Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Nước bọt tiết lộ chính xác tình trạng sức khỏe của bạn

Nước bọt có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của bạn cũng như các dấu hiệu bệnh tật để bạn kịp thời chữa trị.

Nước bọt là một trong những chất dịch cơ thể được đánh giá cao nhất. Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong cơ thể, nó giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng, ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp nhai và nuốt.
Nước bọt cũng là một thành phần quan trọng để phá vỡ thức ăn trong miệng và giúp tiêu hóa chúng, cũng như rửa sạch tàn dư thực phẩm và các mảnh vụn sau đó.
Nước bọt trong miệng là một trong những yếu tố có thể đưa ra những cảnh báo sức khỏe chuẩn nhất. Nếu một bộ phận ngừng hoạt động, thì nước bọt sẽ thay đổi như một sự phản ánh trực tiếp. Dưới đây là một số điều quan trọng mà nước bọt có thể cho bạn biết về sức khỏe.


1. Nước bọt quá nhiều
Do thuốc
Nước bọt được sản xuất suốt ngày đêm và không chỉ bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn được tiêu thụ, mà còn bị ảnh hưởng bởi mọi thứ bạn đưa vào miệng.
Nếu bạn nhận thấy nước bọt của mình quá nhiều, cơ thể bạn có thể đang gặp khó khăn trong việc sản xuất nước bọt. Điều này có thể là do thuốc theo toa và thuốc không bán theo toa mà bạn đang dùng.
Thuốc theo toa và không kê toa như thuốc cảm lạnh và dị ứng có thể làm thay đổi lượng nước chảy ra vào các tế bào, dẫn đến bệnh nướu răng và sâu răng nếu không được chữa trị.

Do viêm tuyến nước bọt
Nguyên nhân gây tiết nhiều nước bọt có thể là do bạn đang gặp tình trạng viêm tuyến nước bọt.
Con người có 3 tuyến nước bọt chính là tuyến dưới lưỡi, mang tai và tuyến dưới hàm. Nếu 1 trong 3 tuyến này bị viêm thì đều có thể dẫn tới hiện tượng tiết ra nhiều nước bọt.
Ít vệ sinh răng miệng
Nước bọt có tác dụng rửa trôi thức ăn, vi khuẩn trong khoang miêng. Nếu bạn thấy nước bọt tiết ra nhiều hơn thì đó chính là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm làm sạch khoang miệng. Vậy nên bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

2. Nước bọt quá ít
Do căng thẳng
Khi bạn lo lắng, khó chịu trong người hoặc chịu nhiều căng thẳng, bạn sẽ dễ bị khô miệng. Khô miệng, hay còn được gọi là xerostomia, là khi bạn không có đủ nước bọt trong miệng.
Tình trạng này có thể rất khó chịu hoặc gây khó khăn trong việc nếm, nhai, nuốt và nói. Nếu bạn bị khô miệng quá thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu khuyên bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn và ngừng lo lắng.

Do thiếu nước
Nếu bạn uống quá ít nước sẽ khiến cho lượng nước trong tế bào giảm, cơ thể tự động ngăn cản quá trình thoát hơi nước và nước bọt, do đó khiến cho miệng có cảm giác khô. Vì thế hãy bổ sung nước ngay khi bạn cảm thấy khô miệng và chú ý rèn thói quen uống nước thường xuyên hơn.

3. Nước bọt ít kèm lưỡi nhạt màu

Hãy đứng trước gương và thè lưỡi ra. Nếu lưỡi của bạn có màu nhạt và bị khô miệng, thì bạn có nguy cơ bị thiếu sắt nghiêm trọng hoặc thiếu máu do thiếu sắt.
Sắt giúp duy trì hệ thống miễn dịch và cung cấp năng lượng cần thiết để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nếu không có đủ sắt, cơ thể sẽ không thể tạo ra hemoglobin – sắc tố trong các tế bào máu đỏ giúp lưỡi có màu đỏ hồng, khỏe mạnh.
Hãy ăn thực phẩm giàu sắt để bổ sung sắt cho cơ thể, chẳng hạn như đậu, đậu lăng, thịt, hải sản và rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn.

4. Nước bọt chua hoặc đắng

Nước bọt chua hoặc đắng báo hiệu có thể bạn đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này khiến cho axit từ dạ dày đi ngược lên họng, gây cảm giác vướng, khó chịu ở cổ. Ngoài việc cảm thấy có vị chua trong miệng và họng, bạn có thể bị ợ nóng – một trong những triệu chứng của trào ngược dạ dày. Bạn cũng có thể gặp phải những vấn đề như hôi miệng hoặc buồn nôn.

5. Nước bọt có mùi hôi

Tình trạng nước bọt có mùi hôi thường xuất hiện dễ nhận biết nhất là khi chúng ta bị khô miệng hoặc nước bọt tiết ra quá nhiều trong lúc ngủ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài. Cụ thể là: 
- Các bộ phận trong vòm miệng: lưỡi, màn hầu, niêm mạc miệng, amidan, họng mắc bệnh nào đó hoặc bị viêm.
-  Tuyến nước bọt tiết ít nước bọt hơn do bị viêm hoặc cơ thể thiếu nước nên không thể rửa trôi được hết các cặn thức ăn.
-  Viêm nha chu dẫn đến nướu bị chảy máu. Đôi khi tình trạng này xuất hiện lúc bạn đang đánh răng hoặc có 1 chút máu trong nước bọt. Thường thì những ai có cao răng sẽ bị hôi miệng và lâu ngày bị viêm nha chu.
-  Ăn nhiều thức ăn có mùi: cá, tỏi, hành, nước mắm, hút thuốc lá..
- Làm sạch răng không kĩ, thức ăn còn mắc ở trong các kẽ răng.
- Tâm lý không ổn định: căng thẳng, quá lo lắng nhiều về vấn đề này.

5. Gặp khó khăn khi nuốt nước bọt

Nước bọt tiết lộ chính xác tình trạng sức khỏe mà chẳng mấy ai hay  - Ảnh 2
Nước bọt có chứa một lượng đáng kể canxi. Nếu nước bọt tích tụ trong ống dẫn nước bọt, có thể sẽ kết tinh những viên đá, tạo thành như một dạng sỏi.
Hãy  gặp bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, bị đau hoặc sưng ở cổ và khô miệng liên tục. Đó là một dấu hiệu bạn có thể có sỏi nước bọt.



dkn.tv  26/4./2018