Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

Cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Bệnh đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, di chứng và cách phòng ngừa ⋆ Hồng Ngọc Hospital

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ cũng là nguyên nhân gây khuyết tật  đứng hàng thứ ba. Mặc dù đột quỵ phổ biến đến mức nào, việc phân biệt các triệu chứng đột quỵ với các bệnh khác vẫn là một thách thức

Bạn đã sẵn sàng học cách nhận biết cơn đột quỵ chưa? Sau đó bạn đã đọc qua danh sách các dấu hiệu cảnh báo đột qụy chưa ? Nếu bạn biết được các điều này thì có thể cứu được nhiều mạng sống.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm

Theo WHO, đột quỵ đã gây ra cái chết của 6,2 triệu người vào năm 2015 và đã đươc xếp vào hạng thứ hai trong danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới của Tổ chức này, chỉ sau có bệnh tim thiếu máu cục bộ mà thôi

Đột quỵ là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ xảy ra khi một số tế bào não đột ngột chết do thiếu oxy. Điều này xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn do tắc nghẽn hoặc do vỡ động mạch trong não.

Điều trị cấp thời

Khi nói đến việc phát hiện đột quỵ và trợ giúp y tế , tốc độ là tất cả. Ly do là vì việc điều trị cấp thời có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết, hoặc sự khác biệt giữa sự hồi phục hoàn toàn và tình trạng tàn tật lâu dài.

                                                  TRIỆU CHỨNG

Facebook

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA) khuyến nghị sử dụng chữ tắt F.A.S.T để nhận biết các triệu chứng đột quỵ. Điều này bao gồm việc kiểm tra các dấu hiệu như khuôn mặt rũ xuống (Face), cánh tay bi yếu (Arm) và nói khó khăn(Speech). Nếu tất cả các dấu hiệu này đều xuất hiện  thì đã đến lúc (Time) bạn phải gọi cấp cứu.

Hầu hết các trường hợp đột quỵ đều chỉ có thể được xác định bởi cách xét nghiệm này.

Khuôn mặt

Bạn hãy quan sát xem một bên mặt của bênh nhân có bị xệ xuống hay không. Bạn hãy yêu cầu người bệnh mỉm cười để  xem nụ cười của họ có vẻ không đều hoặc bị lệch hay không.

Cánh tay

Bạn hãy yêu cầu bệnh nhân giơ cả hai tay lên và quan sát xem một cánh tay có vẻ như thấp hơn cánh tay kia hoặc một cánh tay không thể nhấc lên được hay không

Lời nói

Bạn hãy yêu cầubệnh nhân  nói một cụm từ đơn giản để xem họ có gặp khó khăn khi nói không

Thời gian

ASA khuyên rằng nếu bệnh nhân biểu hiện bất kỳ một triệu chứng nào trên đây- ----ngay cả khi triệu chứng đó không còn nữa—thì điều quan trọng là bạn phải liên hệ ngay với dịch vụ cấp cứu và thông báo cho họ rằng đó có thể là một cơn đột quỵ. Sự hỗ trợ y tế sẽ được gởi tới tức thời .

                                                       GỌI CẤP CỨU

Luôn gọi trợ giúp y tế khẩn cấp –dù là bạn không chắc chắn về các triệu chứng-- bởi vì thời gian để kịp thời chữa trị rất quan trọng.

Mô tả các triệu chứng

Khi liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp,bạn  hãy mô tả các triệu chứng của bệnh nhân cho người trực điện thoại.

Các dấu hiệu khác ngoài F.A.S.T

ASA cho biết những triệu chứng bổ sung có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng với các dấu hiệu F.A.S.T nói trên như:

-Mất phương hướng

-Đột ngột bị nhầm lẫn, gặp khó khăn khi nói hoặc không hiểu người đối thoại nói gì

-Tê toàn thân

Các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm

-Cảm giác tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể.

-Tầm nhìn thay đổi, cho một hay cả hai mắt

-Chóng mặt

Các dấu hiệu khác của đột quỵ bao gồm

-Khó đi lại, cảm thấy chóng mặt và mất thăng bằng hoặc mất phối hợp.

-Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân

                                               CÁC LOẠi ĐỘT QỤY

Đột quỵ có thể xảy ra dưới hai dạng: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết.

ĐỘT QUỴ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT | Trạm Y tế Phường 8

1-Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 80% bệnh nhân. Biến thể đột quỵ này là kết quả của việc lưu lượng máu đến não không đủ.

Phân nhóm đột quỵ thiếu máu cục bộ

Trong loại đột quỵ này còn có cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), xảy ra tắc nghẽn tạm thời ở một trong các mạch máu.

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Một số hành vi và tình trạng lâm sàng nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc loại đột quỵ đặc biệt này. Đó là tăng huyết áp, béo phì, nồng độ cholesterol tăng cao, tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc tiểu đường, uống quá nhiều rượu và hút thuốc.

2- Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ này không phổ biến lắm và xảy ra khi một mạch máu bị vỡ bên trong hộp sọ.

Nguyên nhân đột quỵ xuất huyết

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra loại đột quỵ này, vì nó làm suy yếu các động mạch não, làm tăng nguy cơ vỡ động mạch.

Yếu tố nguy cơ đột quỵ xuất huyết

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm béo phì, lạm dụng rượu, hút thuốc, căng thẳng và không hoạt động.

                                 NHÓM BỊ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT

Đột quỵ phổ biến nhất ở người lớn từ 65 tuổi trở lên.

Nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ có thể tăng cao khi mang thai và khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố.

                                                      CHẨN ĐOÁN

Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân và đánh giá tính liên tục của các triệu chứngnày. Bác sĩ cũng sẽ thu thập thông tin chi tiết liên quan đến các thuốc bệnh nhân đang dùng và tìm hiểu về tiền sử bệnh tim và đột quỵ của gia đình bệnh nhân.

Kiểm tra sức khỏe

Bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số khác nhau như huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, bác sĩ có thể đánh giá thị lực của bệnh nhân.

Các xét nghiệm tiếp theo

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để xác định thời gian đông máu, đánh giá lượng đường huyết và xác định bất kỳ sự mất cân bằng nào trong thành phần hóa học của máu.

Các xét nghiệm xâu hơn

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI và CT scan.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): quy trình, giá, ưu nhược điểm|Tâm Anh - TeeCafe MRI (cộng hưởng từ)

Các xét nghiệm bổ sung

Chụp động mạch não (brain angiogram) để xem các động mạch ở não và cổ có bất kỳ thay đổi tiềm ẩn nào không .

Bằng cách siêu âm động mạch cảnh (ultrasound on the carotid artery), các bác sĩ có thể kiểm tra xem có sự tích tụ chất béo trong động mạch hay không và xác định xem lưu lượng máu có bình thường hay không.

Siêu âm tim (Echocardiogram) Thông qua việc kiểm tra này, bác sĩ sẽ nhìn thấy hình ảnh chi tiết của tim. Việc kiểm tra sẽ cho thấy liệu có bất kỳ cục máu đông nào cuối cùng có thể di chuyển đến não và gây ra đột quỵ hay không

                                                              ĐIỀU TRỊ

Điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ

Thuốc khẩn cấp làm tăng cơ hội sống sót và có thể làm giảm bất kỳ biến chứng nào khác. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp các chất này vào não hoặc thực hiện can thiệp phẫu thuật.

Điều trị đột quỵ xuất huyết

Thủ tục cấp cứu bao gồm việc sử dụng thuốc để giảm áp lực nội sọ, huyết áp và cũng để ngăn ngừa co thắt mạch máu và co giật. Bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật để sửa chữa các mạch máu.

                             CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẨY RA SAU ĐIỀU TRỊ

Đột quỵ có thể gây ra các biến chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn, điều này sẽ phụ thuộc vào cường độ của bệnh và thời gian não không nhận được oxy. Tin tốt là một số biến chứng có thể được đảo ngược bằng các chương trình phục hồi

Tê liệt hoặc mất vận động

Một phần cơ thể có thể bị tê liệt sau đột quỵ. Các cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất thường là cơ mặt và cánh tay.

Nói hoặc nuốt khó khăn

Đột quỵ cũng có thể gây tổn thương các cơ xung quanh miệng và cổ họng.

Ký ức  Nhiều người bị đột quỵ bị mất trí nhớ hoặc khó suy nghĩ.

Trong một số trường hợp cảm giác đau, tê hoặc những cảm giác kỳ lạ khác ở những vùng cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh.

Thay đổi hành vi

Một số bệnh nhân trở nên xa lánh xã hội, thường là do họ trở nên phụ thuộc vào người khác trong những công việc đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như uống một cốc nước. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất trí nhớ và suy nhược

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nạn nhân của đột quỵ cũng có nhiều khả năng bị huyết khối trong tương lai. Đây là khi cục máu đông hình thành ở chân. Nó thường ảnh hưởng đến những người bị mất cử động.

Top 13 Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới - Học Điện Tử

                                                   PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Những người sống sót sau cơn đột quỵ cần được hỗ trợ và điều trị lâu dài, bao gồm vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, trị liệu ngôn ngữ và trị liệu tâm lý.

 Nguồn “How to identify the warning signs of a stroke- Stars Insider -05/03/19” NBNtintuccaonien