Bệnh nhiễm vi khuẩn Salmonella là một bệnh viêm do một nhóm vi khuẩn gọi là Salmonella gây ra. Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm máu, xương và khớp xương.. Triệu chứng bệnh xuất hiện sau 6 đến 72 giờ kể từ khi ăn thức ăn chứa vi khuẩn, và bệnh có thể kéo dài từ bốn đến bảy ngày.
Hầu hết mọi người đều bình phục mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số người bệnh tiêu chảy có thể nặng đến mức cần phải nằm viện. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm có nguy cơ ảnh hưởng cao nhất.
Các triệu chứng ngộ độc salmonella bao gồm tiêu chảy, đau bụng và sốt. Trong một số trường hợp, Salmonella có thể gây tử vong.
Hàng năm, Salmonella được ước tính gây ra 1 triệu bệnh do thực phẩm ở Hoa Kỳ với
19.000 trường hợp nhập viện và 380 trường hợp tử vong.
Con đường lây nhiễm Salmonella?
Salmonella lây lan thông qua việc ăn các thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm hoặc bằng cách tiếp xúc với động vật hoặc người bệnh. Các nguồn thông thường nhất là gia cầm, trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa. Theo Bộ Y Tế Louisiana, đến 90% các trường hợp nhiễm Salmonella là do thực phẩm. Salmonella hiếm khi lây lan từ người sang người tuy nhiên, bạn cần đảm bảo việc rửa tay đúng cách nhằm tránh các trường hợp tiếp xúc với Salmonella.
Nếu gặp các tình trạng bệnh dưới đây, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để xin tư vấn:
- Tiêu chảy và sốt. Tiêu chảy trong hơn ba ngày mà không được cải thiện, đi ngoài có máu.
- Ói mửa kéo dài
- Dấu hiệu mất nước như: đi tiểu rất ít, khô miệng và cổ họng, chóng mặt khi đứng lên.
Điều trị và phòng ngừa
Hầu hết những người bị Salmonella đều tự hồi phục hoặc cần bổ sung chất lỏng để ngăn ngừa mất nước.
Để đảm bảo gia đình bạn an toàn khỏi Salmonella, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Xử lý thịt gia cầm tươi, thịt bò và thịt lợn một cách cẩn thận.
- Khi lấy thị sống từ trong túi ra ngoài, cần tránh để nước thịt dính và các vật dụng và thực phẩm khác.
- Làm lạnh thực phẩm nhanh chóng và hạn chế để thức ăn ở nhiệt độ phòng.
- Rửa sạch mặt bếp nấu ngay khi chế biến nhằm ngăn ngừa lây nhiễm chéo với các thực phẩm khác.
- Tránh ăn thịt sống hoặc nấu chưa được chín
- Đảm bảo đạt được nhiệt độ nấu ăn chính xác, đặc biệt khi sử dụng lò vi sóng.
- Nên rửa tay cẩn thận trước và sau khi chuẩn bị thức ăn.
Theo baomoi.com- 17/04/2018