Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Một số điều bệnh nhân đau thần kinh tọa cần lưu ý

Bệnh đau thần kinh tọa nếu không được theo dõi và chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng, những cơn đau sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, khiến người bệnh mất ngủ, trở nên dễ cáu gắt, mệt mỏi, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khả năng lao động. Vì vậy, cần nắm chắc một vài lưu ý để ngăn bệnh tiến triển nặng thêm.


1. Đau dây thần kinh tọa là gì và hậu quả của nó ra sao?


Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 và rễ thần kinh sống 1
. Nếu rễ thần kinh lưng 5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống cẳng chân và tới tận ngón chân út. Nếu thần kinh sống 1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân.

Nếu để bệnh tiến triển trong thời gian dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác và khả năng kiểm soát hoạt động của bàn chân, gây teo các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện mất tự chủ và thậm chí có thể dẫn tới vẹo cột sống hay thậm chí là tàn phế.

2. Những lưu ý khi bị đau thần kinh tọa thắt lưng
Để đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau thần kinh tọa, bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ một số lưu ý sau:

– Hội chứng đau thần kinh tọa thắt lưng thường do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đốt sống, gãy xương cột sống, lao. Bệnh nhân nếu có dấu hiệu cần khám sức khỏe định kì và phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

– Trong thời tiết lạnh cần mặc quần áo ấm, thời tiết lạnh là thời điểm khó khăn đối với những người bị đau thần kinh tọa. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung thật nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B, hạn chế rượu, không hút thuốc lá.

– Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Có thể đi bộ, bơi, đạp xe, tập yoga, treo xà. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.

– Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa và bất động, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh, tránh cử động hoặc xoa bóp vào chỗ đau.



– Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng. Khi muốn nhấc một vật nặng nên co đùi gấp gối vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng. Không kéo, đẩy và nâng vật nặng bằng một tay. Khi nâng vật nặng thì không nên cúi lưng để nâng mà nên ngồi xuống, nâng vật nặng lên bằng cả hai tay nhằm giảm bớt sức ép lên trên cột sống. Không với hoặc lấy một vật để quá cao hoặc quá xa vì làm mất độ cong tự nhiên của cột sống và có thể làm tổn thương đến các cơ cạnh cột sống.

– Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống.

– Tránh các động tác mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột, không nên làm việc nặng hoặc mang vác vật nặng ảnh hưởng lên vùng cột sống. Đồng thời tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế, nên thay đổi tư thế 30’- 45’ một lần, làm các động tác thư giãn tại chỗ. Đối với những người thường xuyên phải ngồi nhiều, lái xe… nên đeo đai lưng để làm giảm áp lực lên cột sống.

Nắm được những lưu ý trên, việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa sẽ không còn trở nên khó khăn với người bệnh. Bên cạnh đó, với mục tiêu giảm đau, chống viêm và tái tạo xương khớp, bệnh nhân cần kết hợp với các sản phẩm có nguồn dốc từ thiên nhiên như Collagen Type II, Glucosamine

3. Các bài tập hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả
Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một vài bài tập đơn giản mà bệnh nhân có thể tự luyện tập tại nhà. Các bài tập này sẽ rất hữu ích trọng việc giảm đau và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên đối với những người đang bị đau thần kinh tọa, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập bất cứ môn thể thao nào

Bài tập cải thiện sự linh hoạt vùng thắt lưng
Vị trí ban đầu: Nằm trên thảm hoặc chiếu, dùng gối nhỏ hoặc 1 quyển sách kê dưới đầu. Cong 2 đầu gối và giữ cho bàn chân thẳng, khoảng cách giữa 2 bàn chân bằng với độ trộng của hông. Thả lỏng phần trên của cơ thể, nằm gập nhẹ nhàng về phía ngực.

Thực hiện: Cong một đầu gối lên về phía ngực và dùng 2 tay ôm chặt đầu gối. Kéo dần dần về phía ngực đến mức có thể. Giữ tư thế trong khoảng 20-30 giây, kết hợp hít thở sâu. Đổi chân và thực hiện 3 lần.
Lưu ý:
–         Đừng quá căng cổ, vai và ngực.
–         Chỉ kéo giãn ở mức thoải mái có thể, không được gắng sức.

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
Vị trí ban đầu: đứng thẳng và để 1 chân lên một vật cố định như bậc, nấc thang. Giữ chân thẳng, duỗi thẳng ngón chân.

Thực hiện: Ngả người về trước, lưng thẳng. Giữ tư thế trong 20 – 30 giây, kết hợp thở sâu. Đổi chân và thực hiện từ 2 đến 3 lần.
Lưu ý:
  • Không cố quá sức với các tư thế kéo căng cơ.
  • Giữ lưng thẳng ở tất cả các tư thế.
Bài tập kéo giãn cơ hình trái lê (cơ tháp)
Vị trí ban đầu: Nằm dựa lưng, dùng một chiếc gối nhỏ hoặc sách để kê đầu. Cong chân trái và để mắt cá chân phải chéo qua đầu gối chân trái.

Thực hiện: Dùng 2 tay giữ chặt bắp đùi trái và kéo người về phía người. Giữ phần xương cụt ngay trên sàn, để hông thẳng. Kéo căng mông phải. Giữ trong 20-30 giây, kết hợp thở sâu. Thực hiện 2 đến 3 lần.
Lưu ý:
  • Có thể sử dụng khăn thay thế nếu không thể dùng tay giữ đùi.
  • Đừng để xương cụt trượt khỏi sàn.
  • Giữ khung xương chậu thẳng