết áp rất thường gặp ở người bị tiểu đường, và người bệnh có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…

Bệnh tăng huyết áp chớ nên xem thường | Huyết áp, Huyệt, Kiến thức

Biện pháp điều trị quan trọng đối với người bệnh kèm tăng huyết áp là cần phải vừa đảm bảo bình ổn cả chỉ số đường huyết lẫn chỉ số huyết áp, như vậy mới giảm được các biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong.

 

Nhìn chung, tiểu đường loại 2 có thể gây ra rất nhiều mối nguy cho sức khỏe, do tác động tiêu cực một cách trực tiếp lên nhiều bộ phận quan trọng bên trong cơ thể. Vì thế, mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ chính mình, đồng thời luôn chú ý bất kỳ triệu chứng lạ nào xuất hiện trên cơ thể nhằm cảnh báo bệnh đang âm thầm khởi phát, từ đó có biện pháp kiểm soát kịp thời.

(suckhoegiadinh)