Cà phê là một thức uống của rất nhiều người dân trên thế giới vào mỗi buổi sáng. Có thể là nó mang lại một loại cảm giác sảng khoái, tràn đầy sức sống và giúp họ tỉnh táo và hứng khởi hơn. Tuy nhiên trong cà phê tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm mà bạn chưa biết.
Theo thống kê, thì có khoảng 70% người trưởng thành trên thế giới có thói quen uống trà hoặc cà phê hàng ngày vào buổi sáng. Tuy nhiên một số người lại thường xuyên uống vào buổi chiều, khi mất tập trung và lơ đãng trong công việc.
Tác dụng phụ của cà phê được các chuyên gia cảnh báo chủ yếu là:
1. Mất ngủ
Hoạt chất chính trong Cà phê là caffeine, đây là chất chủ yếu gây mất ngủ. theo nghiên cứu thì caffeine giữ cho não tỉnh táo, vì vậy điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ khi tiêu thụ vào trước giờ đi ngủ.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều caffeine có thể gây bồn chồn suốt đêm. Điều này dẫn đến thói quen tiêu thụ nhiều đồ uống caffein trong ngày và ngủ ít hơn trong đêm, do đó giảm năng suất lao động và lối sống không lành mạnh.
2. Gây nghiện
Giống như bất kì thói quen nào, uống cà phê cũng có thể dẫn đến thói quen nghiện cà phê. Có thể mô tả “bệnh” nghiện cà phê như là nếu một ngày bạn không uống một cốc cà phê nào thì bạn sẽ cảm thấy đau đầu, bị kích thích và thiếu tập trung…
3. Lo lắng
Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn.
Uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm hư hại các tuyến thượng thận, giảm sức đề kháng của thần kinh trong các tình huống căng thẳng và khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh.
4. Tăng huyết áp
Khi uống đồ uống chứa caffeine có thể làm tăng huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra 2 lý do tăng huyết áp bất thường: Khi động mạch co lại sẽ dẫn đến huyết áp cao; tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể hạn chế lưu lượng máu.
5. Béo phì
Đồ uống có caffeine có nhiều chất polyphenol, khi tiêu thụ với số lượng lớn có thể dẫn đến béo phì. Mặc dù, một số nghiên cứu chỉ ra rằng mức tiêu thụ vừa phải caffeine có thể giảm cân, nhưng uống quá nhiều lại có thể làm tăng cân.
6. Tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Gout là một bệnh tương tự như viêm khớp gây viêm khớp do sự tích tụ dư thừa axit uric. Caffeine là chất kích thích, lợi tiểu, nó sẽ loại bỏ nhiều chất lỏng, do đó không hòa tan tinh thể axit uric. Điều này dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể này trong các khớp khiến làm tăng nguy cơ bệnh gout.
7. Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Caffeine gây ra những ảnh hưởng bất lợi lên sự trao đổi chất glucose trong cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2. Sự nhạy cảm với sản xuất insulin giảm nên gây ra lượng đường trong máu cao, điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
8. Loãng xương
Uống nhiều cà phê có thể cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất vào xương, tăng nguy cơ loãng xương. Một nghiên cứu thực hiện với các phụ nữ mãn kinh cho thấy uống trên 4 ly cà phê mỗi ngày có thể làm loãng xương. Tuy nhiên, những người ưa thích cà phê có thể khắc phục hạn chế này bằng cách thêm sữa vào cà phê.
9. Ảnh hưởng đến tuyến thượng thận
Tiêu thụ một lượng lớn cà phê vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, buộc tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và cuối cùng dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa. Tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, giúp hỗ trợ cơ thể tại thời điểm căng thẳng, nên còn được gọi là hormone stress.
Tuyến thượng thận còn có tác dụng điều hòa nhịp tim. Trong trường hợp tuyến thượng thận phải làm việc quá mức, cơ thể sớm bị kiệt sức và các triệu chứng đầu tiên là yếu tim.
Lời khuyên tránh tác dụng phụ từ cà phê
Trước khi uống cà phê bạn hãy uống 1 ly nước lọc, bởi đây là cách đơn giản giúp pha loãng nồng độ caffeine trong cơ thể và giảm thiểu tối đa tác hại của nó. Uống nước giúp trung hòa lượng axit, pha loãng caffein của cà phê.
Mai Hoa-dkn.tv 1/4/2018