Người có trí tuệ xưa nay thường không sống “trong miệng” của người khác, cũng không sống “trong mắt” của người khác. Gặp nhau là duyên mà không gặp cũng là duyên, gặp lại là duyên mà biệt ly cũng là duyên.
Trần thế mênh mông giữa đến và đi cho nên gặp hay không gặp cần gì phải đau khổ luyến lưu?
Bất luận bạn làm tổn thương ai thì xét về lâu về dài, đó đều là sẽ tự làm tổn thương đến mình.. Có thể hiện giờ bạn sẽ không cảm nhận thấy được nhưng nó nhất định sẽ chuyển động ngược trở lại và quẩn quanh bên bạn. Phàm là bạn làm việc gì đối với người khác thì cũng là đối với mình, bạn khiến người khác trải qua điều gì thì sau này bạn nhất định sẽ trải qua điều đó.. Phật giáo truyền giảng về nhân quả không phải để hù dọa con người mà chính là có ý muốn nhắc nhở, bảo ban con người.
Đây là chân lý, cho dù bạn có tin hay không thì nó vẫn cứ tồn tại không cách nào bị mất đi.
Đến với giáo lý nhà Phật không phải là để ký thác khi mất đi mà là để đối đãi đúng đắn với cuộc đời. Nhìn thấu sự “vô thường” của nhà Phật chúng ta sẽ nhận thấy rất nhiều điều mặc dù là tốt đẹp nhưng sẽ không bền vững lâu dài. Hay rất nhiều khi chúng ta rơi vào thống khổ tưởng như không thể chịu đựng được nữa nhưng rồi chúng lại qua đi nhanh chóng. Cho nên,”vô thường” là gợi ý tốt nhất cho cuộc đời. Nó khiến cho chúng ta ở trong hoàn cảnh biến đổi thất thường của cuộc đời mà có thể thăng hoa trí tuệ.
Học giáo lý nhà Phật để làm gì? Chính là để điều phục tự tâm (tạm hiểu: điều hòa, thu phục tâm).
Rất nhiều người chỉ vì một lòng muốn cầu sống lâu, cầu không bệnh tật, cầu tiền tài, cầu sinh con trai mà đến tu trì...
Kỳ thật, đây đều là đã đi ngược lại với Phật Pháp.
Bái lạy
không phải chỉ là khom lưng cúi người xuống mà là buông bỏ ngạo mạn.
Niệm Phật
không phải là thể hiện ở số lượng thanh âm mà là thể hiện ở sự thanh tịnh của tâm địa.
Chắp tay
không phải chỉ là khép hai tay lại mà còn thể hiện sự cung kính.
Thiền định
không phải là ngồi lâu đến mức không dậy nổi mà là trong tâm không bị dao động bởi bên ngoài.
Vui mừng
không phải là ở khuôn mặt rạng rỡ mà là ở sự khoan khoái, dễ chịu trong lòng.
Thanh tịnh
không phải là ở sự vứt bỏ dục vọng mà là thể hiện ở tâm địa không mưu cầu cái lợi.
Bố thí
quyên tặng không phải chỉ là cho đi hết vật chất mà là chia sẻ tấm lòng yêu thương.
Tín Phật
không phải là học tập tri thức mà là thực hiện vô ngã.
Có những người khi ăn chỉ chuyên chọn những thứ mình yêu thích, ở cũng chọn chỗ mình yêu thích, kết giao bạn bè cũng chỉ chấp nhận người mình ưa thích…
Vậy một khi gặp được điều mình không ưa thích sẽ không có cách nào tiếp nhận. Kỳ thực, ngoại cảnh không thể vĩnh viễn cho bạn sự sung sướng, hạnh phúc.
Chỉ có học được cách thích ứng được với cả điều mình không yêu thích thì mới vĩnh viễn có được niềm hạnh phúc!
Sống trên đời,
không tranh giành chính là từ bi, không tranh cãi chính là trí tuệ, không nghe thấy chính là thanh tịnh, không nhìn chính là tự tại, không tham lam chính là bố thí, đoạn tuyệt cái ác chính là làm việc thiện, sửa đổi chính là sám hối, khiêm tốn chính là lễ Phật, tha thứ chính là giải thoát, thấy đủ chính là buông bỏ, lợi người chính là lợi mình.
Rất nhiều khi chúng ta nhìn thấy sự hào nhoáng, phù hoa mà lại không nhìn thấy một “mạch nước ngầm” đang khởi động: Có một ít người biểu hiện bề ngoài hạnh phúc là bởi vì họ đang che dấu nỗi khổ khó tả.
Có một ít người bên ngoài nở nụ cười nhưng trong lòng lại đang có âm thanh của nước mắt.
Có một ít người thường hay khoa trương nhưng kỳ thực trong tâm linh lại có nhiều hư không…
Bình luận của người khác thực sự không quá trọng yếu như vậy. Hạnh phúc và vui vẻ của bản thân là không phải ở trong con mắt của người khác mà là ở chính trong tâm mình!
(bài do bạn Tư Sang giới thiệu)
-----------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm video: Sống Vui & Hạnh phúc