Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Bệnh tiểu đưởng theo Y học Bổ sung Thực Dụng

Theo kinh nghiệm chữa bệnh của Ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng trong 30 năm qua, nếu thống kê và vẽ biểu đồ số người trên thế giới bị bệnh tiểu đường dựa theo tiêu chuẩn của máy thử đường huyết, trong thời kỳ khoa học phát minh ra máy thử đường và đặt ra tiêu chuẩn đường huyết năm 1979 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đường huyết khi bụng đói từ 100-140mg/dL (=6.0-8.0mmol/l) thì có một số lượng người bị bệnh tiểu đường rất ít, rồi theo thời gian, Tổ chức Y Tế Thế giới hạ tiêu chuẩn đường huyết xuống thấp hơn, thì số người bị bệnh tiểu đường càng tăng thêm dần dần cho đến cực đại, thời gian tiếp theo ngành truyền thông cảnh báo nguy hại của bệnh tiểu đường, lại hạ thấp tiêu chuẩn đường huyết xuống thật thấp dưới 126mg/dL (=7.3mmol/l) là mức giới hạn tối đa, ai có đường huyết cao hơn giới hạn này là người có bệnh tiểu đường.
Từ đó đến nay trên thế giới ai cũng sợ bệnh tiểu đường, nên kiêng ăn ngọt, kiêng dùng đường cát, ít dám ăn chè, có chăng chỉ dùng ít trái cây, hay mật ong thay thế cũng rất giới hạn. Nhưng những điều nghịch lý xẩy ra số lượng người bị bệnh tiểu đường càng ngày càng tăng gấp nhiều lần, và tây y phải chữa thêm nhiều bệnh do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra về tim mạch, về tiêu hóa, hô hấp, suy tim phải mổ tim, suy thận phải lọc thận, thoái hóa xương khớp, mắt mờ, ù tai, chóng mặt, mất trí nhớ, ...những bệnh này càng ngày càng gia tăng nhiều hơn là bệnh tiểu đường, thậm chí ngay cả những bệnh ung thư cũng gia tăng hơn trước rất nhiều..

Những khám phá mới báo hiệu về bệnh tiểu đường của Ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng muốn truyến bá kinh nghiệm đến mọi người lưu ý để biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình :

1-Số lượng người bị bệnh tiểu đường gia tăng do tây y hạ tiêu chuẩn đường-huyết thấp hơn những năm trước, so với tiêu chuẩn của Cơ Quan Y Tế Thế Giới năm 1979, khi đói đường-huyết từ 100-140mg/dL, sau khi ăn no đường huyết từ 140-200mg/dL là người không bị bệnh tiểu đường. Nhưng hiên nay tiêu chuẩn đường-huyết bị hạ thấp không kể no hay đói, nếu ai có đường-huyết trên 126mg/dL là người bị bệnh tiểu đường, khiến cơ thể thiếu đường chuyển hóa thức ăn là nguồn gốc gây ra nhiều bệnh nan y..


2-Bất cứ loại đường gì hay chất ngọt gì, dù sucrose, fruitose, lactose, glucose, mật ong, bánh kẹo, chè, cơm, gạo, mì, bún, bánh mì...máy thử đường vẫn đo được lượng đường-huyết trong cơ thể, nhưng thức ăn nuôi tế bào mỗi ngày là tế bào chất chứa trong tế bào cần 3 chất căn bản để nuôi nhân tế bào phát tiển là glucid, lipid, protid, tế bào trong cơ thể thiếu glucid tế bào không có năng lượng hoạt động sẽ bị thoái hóa, màng tế bào sẽ bị phá vỡ vì thiếu chất glycolipid bảo vệ màng tế bào, và thiếu chất glycoprotein vận chuyển thức ăn vào nuôi tế bào và vận chuyện chất thải của tế bào ra ngoài.


3-Chất ngọt mà chúng ta ăn vào chia ra 3 loại tạm thời giải thích bằng tỷ trọng :

a-Đường trái cây fruitose, lactose có tỷ trong nhẹ dễ tan, dễ bay hơi, khi ăn vào nhiều, đo bằng máy thử đường, kết quả đường-huyết huyết vẫn tăng cao, nên một số người cũng vẫn sợ ăn ngọt từ trái cây, nhưng thật ra 1 tiếng sau, đo lại đường huyết xuống thấp.

b-Đường từ cơm, gạo, bánh mì, mì, bún,...mà các dân tộc trên thế giới ăn khác nhau, tạm gọi là đường căn bản mà cơ thể người nước nào cũng cần phải ăn hàng ngày, không nên ăn ít hay nhịn ăn sẽ làm cơ thể thiếu đường hay tụt đường huyết. Nếu thử đường-huyết sẽ là mức đường căn bản 100mg/dL=6.0mmol/l, đường huyết sẽ tăng thêm hay giảm xuống do thức ăn, chúng ta đo đường-huyết là để kiểm soát lượng đường trong thức ăn để biết ăn thức ăn gì làm tăng đường huyết, ăn thức ăn gì làm giảm đường huyết, khi theo dõi lượng đường huyết trong thức ăn thì chính thức ăn mới là thuốc điều chỉnh đường huyết.

c-Đường cát chính là đường glucose, ngành y học bổ sung thực dụng gọi là đường năng lượng mà cơ thể cần, không phải mất thời gian chuyển hóa đường bột, đường trái cây hay đường mật ong ra thành đường glucose.
Đường năng lượng glucose là đường có hai công dụng chính giúp cơ thể tăng năng lượng và nhiệt lượng vừa để vận chuyển thức ăn thành máu, vừa dẫn máu và dẫn nhiệt giúp máu tuần hoàn đi nuôi các tế bào khắp cơ thể làm thông khí huyết, tăng tốc độ vận chuyển máu chúng ta thấy được khi nhịp tim tăng, nên nó cũng làm giảm đau do khí huyết chạy chậm mà chúng ta thấy được nhịp tim thấp, đúng theo lý thuyết đông y khí huyết “thông thì bất thống, thống bất thông” (khi huyết thông thì không đau, đau do khí huyết không thông”.
Thế nào gọi là năng lượng ? là khi chúng ta cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay yếu sức, khó thở, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, xuất mồ hôi trán, tay chân lạnh xuất mồ hôi, ngáp, buồn ngủ, muốn ói như trúng gió, say sóng, say tầu xe, ngộp thở ... khi uống 3 thìa đường cát vàng là đường năng lượng chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu bệnh trên biến mất ngay.
Thế nào gọi là cho nhiệt lượng ? Ngay sau khi uống 3 thìa đường cát vàng xong các ngón tay bàn tay đang lạnh ấm dần, bàn tay và trán đang xuất mồ hôi lạnh được cầm ngay.

Đường năng lượng glucose có hai loại là đường thô gọi là đường cát vàng chưa qua hóa chất tẩy trắng, và đường đã tẩy trắng gọi là đường cát trắng. Cả 2 loại đường này đều cho năng lượng và nhiệt lượng, nhưng qua những cuộc thử nghiệm sự khác nhau của 2 loại đường, các nhà khoa học thử trên 2 nhóm chuột bạch, tuổi thọ của chuột bạch trung bình 20 tuần lễ thì chết, nhóm chuột cho uống đường cát trắng chúng chết vào tuần thứ 17, còn nhóm uống đường cát vàng chúng chết vào tuần thứ 27. Như vậy dùng đường cát trắng giảm tuổi thọ, dùng đường cát vàng làm tăng tuổi thọ.
Các loại đường khác mà chúng ta thường dùng thay cho đường năng lượng như trái cây, sữa ensure, mật ong. lactose, sucrose, bánh ngọt, kẹo, chè...máy thử đường đều cho kết quả tăng đường, nhưng vẫn không cho năng lượng chống mệt mỏi, và không cho nhiệt lượng làm ấm chân tay, không cầm được mồ hôi, nếu chúng ta tránh đường năng lượng mà dùng đường không có năng lượng, cũng vẫn bị bệnh tiểu đường, vẫn phải điều trị bằng insulin, do đó nhiều người dù có bệnh tiểu đường hay không cũng vẫn sợ bị bệnh tiểu đường nên kiêng hoàn toàn các loại đường, bánh kẹo, chè và trái cây.

Kết quả là bệnh tiểu đường cao không gây chết người, ngược lại những người bị bệnh thiếu đường, ai có đường huyết thấp dưới 3mmol/l là nguyên nhân gây chết người lặng lẽ âm thầm nhiều nhất mà chưa dược thống kê, nhất là đối với những người lớn tuổi, ngủ qua đêm bị hôn mê sâu trong giấc ngủ ngàn thu. Trong những người bị chết oan này có 2 loại người :

a-Người đang dùng thuốc insulin làm hạ đường trong cơ thể lần thứ nhất, lại kiêng không dùng đường làm mất đường dự trữ trong cơ thể lần thứ hai, lại bỏ bữa ăn, làm mất đường dự trữ trong cơ thể lần thứ ba, trước khi đi ngủ đường-huyết ở mức an toàn là 8.0mmol/l=140mg/dL thì sáng ngủ dậy đường-huyết chỉ còn 6.0mmol/l (100mg/dL) thì khi tỉnh dậy người vẫn khỏe. Nhưng nếu trước khi đi ngủ, đo đường-huyết là 6.0mmol/l=100mg/dL, sáng ngủ dậy rất mệt mỏi, yếu sức vì lúc đó đường xuống còn 4.0mmol/l (60mg/dL). Nhưng nhiều người bị bệnh tiểu đường, nghe lời bác sĩ dặn phải dùng thuốc trị tiểu đường suốt đời, nên đằng nào cũng phải dùng thuốc, thì cần gì phải thử đường, sợ đâm kim vào tay gây ra dau thì thử làm gì, nên trước khi đi ngủ uống 1 viên thuốc hạ đường cho chắc ăn, mà không chịu thử đường đã thấp dưới 5.0mmol/l, vô tình viên thuốc hạ đường huyết này lại làm hạ thêm đường-huyết xuống dưới 3mmol/l dẫn đến cái chết không khác nào chính mình đang dùng thuốc tự tử mà mình không biết.

b-Loại người thứ hai thấy được hậu quả của những người bị bệnh tiều đường, nên sợ, kiêng mọi loại đường, mọi thứ chất ngọt...và họ trả lời rằng bác sĩ nói rằng tôi không có bị bệnh tiểu đường, thành phần này chiếm đa số khoảng 80%, người bị bệnh tiểu đường đang dùng thuốc chiếm 20%, nhưng biến chứng của bệnh thiếu đường của hai loại người này gây ra những bệnh giống nhau, do cơ thể thiếu đường năng lượng chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, nên bao tử trở thành thùng rác chứa đựng thức ăn hư thối, mà tế bào vẫn bị bỏ đói do thiếu tế bào chất là glucid, protid, lipid nuôi dưỡng tế bào, từ nguyên nhân ăn không tiêu hóa, không được hấp thụ chuyển hóa thức ăn, người ốm gầy dần, sụt cân là dấu hiệu tế bào sắp trở thành tế bào ung thư... và số 80% những người không bị bệnh tiểu đường là những người có nhiều bệnh nhất và chết âm thầm lặng lẽ nhiều nhất mà tây y vẫn không tìm ra nguyên nhân, mà thật ra nguyên nhân gốc bệnh trước mắt là thiếu đường năng lượng.

Cơ thể không bị bệnh tiểu đường phải thấy rõ được sự chuyển hóa của đường ra năng lượng và nhiệt lượng, có sự bền vững duy trì năng lượng và nhiệt lượng trong thời gian 4-6 giờ, từ lúc thử đường sau khi ăn uống phải có chỉ số đường-huyết cao như tiêu chuẩn no 200mg/dL, sau 4-6 giờ làm việc hay vận động chỉ số đường huyết xuống thấp dần xuống còn trong tiêu chuẩn đói bụng từ 100-140mg/dL (=6-8mmol/l), như vậy là chúng ta không bị bệnh tiểu đường.

Những người bị bệnh tiểu đường là người không vận động, nằm một chỗ, hay chức năng tuyến tụy hư không điều chỉnh sản xuất ra tế bào alpha hay tế bào béta nên lúc nào cũng cao không thay đổi khi no cũng như khi đói là người có bệnh tiểu đường, nhất là đối với các bệnh nhân đang nằm bệnh viện hay nằm viện dưỡng lão được y tá săn sóc, y tá sẽ thử đường cho bệnh nhân trước khi ăn thấy đường cao thì tiêm insulin cho hạ đường trước khi ăn bữa sáng, đến bữa ăn chiều lại thử đường, tiêm insulin trước khi ăn chiều, lý do họ không vận động nên đường không chuyển hóa.
( Tế bào alpha của tuyến tụy, điều tiết insulin để cân bằng đường trong máu hay tế bào béta điều tiết đường dự trữ glycogen lấy ra từ gan, cơ bắp, vò xương, bổ sung đường để cân bằng đường-huyết và giúp cơ co bóp bao tử chuyển hóa thức ăn khi chúng ta không ăn đủ đường trong bữa ăn),

d-Tuy nhiên, khi chúng ta ăn trái cây, uống mật ong, uống sữa ensure, thử đường rất cao, nhưng những chất ngọt này không có chức năng chuyển hóa thức ăn, không cho năng lượng giúp chúng ta khỏe mạnh, không cho nhiệt lượng làm ngón tay bàn tay ấm, thì đường loại này không nuôi tế bào, thực tế không chuyển hóa thành glucose vì không cho nhiệt lượng, thức ăn sẽ biến thành mỡ và đàm mà không cho sức khỏe để hoạt động mạnh, bền bỉ và lâu dài, dễ bị mệt tim.

e-Người nào dùng nhiều mật ong thay thế đường cũng có lý luận mật ong cũng sẽ chuyển hóa thành glucose, nhưng nó không có đặc tính của đường năng lượng glucose, sau khi uống 3 thìa đường glucose vào sẽ hết mệt tim, hết chóng mặt, hết lạnh tay chân, và sau 4-6 giờ đường glucose biến mất đường-huyết hạ thấp xuống mức đường căn bản 100md/dL=6.0mmol/l.
Ngược lại lạm dụng đường mật ong là loại có tỷ trọng nặng lâu tan, lúc nào thử đường-huyết cũng cao trên 200-300mg/dL, nhưng không cho năng lượng nên người vẫn yếu sức mệt tim, tay chân vẫn lạnh, như vậy nó không phải là đường cho năng lượng và nhiệt lượng, lại bị tây y thử đường trong máu vẫn cao, cho là mình có bệnh đường-huyết cao phải tiêm insulin ngày 4 lần mà đường huyết vẫn không xuống, điều này tây y chưa biết và người dùng mật ong cũng chưa biết insulin không làm hạ đường mật ong, còn thực tế, cơ thể vẫn thiếu đường năng lượng và nhiệt lượng là glucose.
Nếu chúng ta làm thí nghiệm, dù đo đường-huyết rất cao, chân tay vẫn lạnh, chúng ta uống thử 3 thìa đường cát vàng xong cảm thấy người khỏe, bàn tay ấm ngay, và đo đường-huyết sẽ thấy đường glucose kéo đường mật ong xuống theo, có người uống mật ong như mật ong nghệ mỗi ngày, bị tây y kết tội có bệnh tiểu đường cao trên 300-500mg/dL, sau khi uống 3-6 thìa đường cát vàng, tập vận động thể dục cho cơ thể ấm nóng, đo lại đường huyết xuống còn dưới 140md//dL. Điều này chứng tỏ người uống mật ong không có bệnh tiểu đường, và insulin không làm hạ đường mật ong, và theo ngành YHBS người này là người đang bị thiếu đường glucose, và đa số chúng ta gặp trường hợp này đều cho rằng đây là bệnh đái tháo đường kháng insulin, nên có người hỏi :

Amita Buddha
Kính chào thầy cho con xin phép hỏi: Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có nạp thêm đường mỗi ngày hay cần giảm đường thưa thầy? Xin thầy cho con lời khuyên ah, con cảm ơn thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe.
-----------

Không cần thắc mắc có phụ thuộc insulin hay không, phải đo đường-huyết khi đói từ 100-140mg/dL, khi no từ 140-200mg/dL là không bị bệnh tiểu đường, nếu đường glucose cao hơn thì bàn tay nóng là dấu hiệu dư thừa đường năng lượng, tập khí công cho xuất mồ hôi làm tiêu hao mất năng lượng thì bàn tay hết nóng thì đường glucose xuống, ngược lại nếu đường không xuống mà tập bị mệt có nghĩa là cơ thể mất đường glycogen dự trữ trong gan, còn đường mật ong kháng insulin, nên đo đường huyết vẫn không xuống. Muốn đường mật ong xuống, phải uống thêm 3 thìa đường cát vàng trước khi tập, thì đường năng lượng glucose xuống kéo theo đường mật ong xuống. Cho nên những người uống mật ong thay đường năng lượng, đường-huyết tăng cao bị kết tội có bệnh đường huyết cao phải tiêm insulin ngày 4 lần mà đường mật ong vẫn không xuống, nhưng tiêm nhiều insulin làm hại chức năng điều tiết tự động của tuyến tụy, mà thực ra bệnh nhân này vẫn bị mệt do thiếu đường năng lượng glucose, là đường vừa cho năng lượng làm mình khỏe, vừa cho nhiệt lượng làm bàn tay chân ấm, trong khi đường-huyết của mật ong rất cao nhưng người vẫn bị mệt, tay chân vẫn lạnh, ăn uống không tiêu hóa, vì thiếu đường năng lượng glucose, nếu chữa bằng insulin là sai, kết quả sẽ gây ra bệnh ung thư bao tử, lá lách, gan...

4-Chức năng của lá lách tự động điều chỉnh lượng đường năng lượng trong máu, tự động cân bằng chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn biến thành chất bổ nuôi cơ thể, chi tiết hơn là điều chỉnh, gia giảm bổ sung 3 chất căn bản nuôi tế bào là glucid, lipid, protid, điều đó chứng tỏ rằng tế bào trong cơ thể ngày nào cũng cần phải có đường năng lượng glucose để kết hợp với protein và lipid thành 2 chất glycoprotein vận chuyển chất bổ nuôi tế bào và vận chuyển chất thải của tế bào ra ngoài, còn glycolipid là chất thay thế bảo vệ màng tế bào bền vững không bị phá vỡ để cấu kết thành mô tế bào bệnh.

5-Chúng ta nhớ rằng ngày nào tế bào cũng cần đường năng lượng, khi chúng ta ăn thừa đường, thì tế bào alpha từ tuyến tụy tiết ra insulin để cân bằng đường trong máu đủ theo nhu câu cơ thể cần, và lượng đường dư thừa được chuyển đổi thành glycogen cất vào kho dự trữ trong gan, trong cơ bắp thịt và trong vỏ xương làm chắc xương.
Nếu hôm nào trong thức ăn thiếu đường, mà cơ thể lúc nào cũng cần đường để hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thì chức năng tuyến tụy sản xuất ra tế bào béta điều chỉnh chất glucagon để rút đường glycogen dự trữ trong gan ra thành glucose để kết hợp với protein, và lipid thành glycoprotein, glycolipid nuôi dưỡng và bào vệ sự sống cho tế bào.

6-Khi chúng ta kiêng đường, không ăn ngọt, cơ thể vẫn cần 3 chất nuôi tế bào là glucid, protid, lipid, thì chúng ta phải thắc mắc chúng lấy đường ở đâu ?
Chúng lấy đường dự trữ glycogen trong kho gan, trong cơ bắp, và trong vỏ xương, mỗi ngày chúng lấy dần một ít để duy trì sự sống cho tế bào, chúng ta không hề biết điều này, cho đến khi cơ thể chúng ta có dấu hiệu tiêu hóa kém, chán ăn, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ hơi, trào ngược thực quản, là dấu hiệu cơ thể thiếu đường năng lượng glucose giúp bao tử co bóp thức ăn để chuyển hóa thức ăn.
Hậu quả cơ thể thiếu đường năng lượng glucose chuyển hóa thức ăn, thì thức ăn hay thuốc uống nằm ứ đọng trong bao tử, giống như bao tử trở thành thùng rác chứa những thức ăn hư thối xông hơi lên họng và miệng gây ra bướu hơi ở cổ, rồi đến bướu mỡ đóng dầy quanh cổ thành bướu độc, ung thư cổ họng...
Giải thích mỡ làm sao từ bao tử lên cổ họng được, thì chúng ta lấy ví dụ trên bếp nấu ăn, có ống hút hơi, mỗi ngày nấu thức ăn, hơi xào nấu bay lên, chỉ là hơi đi qua ống hút hơi, một thời gian chúng ta sẽ thấy mỡ đặc dính đọng trong bình chứa.
Tiếp tay cho bệnh trào ngược thực quản, bướu cổ, và ăn không tiêu, đầy hơi cứng bụng và có nhiều bướu cục trong bao tử, trong ổ bụng là do chúng ta kiêng không ăn đường, lại còn dùng thuốc insulin hạ thấp đường mới mau dẫn đến bệnh nhiều chứng bệnh nan y khó chữa.

7-Hại nhiều hơn lợi của đường mật ong.
Đường mật ong tỷ trong nặng, chậm tan, lại có chất kết dính, chúng ta tạm gọi là đường ciment (xi măng) có tính chất trám những vết thương lủng loét trong bao tử, nó có lợi người bị bệnh loét bao tử thường dùng mật ong nghệ, thì mật ong vừa là chất dính trám hàn vết lủng vừa sát trùng, còn nghệ làm lành vết thương ăn da non, nhưng khi hết cảm thấy đau xót xuất huyết trong bao tử thì vết thương đã lành, bệnh đã khỏi thì phải ngưng ăn những thức ăn cay, nóng, chua.
Nhưng nếu tiếp tục dùng mật ong thay đường chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn, vì nó là chất kết dính, dùng mỗi ngày thì thức ăn bám dính lên bề mặt thành bao tử thành nhiều lớp làm vách thành bao tử dầy thêm, khiến bao tử mất tính chất co bóp đàn hồi, và thức ăn cũ kết dính với mật ong chiếm nhiều thể tích của bao tử nên thức ăn mới không còn chỗ chứa, nên có dấu hiệu bao tử đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, lúc nào cũng no bụng, nhưng người không có sức, thiếu năng lượng, thiếu máu, mà áp huyết càng tăng cao, cuối cùng thức ăn cũ chứa lâu trong bao tử càng dầy thành chất hư thối gây ra bệnh nặng là ung thư bao tử, còn bệnh bao tử to căng cứng ăn không tiêu mà tây y thấy được bằng cách nội soi, tây y gọi bệnh này là 'thức ăn kết khối trong bao tử” như trường hợp dưới đây :

Cụ ông 74 tuổi bị khối bã thức ăn choán hết diện tích dạ dày

Một cụ ông 74 tuổi nhập viện trong tình trạng dạ dày bị choán hết diện tích do khối bã thức ăn tích tụ lâu ngày. Phải sau 3 lần nội soi, các bác sĩ mới lấy được hết lượng bã thức ăn trong bụng bệnh nhân ra ngoài.

"Thủ phạm" không ngờ gây khó tiêu, ợ nóng, hôi miệng

Bệnh nhân 74 tuổi nói trên đã đến khám ở phòng khám đa khoa Hoàng Long (Hà Nội) sau một thời gian dài ăn không tiêu, bụng ậm ạch, ợ nóng và hơi thở có mùi hôi. Cách đây 3-5 tháng, bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ 3/4 dạ dày tại một bệnh viện do có chẩn đoán ung thư dạ dày (loại ung thư biểu mô tế bào nhẫn).

Trước khi ra viện, bệnh nhân được các bác sĩ tư vấn “đây là loại ung thư dạ dày đáp ứng kém với hóa chất, vì vậy nên dùng các thuốc nâng cao sức khỏe”. Do đó, gia đình đã cho cụ ông dùng bột tam thất, tinh bột nghệ trộn với mật ong, linh chi với mong muốn bệnh nhân sớm hồi phục.

Trong gần 3 tháng sau mổ, cụ ông 74 tuổi chỉ ăn cháo, súp ninh nhừ. Từ tháng thứ 3 trở đi, cụ mới bắt đầu ăn bổ sung xen kẽ cơm, bánh đa, miến...

Theo GS.TS Đào Văn Long (nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, trưởng phòng khám đa khoa Hoàng Long), khi nội soi dạ dày cho bệnh nhân, các bác sĩ nhận thấy: Có một khối bã thức ăn kết dính choán gần như toàn bộ phần dạ dày còn lại. Do khối bã thức ăn quá lớn trong khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân còn yếu nên các bác sĩ đã phải nội soi gắp bã thức ăn trong 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần với dụng cụ chuyên dụng.

Khối bã thức ăn được gắp ra có mùi hôi rất khó chịu, là khối kết dính chủ yếu của tinh bột nghệ quyện với chất xơ của thức ăn. Sau đó, cụ ông được khuyến cáo chỉ nên sử dụng thức ăn ninh nhừ hoặc xay nhuyễn và uống nước quả bổ sung vitamin kết hợp với điều trị nội khoa theo đơn, hẹn 1 tuần sau quay lại nội soi tiếp.

Sau 1 tuần, bệnh nhân đã được nội soi gắp tiếp một phần bã thức ăn. 1 tuần tiếp sau nữa, ở lần nội soi thứ 3, khối bã thức ăn đã được tán nhỏ, sau đó lấy hết bằng vợt chuyên dụng.

Làm thế nào để không bị khối bã thức ăn trong dạ dày?

GS.TS Đào Văn Long cho biết, khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ do nhu động của đường tiêu hóa kém. Với những đối tượng này, dạ dày dễ có khối bã thức ăn nếu thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ xen-lu-lô như măng.

Thời điểm ăn cũng có liên quan đến việc hình thành khối bã. Nếu ăn các loại hoa quả có nhiều chất xơ, nhựa khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, thức ăn dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc.

Ngoài ra, thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Trước đây, với trường hợp bị bã thức ăn trong dạ dày, bác sĩ thường phải phẫu thuật cho bệnh nhân.

Gần đây, nhờ sự tiến bộ kỹ thuật nội soi tiêu hóa, bệnh nhân bị bã thức ăn đã tránh được phẫu thuật. Sau thủ thuật nội soi, bệnh nhân được về nhà điều trị ngoại trú.

Theo GS.TS Long, để tránh bị tạo khối bã thức ăn trong dạ dày, người cao tuổi cần ăn thức ăn nấu chín, ninh nhừ; không cố ăn những thức ăn dai, cứng như gân, sụn, không ăn măng. Đặc biệt, nên uống đủ nước, ít nhất là 2 lít nước/ngày, kết hợp tập thể dục đều đặn để giúp ruột được kích thích, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Người có bệnh dạ dày thì hay dùng tam thất với mật ong. Tuy nhiên, người cao tuổi không nên dùng tinh nghệ dạng viên hoàn hoặc trộn đặc để ăn; cũng không nên dùng tinh bột nghệ uống cùng với nước cam vì dễ tạo kết dính bã thức ăn.


P/s : Chỉ cho tự tập khí công hết bệnh không tốn tiền thì bị chửi là lang băm, không có cơ sở khoa học, không có y lý mà dám dạy đời, chữa tầm bậy tầm bạ. Do đó qua trãi nghiệm thực tế mới thấy bài tập kéo ép gối thở ra làm mềm bụng của Thầy Ngọc là quan trọng như thế nào. Thôi mọi việc tùy duyên vậy.

Trường hợp này áp dụng cách chữa theo ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng, chỉ cần uống đường cát vàng từ 3-6 thìa cà phê đường pha nước ấm với vài giọt chanh, cho bàn tay ấm, bao tử ấm nóng, rồi tập nằm lăn người, hơi bị chóng mặt, bàn tay lạnh là cơ thể thiếu đường, lại uống tiếp đường và tập cho đến khi cơ thể muốn ói, cứ uống thêm đường cho ói thức ăn trong bao tử 2,3 lần là thức ăn trong bao tử ra hết, bụng hết căng cứng, nhẹ bụng, và mặt hồng hào, tay ấm, thì áp huyết sẽ giảm là khỏi bệnh không cần mổ hay gắp thức ăn ra như trường hợp trên.

8-Đường mật ong không phải là đường năng lượng glucose, nhiều người cho rằng cơ thể sẽ tự động chuyển hóa các loại đường thành đường glucose, đó chỉ là lý thuyết, muốn chuyển được các loại đường khác ra glucose nó cần phải có chất xúc tác để chuyển hóa là 1 loại enzym, nếu cơ thể thiếu loại enzym xúc tác thì nó cũng không thể chuyển hóa thành đường năng lượng glucose, nghĩa là đường-huyết vẫn cao, chúng ta có thể thấy người vẫn mệt, bàn tay ngón tay vẫn lạnh, vẫn bị tây y chữa lầm thành bệnh tiểu đường cao phải tiêm insulin mỗi ngày 4 lần mà đường mật ong vẫn không xuống.
Cách chữa đơn giản là uống thêm đường năng lượng glucose, cứ mỗi thìa cà phê đường cát vàng làm tăng 10mg/dL, hay 2 thìa đường cát vàng làm tăng 1mmol/l.
Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ cảnh báo muốn tránh khỏi bị bệnh suy tim mạch, thì cơ co bóp tim cần đường mỗi ngày 6 thìa cà phê đường cát vàng cho người nữ, 9 thìa đường cho người nam.
Như vậy, tối thiếu người nữ cần 2190 thìa đường trong một năm, nếu chúng ta kiêng đường thì mỗi năm chúng ta nợ cơ thể chúng ta 2190 thìa đường, mà cơ thể mỗi ngày vẫn cần đường năng lượng, chúng sẽ tự động lấy đường glycogen dự trữ trong gan, trong vỏ xương, và trong cơ bắp cho đến hết đường dự trữ glycogen lúc đó bệnh nhân có dấu hiệu sụt cân, gầy ốm teo bắp thịt, gân cơ co rút đau nhức, thì các tế bào đang hình thành khối ung thư như trường hợp sau :

Hoại tử và xốp xương đau nhức toàn thân như dao cắt do đường-huyết thấp


9-Trong các loại chè nấu bằng đường glucose, nếu ăn nhiều thì thử đường vẫn bị tăng cao, nhưng khi đường glucose qua chế biến là nấu chín thì đã mất đi tính chất tăng năng lượng và nhiệt lượng để chống mệt mỏi, đầu ngón tay vẫn lạnh.
Nhưng khi trời nắng nóng đi đường mệt mỏi uống 1 ly nước đá chanh đường, 1 ly nước mía, hay ly hột é đười ươi pha đá đường sẽ hết mệt...chứ chúng ta không thể ăn kẹo, trái cây mà hết mệt được.

10-Trước kia chúng ta đi máy bay, đi tầu, xe hơi... đều bị mệt, chóng mặt, buồn nôn gọi là bệnh say tầu xe, phải dùng thuốc chống ói, nhưng chúng ta không biết nguyên nhân nào gây ra. Ngày nay chúng ta có máy thử đường-huyết sẽ thấy đường-huyết tụt thấp, và do kinh nghiệm của ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng, chì cần sờ bàn tay lạnh dần, mặt tái mét là biết bị tụt đường huyết mà nguyên nhân do tuyến tụy tiết ra insulin làm hạ đường, tại sao tuyến tụy tiết ra insulin ? Do sự nhồi lắc dằn xóc của xe, của tầu bị sóng nhồi, của máy bay bay qua đám mây dầy bị nhồi lên, hạ xuống, làm tác động đến tuyến tụy tiết ra insulin. Gặp trường hợp này chúng ta phải uống thuốc chống ói là thuốc có chứa chất gừng (tên thuốc tây y là Gavro) làm ấm nóng bao tử để thức ăn trong bao tử không ói ra ngoài, nhưng thật ra khi chúng ta thay thuốc gừng bằng cách uống 1 ly nước pha 3 thìa đường cát để cân bẳng insulin, sẽ hết chóng mặt, hết ói, hết mệt, bàn tay ấm ngay, mặt hết biến sắc mà trở thành hồng hào trở lại, như vậy chứng tỏ đường cát vàng theo y học làm cân bằng đường-huyết, về phản ưng hóa học làm tăng năng lượng và nhiệt lượng.
Nhờ phản ứng cơ học do sóng nhồi, xe nhồi, làm tuyến tụy bị kích thích tiết ra insulin làm hạ đường huyết, do đó cách chữa bệnh đường huyết cao, cần phải tập thể dục khí công bài nào làm tác động vào bụng kích thích đến tuyến tụy càng nhiều thì cơ thể tăng insulin làm hạ đường.
Nếu không có máy thử đường, kinh nghiệm của ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng, chỉ cần sờ bàn tay và 5 đầu ngón tay sẽ biết tình trạng đường-huyết trong cơ thể :
a-Bàn tay và 5 đầu ngón tay nóng là dư đường huyết.
b-Bàn tay ấm nóng là cơ thể đủ đường.
c-Bàn tay lạnh là cơ thể thiếu đường, càng lạnh nhiều càng thiếu đường nhiều

Cách chữa bệnh đường huyết cao bằng cơ học làm sao cho tuyến tụy được kích thích chuyển động tạo ra insulin, nên trường hợp bàn tay nóng, tập bài Nằm Kéo Ép Gối Thổi Hôi Ra Làm xẹp bụng 300 lần, trán và bàn tay xuất mồ hôi cho đến khi bàn tay ấm mát hết nóng, thử lại đường huyết thấy xuống thấp. Nếu tập tiếp nữa thì bàn tay lạnh, mệt tim thì lại thành bệnh thiếu đường, lại phải uống thêm đường năng lượng.
Cho nên có nhiều người có đường-huyết thấp, lại không muốn uống thêm đường do sợ đường, chỉ muốn tập khí công, thì insulin tăng thêm mà cơ thể không có đường để cân bằng thân nhiệt sẽ bị té xỉu bất tỉnh, nên nhiều người tham gia chạy Marathon bị chết do tim ngưng đập hay mất máu não do đường huyết tụt thấp mà không biết, càng chạy càng làm đường huyết tụt thấp gây chết người, những tai nạn này tây y đều cho rằng nạn nhân có bệnh tim, mà không biết nguyên nhân do đường-huyết tụt thấp.

11-Nhờ cách khám bệnh đường-huyết không cần máy đo đường của ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng, khi đường-huyết đủ là 5 ngón tay ấm, hay thừa đường huyết là 5 ngón tay nóng, hay thiếu đường huyết là 5 ngón tay lạnh.

Nhờ cách khám này, ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng khám phá ra kết quả của máy đo đường không chính xác, không thể kết luận chúng ta bị bệnh tiểu đường hay không bị bệnh tiểu đường được. Vì đường-huyết trong cơ thể còn lệ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ ở môi trường sống, nhiệt độ trong cơ thể, theo trọng lượng cơ thể, theo thức ăn, theo chức năng hấp thụ chuyển hóa nhanh chậm khác nhau. Tại sao lại như thế, câu hỏi này phải nhờ khoa học tìm cách giải thích cho có cơ sở khoa học, còn giải thích theo cơ học và nhiệt học thì y học lại bảo nói tầm bậy, thường hay phê phán bằng cụm từ : “ không có cơ sở khoa học “ mà chính họ không biết là cơ sở khoa học nào dựa theo phản ứng hóa học, dựa theo lực học, dựa theo cơ học, dựa theo nhiệt học ...?

Tại sao ngành Y Học Bổ Sung cho rằng máy thử tiểu đường không chính xác mà chỉ tương đối, nên chúng tôi mới nói trên thế giời này không có ai bị bệnh tiểu đường, chỉ có những người ăn nhiều, lười vận động nằm một chỗ thôi, còn những người làm việc xuất mồ hôi, tập thể dục nặng cho xuất mồ hôi, hay chỉ tập chuyển động các cơ co bóp bụng là đường huyết được cân bằng.
Nhờ cách sờ 5 đầu ngón tay ấm gọi là đủ đường, thì có người có chỉ số đường-huyết 90mg/dL, có người 110mg/dL, có người 140mg/dL có người 200mg/dL, ngoải chỉ số đường như trên, họ vẫn khỏe mạnh tiêu hóa tốt, không đau nhức, không chóng mặt, không mệt, ăn ngủ ngon. Như vậy không thể dựa vào số đo đường-huyết trên mà nói họ thiếu đường hay dư đường có bệnh tiểu đường được.
Riêng tôi, dường sau khi ăn đường 230mg/dL khi cao có dư thừa năng lượng làm việc không mệt mỏi, khi làm việc nhiều tôi bị mệt mỏi thì đường xuống thấp còn 130mg/dL nếu thấp hơn sẽ không có sức làm việc, theo tây y là tôi bị bệnh tiểu đường, nhưng 40 năm tôi không hề bị bệnh, nếu tôi uống thuốc hạ đường thì tôi sẽ càng bị bệnh nhiều hơn không còn sức làm việc ở tuổi mấp mé 8 bó, và sẽ không năng lượng để sáng tạo ra môn học Khí Công Y Đạo Ngành Y Học Bổ Sung Thực Dụng này.

Ngược lại người nào có bàn tay 5 ngón tay rất lạnh là đang thiếu đường nhưng thử đường lại cao trên 300mg/dL chúng ta mới biết đường này là đường mật ong, chứ không phải đường năng lượng glucose, nên vẫn cần uống đường năng lượng cơ thể sẽ hết mệt mỏi, hết bị chóng mặt, suy tim, suy thận, mà nhờ uống uống đường năng lượng này cho đến khi bàn tay ấm, thử lại đường-huyết thì đường-huyết xuống lại thấp hơn. Như có người đường-huyết cao 300mg/dL sau khi uống 3 thìa đường cát vàng, tập khí công, thử lại đường xuống còn 123mg/dL.

12-Khi thời tiết môi trường lạnh, thì tay chân lạnh là mỡ trong cơ thể đặc lại, đường dự trữ trong gan, trong mỡ không tiết ra được, máu bị lạnh tốc độ máu tuần hoàn chậm làm cơ thể mất nhiệt lượng, đo đường huyết vẫn cao, nhưng vẫn thiếu đường năng lượng glucose, khi uống vào cơ thể ấm, sẽ ít bệnh, bớt đau nhức hay hết bệnh phong thấp đau nhức hàn. Khi thời tiết nóng bức thì đường trong mỡ tan chảy làm tăng đường-huyết.
Sau khi tập thể dục khí công bất cứ loại nào làm chuyển động bụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin là đường-huyết hạ thấp, bàn tay sẽ lạnh, thay vì phải uống thêm đường năng lượng, thì chúng ta không cần uống, mà chỉ tập khí công thiền, thở bụng theo dõi bụng phồng-xẹp một lúc, cho bàn tay ấm nóng rịn mồ hôi, ẩm lòng bàn tay trở lại là đường-huyết trong cơ thể được cân bằng, khi thử lại đường dù đường huyết có cao hơn tiêu chuẩn hay thấp hơn tiêu chuẩn cũng chỉ là tương đối không chính xác, vì không ai trong chúng ta có bệnh tiểu đường cả.
Chúng ta làm một thử nghiệm, trước khi thử nghiệm đo đường-huyết 2 tay, chưa cần uống đường, khi tắm sona ngâm người vào nước nóng ấm, đường trong mỡ tan ra làm tăng đường-huyết, khi mùa đông lạnh mỡ trong bụng đông dầy lớp mỡ bụng thì đường bị cất giữ trong mỡ là đường dự trữ, nhưng trong máu lại thiếu đường vì không đủ thân nhiệt làm tan chảy đường trong mỡ, nên cần phải tập thể dục khí công, bài đơn giản nhất là lăn người cho tan mỡ bụng thì đường-huyết tăng, nhưng khi tập nhiều có cảm giác chóng mặt xuất mồ hôi và bàn tay lạnh là đường-huyết tụt thấp lại cần phải uống thên đường cát vàng ngay sẽ hết chóng mặt và hết lạnh các ngón tay , bàn tay ấm là đủ đường, nên không thể căn cứ vào chỉ số đường-huyết cao hay thấp mà cho rằng bệnh nhân thiếu đường hay có bệnh đường huyết cao được.

Bài tập lăn người :

Kỹ Thuật tập Lăn Bò, Ngồi, Đứng, Đi.. khi tập phải uống đường năng lượng glucose


Dưới đây là những bệnh do nguyên nhân thiếu đường ở cả hai loại người, những người không bị bệnh tiểu đường do kiêng đường, và những người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường làm cho đường huyết bị hạ thấp, đều có chung những chứng bệnh sau đây, và muốn chữa khỏi những bệnh này không phải bằng y học mà chữa bằng năng lượng và nhiệt lượng là đường cát vàng và chữa bằng cơ học tập thề dục khí công kích thích bụng chuyển hóa đường, chuyển hóa thức ăn, giúp tiêu hóa thức ăn thành chất bổ máu, dùng đường năng lượng glucose và tập thể dục khí công kích thích co bóp cơ bụng theo phương pháp cơ học đề chuyển hóa protein và chuyển hóa lipid thành glycoprotein đem chất bồ nuôi tế bào phát triển và vận chuyển chất thải của tế bào ra ngoài cơ thể, và glycolipid tạo màng tế bào, bảo vệ màng tế bào, sản xuất ra tế bào mới.

Những bệnh do thiếu đường, phải chữa bằng đường năng lượng chứ không phải bằng thuốc :

Thoái hóa xương cổ, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, cứng cổ gáy vai, tê nhức tay đau lưng, chân, đầu gối, gót chân, đi khó khăn, parkinson, bệnh cholesterol, gout, thần kinh tọa, giảm trí nhớ, lồi điã cột sống, đau nhức tê vai tay chân, liệt đường ruột, hư thận phải lọc thận 3 ngày/tuần, nhức nửa đầu, dị ứng, đau lưng xuống thận qua bụng ra sau lưng dấu hiệu của sạn thận. đau đầu chóng mặt, ho suyễn kinh niên, yếu bao tử, bao tử ăn không tiêu, ợ hơi, trào ngược thực quản, bướu cổ, ung thư bao tử, đi cầu ra phân sống, bệnh tâm thần, mất ngủ, đau nhức mỏi toàn thân, bị chóng mặt mệt tim. bệnh tiểu nhiều, rối loạn tiền đình, bụng căng cứng to, yếu sức, đi đứng chậm chạp, người xanh xao, đi hay lảo đảo, khi đi đau bàn chân, đầu cổ cứng không quay trái phải hay cúi ngửa được, nhức đầu, ù tai, mắt sụp, nhìn không có thần, liệt mặt méo miệng, lỗ tai ù, hoăc mắt bị chói, thấy xung quanh tối sầm thoáng qua, u xơ tử cung ,(xơ hóa sợi cơ, u lành tính tái phát tại chỗ, viêm gan , suy thận độ 2, mắt mù dần, tê liệt bại xuội chân tay vô lực do áp huyết thấp và đường thấp khác với stroke tai biến gây liệt cứng, động kinh co giật, thiếu đường sẽ bị loãng xương, chân yếu đi hay bị té ngã gẫy xương, và bệnh thường gặp khi bỗng nhiên tụt thấp đường-huyết mà không biết, bị ớn lạnh xuất mồ hôi, chóng mặt xây xẩm có dấu hiệu như trúng gió muốn té xỉu, phải uống đường ngay tức khắc chứ không phải cạo gió bệnh nhân sẽ chết ngay nếu không cứu kịp bằng đường. ....

Do đó những ai bị những chứng bệnh kể trên, biết nguyên nhân bệnh là thiếu đường năng lượng do tiêu chuẩn ngành y tự hạ xuống qúa thấp, tạo ra nhiều bệnh "để bán bệnh cho mình mua thuốc". Mình tự phải bào vệ sức khỏe cho mình, nguyên nhân thiếu đường thì uống thêm đường và tập thể dục khí công, các bệnh kể trên tự nhiên biến mất không cần thuốc. Thánh nhân đã nói : Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống. Còn Đạo Phật dạy con người biết sống trung dung, về y học có nghĩa là không để áp huyết cao quá, áp huyết thấp quá, không để đường cao quá, cũng không để đường huyết thấp quá thì không bao giờ bị bệnh, còn chúng ta thì cực đoan, vừa uống thuốc làm hạ áp huyết và hạ đường càng thấp càng tốt không chịu ngưng cứ uống thuốc suốt đời để thành bệnh nan y khác, phải chăng là si mê ?

Thầy  Đỗ Đức Ngọc (bài do bạn Loan Nguyễn giới thiệu)