Tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh xuống mặt tối của Mặt trăng (là nửa Mặt trăng không bao giờ được nhìn thấy từ Trái đất).
Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc thông báo tàu thăm dò Hằng Nga 4 đã hạ cánh xuống khu vực chọn trước trên mặt tối của Mặt trăng vào ngày 3/1./2019
Trước đó, ngày 30/12/2018, tàu vũ trụ Hằng Nga 4 đã đi vào quỹ đạo định trước để chuẩn bị cho lần hạ cánh mềm đầu tiên trên mặt tối của Mặt trăng.
Tàu Hằng Nga 4 lần đầu tiên đi vào quỹ đạo quanh Mặt trăng ngày 12/12/2018.
Các nhiệm vụ của tàu Hằng Nga 4 gồm quan sát thiên văn, địa hình, địa mạo và thành phần khoáng chất của Mặt trăng; đo bức xạ neutron và các nguyên tử trung lập để nghiên cứu môi trường mặt tối của Mặt trăng.
Trung Quốc phóng tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 4 hồi đầu tháng 12/2018 bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3B.
Mặt Trăng quay theo quỹ đạo quanh Trái Đất, trong đó mặt tối là mặt không bao giờ được nhìn thấy từ Trái đất. Các tàu vũ trụ trước đây nhìn thấy mặt tối của Mặt trăng nhưng chưa bao giờ hạ cánh xuống đây.
Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp Nga và Mỹ để trở thành một cường quốc vũ trụ lớn vào năm 2030. Nước này có kế hoạch khởi công xây dựng trạm vũ trụ có người ở của riêng mình vào năm 2019.
Những bức ảnh đầu tiên về vùng tối của Mặt Trăng từ tàu Hằng Nga 4
Ngay sau khi đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng, bộ phận thăm dò Thỏ Ngọc 2 của tàu vũ
trụ Hằng Nga 4 đã được phóng ra, tự di chuyển một quãng đường và bắt đầu nhiệm vụ
của mình là thực hiện những cuộc thử nghiệm về phóng xạ và khoáng chất.
Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên tàu Hằng Nga 4 đã được gửi về Trái Đất.
Bức ảnh được tàu Hằng Nga 4 gửi về sau khi đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng. Ảnh: (AP: China National Space Administration/Xinhua News Agency)
Hình ảnh bề mặt của Mặt Trăng được ghi lại sau khi tàu Hằng Nga 4 đổ bộ xuống. Ảnh: (AP: China National Space Administration/Xinhua News Agency)
Thiết bị Thỏ Ngọc 2 di chuyển trên bề mặt của Mặt Trăng. Ảnh: (AP: Jin Liwang), CNSA
Ngoài ra, cuộc thám hiểm của tàu Hằng Nga 4 cũng mang theo sự sống lên Mặt Trăng,
bao gồm các loại như bông, khoai tây,... nhằm khảo sát sự sinh tồn và tạo nên một sinh
quyển nhỏ.
Theo đó, dự kiến một hệ sinh thái được tạo ra sẽ có khả năng tự duy trì, tạo ra carbon
dioxide nhằm giúp cây phát triển và đóng vai trò như một nguồn thực phẩm. Vùng tối của
Mặt Trăng được coi là "căn cứ" hoàn hảo và tiềm năng để thực hiện những nghiên cứu vũ
trụ và khoa học vì đây là nơi được bảo vệ khỏi những đường truyền vô tuyến từ Trái Đất.
Tham khảo ảnh/nguồn: Space, ABC