Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Xét nghiệm máu tại nhà nhờ công nghệ dựa trên điện thoại di động

Các nhà nghiên cứu tại Đại học South Florida ở Mỹ đã tạo ra một phiên bản di động của một phương pháp kiểm tra miễn dịch kết hợp enzyme (ELISA), kết hợp kỹ thuật tiêu chuẩn vàng dùng để phát hiện sự có mặt của một kháng thể hoặc kháng nguyên nào đó trong máu.

Thay vì đưa bệnh nhân đến phòng thí nghiệm, công nghệ điện thoại di động mới cho phép tiến hành thử nghiệm tương tự tại phòng mạch bác sĩ, phòng khám hoặc thậm chí ở vùng sâu vùng xa. "ELISA là một công nghệ quan trọng để phân tích sinh hóa các protein và các hormone và rất cần thiết cho việc chẩn đoán nhiều bệnh như HIV và bệnh Lyme", Anna Pyayt, giáo sư tại Đại học South Florida nói.

Thiết bị kiểm tra miễn dịch kết hợp enzyme (MELISA)
MELISA bao gồm một bộ phận sưởi ấm các mẫu máu ở nhiệt độ thích hợp và sau đó phân tích chúng thông qua hình ảnh chụp bằng điện thoại di động.

Pyayt, tác giả của nghiên cứu đăng trên tạp chí Biosensors and Bioelectronics cho biết: "MELISA cho phép các bệnh nhân trải qua quá trình thử nghiệm và đạt được kết quả ngay tại địa điểm chăm sóc".

Thiết bị kiểm tra miễn dịch kết hợp enzyme (MELISA) đo lường chính xác nồng độ progesterone, một hormone chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ và là dấu hiệu của một số bệnh ung thư. 
MELISA bao gồm một bộ phận sưởi ấm các mẫu máu ở nhiệt độ thích hợp và sau đó phân tích chúng thông qua hình ảnh chụp bằng điện thoại di động. Nó sử dụng công nghệ phân tích màu để xác định các thành phần màu RGB (đỏ, xanh) của mỗi mẫu máu.
Pyayt nói: "Nó được thiết kế để thực hiện các thử nghiệm sinh học đơn giản và có giá cả phải chăng. Cuộc thử nghiệm chi phí thấp này có thể được tích hợp với các cuộc thăm khám định kỳ, điều này sẽ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và phát hiện kịp thời các dấu hiệu đáng lo ngại trước đó. Thiết bị MELISA nặng chỉ 1 pound (0,45kg), giúp bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh mãn tính và mọi người trên khắp thế giới dễ dàng sử dụng".

 Huynh Dung (QTM) -theo khoahoc.mobi- 27/4/2018)