Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Lần đầu tiên thuốc in 3D (ba chiều) được phép bán tại Hoa kỳ




 

By
Tại Hoa kỳ thuốc đầu tiên do máy in 3D (ba chiều) sản xuất đã đươc phép bán trên thị trường từ ngày thứ ba 22/3/2016

Thuốc này--tên gọi là Spritam--đã được Cơ quan Quản lý Thực phẫm và Dược phẫm (FDA) chấp thuân vào tháng 10 năm ngoái cho phép bán như là thuốc uống trị bệnh động kinh (epilepsy) cho người lớn và trẻ con..
Kỹ thuật in 3D đã gíúp sản xuất thuốc này dưới dạng những viên thuốc xốp (porous pills) hòa tan được trong nước nên tránh cho bệnh nhân khỏi phải nuốt. Điều này rất quan trọng đối với các bệnh nhân bị động kinh vì họ có thể bị khó khăn khi phải nuốt viên thuốc và đối với những ngưởi trông bệnh nhân vỉ họ sẽ không còn gặp trở ngại khi phải cho các trẻ nhỏ uống thuốc này

Để chế tạo ra loai thuốc xốp này, Công ty Dược phẩm Aprecia Pharmaceutical Co. đã triển khai ra kỹ thuật ZipDose (ZipDose Technology) dựa vào kỹ thuật in 3D thuộc bản quyển của Viện Massachusetts Institute of Technology.



Ngoài thuốc trị động kinh Spritam, công ty Aprecia dự trù sẽ sản xuất theo kỹ thuật nói trên một loạt những thuốc khác trị những bệnh liên quan tới hệ thẩn kinh trung ương bao gồm trầm  cảm.  tâm thần phân liệt (schizophrenia) và Parkinson. 

 


Tưởng nên biết trong tiến trình in 3D viên thuốc đươc máy in 3D tạo thành bằng cách in dần nhựng lớp thuốc mỏng, lớp nọ chồng lên lớp kia. Ông Don Wetherhold,Tổng giám đốc Aprecia, hy vọng là trong tương lai sẽ có thễ áp dụng kỵ thuật in 3D này vào những loại viên thuốc tan dần  (extended release pill)

3-D printed drug to hit U.S. shelves - Caitlin Huston- Mar 22,2016


------------------------------------------------------------ 
Sơ lược về công nghệ in 3D

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công nghệ in 3D khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là: tạo nên một vật thể 3D bằng cách xếp chồng từng lớp vật chất lên nhau cho đến khi tạo hình hoàn chỉnh vật thể đó. Mỗi lớp là một lát vật chất mỏng và nằm ngang (horizontal layers). Các bạn có thể hình dung là mình lấy một củ cà rốt cắt thành lát mỏng rồi sau đó sắp các lát mỏng ấy theo thứ tự để tạo thành củ cà rốt. Trong công nghệ in 3D thì máy in sẽ là công đoạn tạo ra các lát mỏng ấy từ nguyên liệu có sẳn như là nhựa...
 
https://search.yahoo.com/search;_ylc=X3oDMTFiaHBhMnJmBF9TAzIwMjM1MzgwNzUEaXRjAzEEc2VjA3NyY2hfcWEEc2xrA3NyY2hhc3Q-?p=3d+printing+video&fr=yfp-t-472-s&fp=1&toggle=1&cop=mss&ei=UTF-8
Mô hình của một vật thể trước hết sẽ được vẽ bằng một bản vẽ 3D trên máy tính, bản vẽ này có thể được vẽ bởi kỹ sư hoặc dùng một máy scan 3D để tạo ra bản vẽ đó. Sau đó người ta sẽ dùng phần mềm "xắt - cắt" bản vẽ ấy thành hàng trăm, hàng ngàn lớp mỏng nằm ngang. Máy in 3D sẽ đọc bản vẽ đó và tạo ra từng lớp mỏng nằm ngang chính xác như trong bản vẽ, sau khi các lớp mỏng đó được tạo ra chúng sẽ được sắp xếp và kết gắn với nhau và chúng ta sẽ không thấy được những lớp đó khi vật thể được hoàn thành.

Máy in 3D có thể là dạng máy in rải dây nóng chảy (
Fused Deposition Modeling - FDM), hoặc giống như các máy in mực 2D nhưng có thêm một cái ống để chứa các giọt vật liệu được làm nóng chảy, sau đó từ giọt vật liệu nóng chảy ấy, một lớp của vật thể sẽ được tạo ra giống như trong bản vẽ. Hoặc đó có thể là máy in thiêu kết lazer chọn lọc (selective laser sintering - SLS), một lớp của vật thể sẽ được tạo ra bằng cách dùng tia lazer nung chảy "bột nguyên liệu", hoặc có thể dùng công nghệ khác nữa.