Xin mời đọc kỹ bài này trước khi quyết định không bao giờ ăn thủy hải sản sống hoặc nấu không đủ chín.
Nhập viện vì ăn thủy hải sản ...
Cá, tôm, sò, ốc là những thủy sản rất quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày tại quê nhà, nhưng chúng cũng có thể là mối de dọa cho sức khỏe. Nhiễm giun sán là vấn đề đáng lo ngại đối với mọi người.
Gần đây báo chí bên nhà có nói nhiều về sự bộc phát của bệnh sán lá, khoa học gọi là Distomatosis, do cá truyền sang cho người tại một số tỉnh ở VN.
Các giới chuyên môn nghĩ rằng bệnh lý nầy có nguyên nhân chính từ tập tục ăn gỏi cá sống hoặc ăn cá nấu không thật chín.
Nghiên cứu tại VN cho biết có từ 45% đến 80% cá nuôi tại một số vùng đã bị nhiễm sán lá rất trầm trọng.
Tại Nam Định, nơi thường có tập tục ăn gỏi cá sống, thì số người bị nhiễm sán lá từ cá có thể lên đến 65%, và cá nuôi thì bị nhiễm lối 44,7%.
Tại Nghệ An, chó mèo và heo bị nhiễm sán lá từ cá truyền qua với tỷ lệ 13-38%Riêng An Giang và Nghệ An là hai tỉnh không có tập quán ăn gỏi cá sống cho nên số người bị nhiễm sán lá từ cá chỉ ở mức độ từ 0,1 đến 1% mà thôi (VietnamNet 18/10/2006).
Nhiễm sán lá là một vấn đề rất nghiêm trọng tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, ViệtNam, Thái Lan, Làovà Cam Bốt.
Có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
1- Sán lá gan Fasciola Gigantica
Triệu chứng thay đổi tùy theo loại sán, tùy theo số lượngsán nhiều hay ít, tùy nơi định vị và tùy theo thời gian mới nhiễm hay đã bị nhiễm từ nhiều năm rồi. Nói chung triệu chứng ban đầu lúc ấu trùng di chuyển có thể là đau bụng, thường là ở vùng hạ sườn phải (right upper quadrant), nôn mửa, tiêu chảy, biếng ăn, mất cân…Một thời gian sau thì có triệu chứng gan mật, vàng da vv…
Sán lá gan Fasciola Gigantica to nhất, thường làm nghẽn bít hệ thống mật và gây tổn hại mô gan. Báo Thanh Niên Daily ngày Sept 22 /2006 có nói đến một ca tại Quảng Bình sán lá gan xuyên qua da và chui ra khỏi lồng ngực lúc bệnh nhân đang được bác sĩ khám. Một vài loài như sán lá phổi Paragonimus Westermani có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng khi chúng vào trong phổi, trong các hạch hoặc trong não.
Những điểm cần lưu ý:
Sán lá chỉ
có thể phát triển và tồn tại lâu dài nếu trong ao hồ hội đủ các yếu tố
như có sự hiện diện của một loại ốc thích hợp sống trong nước, cây cỏ
thảo mộc dưới nước, cá tôm sống ở nước ngọt và sau hết phải có người hay
một loài động vật nào đó ăn vào. Cá chép (Carp) thuộc họCiprinidae thường là ký chủ trung gian của sán lá Clonorchis Sinensis và của sán lá Opisthorchis spp. Điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam rất thuận lợi để bệnh sán lá dễ phát triển và dễ lây truyền.Người bị nhiễm qua việc ăn cá sống, nấu không đủ chín hoặc ăn sống các loại rau cải mọc dưới nước đã bị nhiễm ấu trùng sán lá. Thí
dụ tại VN có thể thấy rau muống ruộng, rau dừa, ngó sen, rau ngổ, rau
bồn bồn, rau chút, rau bông súng, rau cần ống. Tại hải ngoại có rau Cresson Sauvage mọc dưới nước (watercress) cần phải để ý vv
2- Giun đầu gai Gnathostoma
Gỏi cá sống là đặc sản của vùng duyên hải VN. Món gỏi cá sống tuy rất ngon nhưng nó vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta.
Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma. Loại giun này rất phổ biến tại vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ, Mexico, Peru và Ecuador. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm giun đầu gai khá cao.
Giun trưởng thành (adult) sống trong bao tử chó và mèo. Trứng giun theo phân nhiễm vào nước mưa chảy xuống ao hồ sông rạch. Trứng nở ra ấu trùng (larvae) và bị một loạigiáp xác (crustacea) thật nhỏ có tên là Cyclop ăn vào. Cá, lươn, rắn, ếch nhái, gà vịt, và các loại thủy cầm(waterfowl) đương nhiên nuốt Cyclop vào bụng và bị nhiễmgiun đầu gai. Trong các loài vật vừa kể, ấu trùng giun sẽ định vị trong thịt.
Khi chúng ta dùng cá sống, ấu trùng vào bụng, xuyên ruột và đi tứ tung trong cơ thể chúng ta. Giun có thể vào gan, vào mắt, di chuyển dưới da, hoặc đến định vị trong não hay trong tủy sống. Đây là bệnh Gnathostomosis.
Đi đến đâu, giun gây tình trạng viêm sưng đến đó. Tùy nơi giun định vị mà triệu chứng sẽ khác nhau. Ở mắt, sẽ làm giảm thị lực hoặc mù lòa, và gây ho hen nếu ở hệ hô hấp.Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy (Encephalomyelitis), làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể chết.
Vài năm trước đây Hội Dược Sĩ VN tại Hoa Kỳ cũng có đăng một bài nói về một ca nhiễm giun đầu gai ở một Việt kiều lúc về thăm quê hương. Trong thời gian ở VN, anh ta có nhậu với bạn bè món thịt rắn hổ mang, và đặc biệt là anh ta xơi sống nguyên tim rắn với hy vọng là sẽ được sung sức bằng 5 bằng 10 ngày thường.
Khi trở qua Hoa Kỳ, anh ta bắt đầu ngã bệnh và có dấu hiệu mệt mỏi yếu sức lạ thường lại thêm sốt, nổi mày đay ở chân, đau ở vùng gan, ớn lạnh về chiều. Kết quả xét nghiệm máu,cho thấy số bạch cầu Eosinophils trong máu tăng cao 13.000.
Các bác sĩ bên Mỹ mò mẫm chữa trị bằng kháng sinh, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng qua sự cố vấn của một nhà ký sinh trùng học, bác sĩ Nagami, thuộc The Centers for Disease Control & Prevention (CDC), bệnh đã được chẩn đoán chính xác: bệnh nhân đã bị nhiễm giun đầu gai Gnathostoma Spinigerum.
(theo vietnamdanđen.com) …