Giảm một vài cân có thể là bình thường, thậm chí nếu bạn đang trong chiến dịch giảm cân thì đó lại là một tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, có những trường hợp giảm cân lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh mà bạn không hề biết.
Cân nặng của bạn giảm đi do ăn kiêng và tập thể dục là một chuyện, còn trong trường hợp không có thay đổi lớn trong cuộc sống mà bạn vẫn giảm cân đáng kể lại là chuyện khác. Dấu hiệu này có thể là tín hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh nào đó chứ không phải là điều đáng vui mừng.
Trên thực tế, giảm tới 5% trọng lượng cơ thể trong vòng chưa đầy một năm mà không rõ nguyên do hoàn toàn có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn và có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu rơi vào hoàn cảnh này, bạn cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân. Luôn luôn nhớ rằng bệnh được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. 10 bệnh dưới đây được coi là có thể gây ra tình trạng giảm cân không giải thích được.
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao, hoặc là do sự sản xuất insulin không đủ hoặc do cơ thể không có khả năng cơ thể phản ứng với insulin.
Giảm cân xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường vì 2 lý do: Mất nước quá mức do đi tiểu thường xuyên và cơ thể không thể hấp thụ calo từ đường trong máu.
Thêm vào đó, nếu không có đủ insulin, cơ thể sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để tạo ra năng lượng, làm giảm trọng lượng cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ báo cáo rằng giảm cân nghiêm trọng chỉ phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 hoặc bệnh tiểu đường loại 2 mà vẫn chưa được phát hiện trong một thời gian dài.
Cùng với việc giảm cân không chủ ý, một số triệu chứng đáng chú ý khác của bệnh tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên, khát nước quá mức, đói khát, mệt mỏi quá mức, vết cắt và vết thâm tím không lành, và cảm giác ngứa ran ở bàn chân và/hoặc tay.
2. Bệnh cường giáp
Bạn đột nhiên giảm cân cho dù chế độ ăn không thay đổi hoặc thậm chí còn ăn nhiều hơn thì nguyên do có thể xuất phát từ tuyến giáp, đặc biệt là khả năng bị cường giáp.
Trong bệnh tuyến giáp này, sự gia tăng bất thường trong hoạt động của tuyến giáp gây ra sự dư thừa hormone tuyến giáp lưu hành trong máu.
Lượng hormone T4, T3 hoặc cả hai lưu thông trong máu có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, dẫn đến sự gia tăng tốc độ đốt "nhiên liệu" trong cơ thể.
Ngoài việc giảm cân nhanh, người bị cường giáp cũng có thể gặp triệu chứng tăng nhịp tim, ra quá nhiều mồ hôi, nóng, hoảng loạn, thay đổi tâm trạng, mắt phình to, yếu cơ và mệt mỏi.
3. Loét dạ dày
Những người bị chứng loét dạ dày cũng gặp phải sự giảm cân không giải thích được. Trên thực tế, nó là một dấu hiệu khá nổi bật. Một vết loét đường ruột, còn gọi là loét dạ dày, gây ra chứng đau xuất hiện ở lớp lót bên trong dạ dày hoặc phần trên của ruột non và dẫn đến sự thèm ăn.
Vì vậy, ngoài giảm cân, nếu cảm thấy buồn nôn và nôn mửa - 2 triệu chứng thông thường khác của loét dạ dày thì bạn cần đi khám ngay. Một số triệu chứng khác của bệnh này có thể là đau ngực, phân táo máu hoặc sẫm màu, mệt mỏi...
4. Nhiễm ký sinh trùng
Sự xâm nhập ký sinh trong ruột của bạn cũng là một nguyên nhân phổ biến khác của việc giảm cân đột ngột.
Một số loại ký sinh trùng sống trong và ăn cơ thể của bạn trong khi một số khác lại ăn phần thức ăn bạn nạp vào cơ thể. Trong thời gian nhiễm ký sinh trùng, bạn sẽ nhận thấy mình liên tục thèm ăn và đói hơn bình thường. Thế nhưng dù ăn nhiều bạn vẫn giảm cân. Các ký sinh trùng như giun móc, và sán dây, xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc đường miệng.
Hơn nữa, theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí PLOS, giảm cân sau khi bị ký sinh trùng xâm nhập là cách mà cơ thể chống lại những con giun.
Ngoài việc giảm cân và tăng sự thèm ăn, các triệu chứng khác khi bị nhiễm ký sinh trùng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, thiếu năng lượng, và thiếu hụt dinh dưỡng.
5. Trầm cảm
Mặc dù có vẻ lạ nhưng trầm cảm cũng có thể làm cho bạn giảm cân không kiểm soát. Tình trạng rối loạn tâm trạng chung này dẫn đến cảm giác buồn bã, mất mát, tức giận hoặc thất vọng... và ảnh hưởng đến cả sự thèm ăn của bạn hàng ngày.
Một nghiên cứu năm 2008 về Sinh lý học Ứng dụng, Dinh dưỡng và Chuyển hóa nói rằng các triệu chứng trầm cảm tăng lên có liên quan đến sự sụt cân, xu hướng hạ đường huyết, cũng như giảm mức T3 và T4.
Các triệu chứng khác cho thấy bạn đang có dấu hiệu trầm cảm bao gồm: Rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tuyệt vọng và/hoặc bất lực, suy nghĩ tự tử và nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trầm cảm có thể gây ra tăng cân thay vì giảm cân.
6. Ung thư
Giảm cân không giải thích là một trong những dấu hiệu rõ ràng đầu tiên của các loại ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, vú, phổi, tụy, buồng trứng và ung thư ruột kết.
..
Sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và gây ra sự mất cân bằng. Khi tế bào ung thư bắt đầu lan rộng, nó có thể làm suy yếu chức năng của các cơ quan nội tạng.
Thêm vào đó, ung thư có thể gây ra những thay đổi về hóa chất trong cơ thể, khiến cho việc tăng cân trở nên rất khó khăn mặc dù bạn có chế độ ăn nhiều calorie.
Điều trị ung thư cũng có thể dẫn đến giảm cân. Bức xạ và hóa trị thường làm giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, chúng gây ra các phản ứng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và loét miệng gây ra một quá trình đau đớn.
7. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn, một bệnh viêm ruột gây viêm vùng lót của đường tiêu hóa, là một vấn đề sức khỏe liên quan đến sự sụt cân không chủ ý.
Giảm cân là dấu hiệu suy dinh dưỡng do không nhận được đủ calo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này có thể xảy ra do bạn chán ăn, khó ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng và mất chất dinh dưỡng do tiêu chảy hoặc chảy máu đường ruột.
Một nghiên cứu năm 1994 xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ báo cáo rằng những người bị bệnh Crohn đã giảm cân do họ ăn uống ít hơn.
Một số triệu chứng khác của bệnh Crohn có thể là: Tiêu chảy dai dẳng, sốt nhẹ, mất năng lượng, đau bụng, chuột rút, buồn nôn và nôn...
8. Bệnh lao
Giảm cân không giải thích được cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lao (TB). Trên thực tế, một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng nghiêm trọng này là giảm cân đột ngột kèm theo sự chán ăn.
Bệnh truyền nhiễm này do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Nó thường ảnh hưởng đến phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm các hạch bạch huyết, xương, hệ tiêu hóa, hệ sinh sản và hệ thần kinh.
Ngoài việc giảm cân không giải thích được, các triệu chứng khác của bệnh lao bao gồm: Ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm và các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm trùng.
9. Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
Chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trung niên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm cân. Mặc dù hai yếu tố này có vẻ không liên quan, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa giảm cân và bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu năm 2005 của các nhà nghiên cứu tại Viện TâmThần học London đã ghi nhận rằng giảm cân ở bệnh nhân mất trí thường bắt đầu ngay cả trước khi các triệu chứng sa sút trở nên rõ rệt.
Một nghiên cứu năm 2014 của các nhà nghiên cứu thuộc Weill Cornell Medical College ghi nhận rằng sự tích tụ amyloid-beta peptide trong não làm gián đoạn cơ chế điều chỉnh trọng lượng của cơ thể, dẫn đến giảm cân nhanh trước khi người bệnh được chẩn đoán bệnh Alzheimer.
Cân nặng của bạn giảm đi do ăn kiêng và tập thể dục là một chuyện, còn trong trường hợp không có thay đổi lớn trong cuộc sống mà bạn vẫn giảm cân đáng kể lại là chuyện khác. Dấu hiệu này có thể là tín hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh nào đó chứ không phải là điều đáng vui mừng.
Trên thực tế, giảm tới 5% trọng lượng cơ thể trong vòng chưa đầy một năm mà không rõ nguyên do hoàn toàn có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn và có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu rơi vào hoàn cảnh này, bạn cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân. Luôn luôn nhớ rằng bệnh được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. 10 bệnh dưới đây được coi là có thể gây ra tình trạng giảm cân không giải thích được.
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao, hoặc là do sự sản xuất insulin không đủ hoặc do cơ thể không có khả năng cơ thể phản ứng với insulin.
Thêm vào đó, nếu không có đủ insulin, cơ thể sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để tạo ra năng lượng, làm giảm trọng lượng cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ báo cáo rằng giảm cân nghiêm trọng chỉ phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 hoặc bệnh tiểu đường loại 2 mà vẫn chưa được phát hiện trong một thời gian dài.
Cùng với việc giảm cân không chủ ý, một số triệu chứng đáng chú ý khác của bệnh tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên, khát nước quá mức, đói khát, mệt mỏi quá mức, vết cắt và vết thâm tím không lành, và cảm giác ngứa ran ở bàn chân và/hoặc tay.
2. Bệnh cường giáp
Bạn đột nhiên giảm cân cho dù chế độ ăn không thay đổi hoặc thậm chí còn ăn nhiều hơn thì nguyên do có thể xuất phát từ tuyến giáp, đặc biệt là khả năng bị cường giáp.
Trong bệnh tuyến giáp này, sự gia tăng bất thường trong hoạt động của tuyến giáp gây ra sự dư thừa hormone tuyến giáp lưu hành trong máu.
Lượng hormone T4, T3 hoặc cả hai lưu thông trong máu có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, dẫn đến sự gia tăng tốc độ đốt "nhiên liệu" trong cơ thể.
Ngoài việc giảm cân nhanh, người bị cường giáp cũng có thể gặp triệu chứng tăng nhịp tim, ra quá nhiều mồ hôi, nóng, hoảng loạn, thay đổi tâm trạng, mắt phình to, yếu cơ và mệt mỏi.
3. Loét dạ dày
Những người bị chứng loét dạ dày cũng gặp phải sự giảm cân không giải thích được. Trên thực tế, nó là một dấu hiệu khá nổi bật. Một vết loét đường ruột, còn gọi là loét dạ dày, gây ra chứng đau xuất hiện ở lớp lót bên trong dạ dày hoặc phần trên của ruột non và dẫn đến sự thèm ăn.
Vì vậy, ngoài giảm cân, nếu cảm thấy buồn nôn và nôn mửa - 2 triệu chứng thông thường khác của loét dạ dày thì bạn cần đi khám ngay. Một số triệu chứng khác của bệnh này có thể là đau ngực, phân táo máu hoặc sẫm màu, mệt mỏi...
4. Nhiễm ký sinh trùng
Sự xâm nhập ký sinh trong ruột của bạn cũng là một nguyên nhân phổ biến khác của việc giảm cân đột ngột.
Một số loại ký sinh trùng sống trong và ăn cơ thể của bạn trong khi một số khác lại ăn phần thức ăn bạn nạp vào cơ thể. Trong thời gian nhiễm ký sinh trùng, bạn sẽ nhận thấy mình liên tục thèm ăn và đói hơn bình thường. Thế nhưng dù ăn nhiều bạn vẫn giảm cân. Các ký sinh trùng như giun móc, và sán dây, xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc đường miệng.
Hơn nữa, theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí PLOS, giảm cân sau khi bị ký sinh trùng xâm nhập là cách mà cơ thể chống lại những con giun.
Ngoài việc giảm cân và tăng sự thèm ăn, các triệu chứng khác khi bị nhiễm ký sinh trùng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, thiếu năng lượng, và thiếu hụt dinh dưỡng.
5. Trầm cảm
Mặc dù có vẻ lạ nhưng trầm cảm cũng có thể làm cho bạn giảm cân không kiểm soát. Tình trạng rối loạn tâm trạng chung này dẫn đến cảm giác buồn bã, mất mát, tức giận hoặc thất vọng... và ảnh hưởng đến cả sự thèm ăn của bạn hàng ngày.
Một nghiên cứu năm 2008 về Sinh lý học Ứng dụng, Dinh dưỡng và Chuyển hóa nói rằng các triệu chứng trầm cảm tăng lên có liên quan đến sự sụt cân, xu hướng hạ đường huyết, cũng như giảm mức T3 và T4.
Các triệu chứng khác cho thấy bạn đang có dấu hiệu trầm cảm bao gồm: Rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tuyệt vọng và/hoặc bất lực, suy nghĩ tự tử và nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trầm cảm có thể gây ra tăng cân thay vì giảm cân.
6. Ung thư
Giảm cân không giải thích là một trong những dấu hiệu rõ ràng đầu tiên của các loại ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, vú, phổi, tụy, buồng trứng và ung thư ruột kết.
..
Sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và gây ra sự mất cân bằng. Khi tế bào ung thư bắt đầu lan rộng, nó có thể làm suy yếu chức năng của các cơ quan nội tạng.
Thêm vào đó, ung thư có thể gây ra những thay đổi về hóa chất trong cơ thể, khiến cho việc tăng cân trở nên rất khó khăn mặc dù bạn có chế độ ăn nhiều calorie.
Điều trị ung thư cũng có thể dẫn đến giảm cân. Bức xạ và hóa trị thường làm giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, chúng gây ra các phản ứng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và loét miệng gây ra một quá trình đau đớn.
7. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn, một bệnh viêm ruột gây viêm vùng lót của đường tiêu hóa, là một vấn đề sức khỏe liên quan đến sự sụt cân không chủ ý.
Giảm cân là dấu hiệu suy dinh dưỡng do không nhận được đủ calo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này có thể xảy ra do bạn chán ăn, khó ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng và mất chất dinh dưỡng do tiêu chảy hoặc chảy máu đường ruột.
Một nghiên cứu năm 1994 xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ báo cáo rằng những người bị bệnh Crohn đã giảm cân do họ ăn uống ít hơn.
Một số triệu chứng khác của bệnh Crohn có thể là: Tiêu chảy dai dẳng, sốt nhẹ, mất năng lượng, đau bụng, chuột rút, buồn nôn và nôn...
8. Bệnh lao
Giảm cân không giải thích được cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lao (TB). Trên thực tế, một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng nghiêm trọng này là giảm cân đột ngột kèm theo sự chán ăn.
Bệnh truyền nhiễm này do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Nó thường ảnh hưởng đến phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm các hạch bạch huyết, xương, hệ tiêu hóa, hệ sinh sản và hệ thần kinh.
Ngoài việc giảm cân không giải thích được, các triệu chứng khác của bệnh lao bao gồm: Ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm và các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm trùng.
9. Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
Chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trung niên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm cân. Mặc dù hai yếu tố này có vẻ không liên quan, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa giảm cân và bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu năm 2005 của các nhà nghiên cứu tại Viện TâmThần học London đã ghi nhận rằng giảm cân ở bệnh nhân mất trí thường bắt đầu ngay cả trước khi các triệu chứng sa sút trở nên rõ rệt.
Một nghiên cứu năm 2014 của các nhà nghiên cứu thuộc Weill Cornell Medical College ghi nhận rằng sự tích tụ amyloid-beta peptide trong não làm gián đoạn cơ chế điều chỉnh trọng lượng của cơ thể, dẫn đến giảm cân nhanh trước khi người bệnh được chẩn đoán bệnh Alzheimer.
Theo TopHomeRes- N. Thúy / Trí Thức Trẻ