Đôi khi để thích ứng được với môi trường sống sống tự nhiên khắc nghiệt, các loài thực vật này phải thay đổi hình dạng cũng như cấu trúc cơ thể để sinh tồn.
Thế giới tự nhiên chứa đựng biết bao nhiêu điều kỳ lạ và bí ẩn mà cho đến nay con người vẫn chưa khám phá ra hết: những loài động vật với hình dáng khác thường, những cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ hay nhiều loài thực vật có hình dạng, kích thước, màu sắc khiến chúng ta phải sửng sốt khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng. Tất cả chúng đã tạo nên một thế giới muôn màu, muôn vẻ, đầy màu sắc và sinh động.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những loài thực vật kỳ lạ nhất trên hành tinh của chúng ta mà có nằm mơ bạn cũng không hề nghĩ chúng tồn tại:
Cây gọng vó có tên khoa học là Sundew (tên gọi khác là Drosera), loài cây này có gần 200 loại khác nhau nhưng tất cả đều là giống cây ăn thịt. Đặc điểm dễ nhận biết của loài này là lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có chất lỏng giống như giọt nước.
Những lông tuyến chứa chất lỏng này không phải để trang trí, nhiệm vụ chính của chúng là thu hút côn trùng. Một khi loài côn trùng nào vô tình đậu lên những lông tuyến này, lông tuyến sẽ lập tức co lại và giữ chặt côn trùng cho đến khi chết rồi chúng sẽ tiết ra chất tiêu hóa con mồi.
2. Cây xương rồng bóng chày
Loài cây mọng nước này có tên khoa học là Euphorbia Obesa và phân bố nhiều ở Nam Phi, chúng có hình dạng bên ngoài chẳng khác nào một quả bóng chày đúng như tên gọi của nó. Chiều cao trung bình của cây vào khoảng 20 cm, khi nở hoa trông chúng không khác gì một hòn đá có hoa, đẹp một cách “độc lạ”.
Mặc dù đẹp nhưng cây bóng chày chứa độc và có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng về da. Mặc dù vậy, nhiều người yêu cây cảnh vẫn săn lùng loài cây này khiến số lượng của chúng giảm mạnh và hiện nay đang đang được bảo vệ bởi những hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc gia Nam Phi.
Là loại cây duy nhất được tìm thấy trong sa mạc Namibia, có vẻ ngoài vô cùng xấu xí nhưng cây Bách lan lại khiến bạn kinh ngạc vì khả năng sống của nó. Chúng có thể sống từ 1.000 đến 2.000 năm, kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nóng bức của vùng sa mạc. Điều thú vị nhất về Welwitschia là chỉ có hai lá phát triển liên tục trong hàng nghìn năm.
4. Cây mắt búp bê
Tên gọi khác là cây Actaea pachypoda hoặc Baneberry, là một loại cây quả nhỏ có nguồn gốc từ những cánh rừng Bắc Mỹ. Cái tên này xuất phát từ hình dạng quả giống hệt như mắt búp bê, thân màu đỏ và rất ít lá. Mỗi năm, loài cây này cho ra quả một lần, những quả nhỏ và mọng tròn kết thành chùm màu trắng trong khá đẹp mắt nhưng đừng có dại gì mà đụng vào vì quả của loài thực vật này có chứa độc tố rất mạnh, đủ khả năng khiến một người tử vong nếu vô tình ăn chúng.
5. Cây Xương rồng khế (Cereus)
Loài cây này chỉ phát triển ở những vùng sa mạc với lượng nước thấp. Cũng chính bởi lý do đó, chúng chỉ có thể nở hoa vào ban đêm và mỗi năm chỉ nở từ 1 đến 2 lần.
6. Lithops – hoa đá
Với hình dáng bên ngoài chẳng khác gì một viên sỏi, loài thực vật này gần như vô hình trước mắt con người và các loại động vật khác. Chúng có nhiều tên gọi khác như sinh thạch, xương rồng, ngọc đầu thạch, sen đá, hải thạch lan, hoa sỏi và có nguồn gốc từ Nam Phi. Nhưng thực tế, hình dạng độc đáo của loài cây này được hình thành từ việc sáp nhập các cạnh bên ngoài của chiếc hai lá riêng biệt, hoa sẽ nở từ giữa hai mảnh lá này. Loài thực vật kỳ lạ này phát triển mạnh vào mùa mưa và đặc biệt có thể sống tới hơn 50 năm.
7. Hoa xác thối Rafflesia Arnoldii
Đây là hoa lớn nhất trên thế giới, chúng là một loài thực vực ký sinh vào rễ và thân những cây leo khác, không có lá và có thể nặng tới 22 kg. Được tìm thấy nhiều tại nhiều khu rừng rậm của Sumatra, Indonesia, không chỉ có hình dáng thô kệch, xấu xí, chúng còn tiết ra mùi thịt thối rữa nhằm thu hút ruồi thụ phấn. Rafflesia arnoldii là cây lưỡng tính, có cả cơ quan sinh sản đực và cái.
8. Cây nắp ấm (Pitcher plant)
Đây có lẽ là loài thực vật khá quen thuộc nhiều người, chúng phân bố nhiều tại bờ biển phía Đông nước Mỹ và có nguồn gốc tại Đông Nam Á. Bằng việc tiết ra mùi hương từ phần đuôi lá hình thành một bầu phễu nhỏ, chứa dịch nhầy tỏa hương thơm, chúng dụ côn trùng chui vào trong thân, tiết ra chất độc, giết và tiêu hóa con mồi. Thậm chí chúng còn có thể “đánh chén” cả một con chuột.
9. Cây bắt ruồi, muỗi
Một loài cây ăn thịt khác có cách thức săn mồi gần giống với cây nắp ấm là cây bắt ruồi, muỗi Venus. Khi một con ruồi hoặc muỗi vô tình đậu vào chúng thì hai mép lá đấy gai sẽ khép lại khi có ruồi hoặc côn trùng nhỏ bò vào. Sau đó một chất dịch nhầy được tiết ra để tiêu thụ con mồi trong 10 ngày.
10. Cây xác chết
Có tên khoa học là Amorphophallus titanum (hay còn gọi là titan arum) là một loài thực vật có hoa dạng chùm không phân nhánh lớn nhất trên thế giới. Chúng có xuất xứ từ Ai Cập và được cuốn sách kỷ lục Guinness công nhận là loài cây nở hoa lớn nhất thế giới.
Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là mùi hương và màu sắc của hoa giống như thịt thối nhưng được dùng để thu hút côn trùng với mục đích nhờ chúng mang phấn hoa đi để thụ phấn và phát triển giống loài. Năm 2005, Guinness chính thức công nhận cây Titan Arum được trồng tại vườn thú Wilhelma ở Stuttgart, Đức với chiều cao 2,94 mét.
Tất nhiên đây chỉ là một phần nhỏ của loài thực vật kỳ lạ đã được phát hiện trong tự nhiên, vẫn còn rất nhiều loài thực vật còn chưa được phát hiện ra và không biết chúng còn có hình dáng hay cấu trúc kỳ lạ như thế nào.
Sơn Tùng -dkn.tv