Với
hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào cung cấp nhiều vitamin C,
vitamin A và các khoáng chất khác, quả khế mang lại nhiều lợi ích
cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là kẻ “giết” người trong nháy
mắt bởi nó chứa một loại độc tố đặc biệt nguy hiểm với người
bệnh thận.
Hiện
trước nhà em vẫn còn dấu tích của một gốc khế ngọt nhiều năm
tuổi, gợi lại một kỷ niệm đau lòng cho cả gia đình. Cách đây 8
năm, nó đã bị ông ngoại em cưa ngang và đổ nước sôi vào gốc.
Nguyên nhân là vì cậu út của em một hôm do đi nắng về khát quá,
bẻ cả rổ xuống ăn. Tối hôm đó cậu nôn ói, lên cơn co giật rồi
chìm vào hôn mê, khi đến cửa bệnh viện cậu đã trút hơi thở cuối
cùng.
Bao
nhiêu nỗi đau, nỗi hận ông ngoại trút hết vào những nhát búa bổ
xuống chan chát. Ngày đó em còn nhỏ, chẳng hiểu chuyện gì, chỉ
biết ôm mẹ khóc rưng rức vì thương cây khế trước nhà, vì từ nay
chẳng còn cậu để cõng “nhong nhong ngựa ông đã về” nữa.
Niềm
đau của tuổi thơ làm em mỗi lần đi trên đường hay vào nhà ai
thấy trồng cây khế là dâng lên một nỗi sợ mơ hồ, gần như bị ám
ảnh. Cái chết của cậu mãi mãi kỳ bí cho đến khi năm 18 tuổi, bước
chân vào trường Y, em mới hiểu nguyên nhân tại sao quả khế lại
“đoạt mạng “ cậu.
Thật
ra ít người biết rằng trong quả khế có chứa một loại độc tố có
tên neurotoxin, có thể gây ói mửa, rối loạn tâm thần, hôn mê,
động kinh hay thậm chí là tử vong. Độc tố này cũng tìm thấy trong
một số loài rắn hay nhện… Ở những người thận khỏe thì độc tố này
được xử lý và loại bỏ nhưng với những người có vấn đề về thận
thì bộ phận này không thể giải độc tố trong quả khế, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
Đây
cũng chính là nguyên nhân làm cậu em cấp cứu cũng không kịp vì
khi đó cậu đang bị thận ứ nước độ 2. Chỉ 100ml nước khế nguyên
chất cũng có thể gây hại cho người bị bệnh thận chứ đừng nói là
một rổ khế.
Nay
em kể chuyện nhà, khơi lại chuyện buồn với mong muốn nếu nhà ai
có người bệnh thận, tuyệt đối đừng cho họ ăn khế.