Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Lợi ích sức khõe cũa nước râu ngô

Râu ngô (râu bắp) là vị thuốc dân gian phổ biến được sử dụng trong dân gian với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp uống nước râu ngô lại hoàn toàn không có lợi mà còn dễ gây bệnh.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, nước râu ngô có tính bình, lành tính được dùng thích hợp cho tất cả mọi người. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên, cần thiết cho cơ thể, chống oxy hóa rất tốt.

Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Ngoài ra, nó còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Do có tỉ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.
Chất chống oxy hóa tốt
Trong râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… và các vi chất ở dạng tự nhiên giúp chống lại quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể

Được xem như thần dược giải độc, trong râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.


Trị chứng xuất huyết
Nước râu ngô sử dụng hằng ngày có tác dụng rất tốt trong việc giảm tình trạng băng huyết, chảy máu chân răng, xuất huyết tử cung, chảy máu niêm mạc, tiểu tiện ra máu…
Để có thể dùng dài ngày bạn có thể đem cất vào tủ lạnh hoặc phơi khô để dùng dần mà không sợ bị hư. Để tăng hiệu quả bạn nên kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như lá sen, lá huyết dụ, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp…
Trị bệnh đường tiết niệu, sỏi thận
Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng trà râu ngô mỗi ngày giúp làm giảm viêm, làm dịu cơn khó chịu và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn.
Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn đi tiểu dắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt.
Phòng tránh tích nước trong cơ thể
Đây là công dụng liên quan đến lợi tiểu nên các chị em sẽ không lo bị sưng phù hay các triệu chứng đau bụng, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Không chỉ thế, việc đào thải chất dịch thừa của cơ thể ra ngoài sẽ giúp đẹp da.
Điều chỉnh huyết áp cao
Râu ngô chứa hàm lượng flavonoid giúp cải thiện tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp. Vị thuốc này cũng giúp kiểm soát nồng độ natri trong cơ thể, mức độ cao của natri có thể tăng nguy cơ huyết áp cao.
Dùng 30g râu bắp với 300ml nước, sắc cạn còn 100ml. Uống nước luộc ngô mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200ml cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định.
Ngoài ra, để mang đến những tác dụng tốt nhất bạn cũng có thể để nguyên râu ngô trong bắp ngô khi luộc, thêm chút đường, chút muối vào nước luộc.
Hỗ trợ giảm cân
Trong ngô có chứa lượng calo thấp và mang đặc tính lợi tiểu, nên trà râu ngô có thể giúp hỗ trợ những người đang cố gắng giảm cân. Uống trà râu ngô thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát viêm và hỗ trợ quá trình thải độc cơ thể.
Lưu ý không dùng nước râu ngô với các đối tượng

Tuy nhiên, không nên dùng cao râu ngô hay nước râu ngô để uống thay nước lọc. Nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.
Không dùng cho người mắc bệnh máu đông hoặc đăng dùng thuốc chống đông máu vì rau ngô có đặc tính cầm máu tốt, tăng thêm quá trình đông máu của cơ thể.
Không dùng râu ngô thay thế nước lọc (đặc biệt đối với trẻ em) vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung. Trẻ em uống quá nhiều nước râu ngô ảnh hưởng dễ khiến mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.
Phụ nữ đang hành kinh không nên uống: Trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ làm tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông máu, vì vậy rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.
Cách dùng nước râu ngô
  • Râu ngô có tác dụng lợi tiểu vì vậy chỉ nên dùng vào buổi sáng hoặc trưa không nên dùng vào buổi tối có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ vì phải đi tiểu nhiều ban đêm.
  • Râu ngô đem rửa sạch hoặc có thể băm nhỏ, cho vào ấm cùng với nước, đun sôi để uống hằng ngày. Râu ngô phối hợp với các loại rau cỏ lợi tiểu khác như rễ tranh, kim tiền thảo, mã đề… sẽ cho hiệu quả cao hơn.
  • Ngoài ra, để mang đến những tác dụng tốt nhất bạn cũng có thể để nguyên râu ngô trong bắp ngô khi luộc, thêm chút đường, chút muối vào nước luộc.
  • Để dùng râu ngô an toàn nên chọn nguồn râu ngô sạch, tin tưởng vì râu ngô có thể có tồn dư chất bảo vệ thực vật. Râu ngô cũng là một vị thuốc, vì vậy cần phải dùng có liệu trình và theo hướng dẫn của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe.

Minh Nguyên/dkn tv