Củ cải --còn có tên gọi là củ cải trắng --- thuộc họ nhà cải dược, có nhiều vào mùa Thu Đông. Ngoài việc dùng để làm rau ăn, củ cải còn dùng để chữa bệnh, nước ép củ cải có tác dụng kháng khuẩn chống nấm và hình thành sỏi mật.
Theo Đông y, củ cải sống có vị cay tính hàn, củ cải chín có vị ngọt tính ôn. Nhờ đó mà củ cải có tác dụng hóa đờm nhiệt, hạ khí giải độc, trị ho có đờm mất tiếng, chống đầy bụng, chảy máu cam, thổ huyết (ho ra máu), tiêu khát, lỵ, giải độc rượu, giải độc than, giải độc cá và làm tan máu tụ (ứ huyết).
Dùng bên trong thì lấy khoảng 50-150g giả lấy nước uống hoặc nấu canh, dùng bên ngoài thì giã đắp vào chỗ đau.
Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng củ cải để trị bệnh:
1. Chữa ho nhiều, người mệt mỏi suy nhược
Nguyên liệu: Củ cải trắng, lê, mỗi loại 1kg; Gừng tươi, sữa tươi, mật ong mỗi thứ 250g.
Cách chế biến:
Lê gọt sạch bỏ hạt. Sau đó giã nhỏ lê, củ cải trắng, gừng cho riêng từng thứ một. Vắt lấy nước cốt cho vào từng cốc riêng, có thể vắt bằng khăn xô. Tiếp theo, cho nước cốt củ cải trắng và nước cốt lê đã vắt được ở trên vào nồi đun sôi, sau đó hạ bớt lửa cho đến khi nước đặc sền sệt thì cho các thứ còn lại vào, khuấy đều, đun sôi lại.
Căn vào tỷ lệ nguyên liệu như trên, bạn có thể làm nhiều một lúc trữ vào trong lọ dùng dần, mỗi lần uống từ 10-15ml, pha với nước ấm ngày uống 2 lần. Đặc biệt về mùa lạnh rất dễ bị ho, các bạn nên chuẩn bị sẵn khi cần sẽ có để dùng luôn.
2. Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạntính ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi do sức khỏe suy yếu nên rất dễ mắc các bệnh. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi thì tỷ lệ mắc bệnh lại cao hơn ở lứa tuổi này. Bệnh viêm phế quản mạn tính cũng là bệnh phổ biến.
Dưới đây là cách hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính ở lứa tuổi người già bằng củ cải trắng rất dễ làm và hiệu quả.
Nguyên liệu: 250g củ cải trắng, đường phèn, mật ong vừa đủ và một bát con nước
Cách chế biến: Củ cải rửa sạch thái miếng nhỏ. Cho các nguyên liệu trên vào sắc cho đến khi còn nửa bát con nước.
Người bệnh nên dùng 2 lần vào buổi sáng và tối, có thể uống cả nước và ăn củ cải đã sắc. Nên dùng liên tục từ 7-10 ngày để phát huy tác dụng
3. Chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm
Nguyên liệu bao gồm: Hạt cây củ cải đã phơi khô, gừng tươi, vỏ quýt, bột gạo.
Cách chế biến: Gừng tươi ép lấy nước cốt, trừ lại 1 nhánh vừa. Hạt cải rửa sạch sau đó tẩm nước gừng tươi, sao vàng và tán thành bột mịn. Lấy khoảng 5 vỏ quýt và nhánh gừng tươi còn lại cho vào nồi đun sôi kỹ, sắc còn 40-50ml nước, lấy nước trong cho thêm bột gạo quấy đều, khi chín đều thành hồ sền sệt. Tiếp theo lấy bột hạt củ cải trộn đều với nước hồ ở trên, đem viên thành hạt nhỏ như hạt đậu đen.
Người bệnh nên uống 15 đến 20 viên một lần và uống hằng ngày trước bữa ăn.
4. Chữa táo bón, miệng khô đắng
Dùng củ cải tươi xào với tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 – 5 ngày.
5. Chữa khản tiếng, mất tiếng
Khàn tiếng, mất tiếng làm cho chúng ta rất khó chịu và gặp nhiều cản trở trong giao tiếp. Để chữa trị hiện tượng này, các bạn có thể dùng nước ép của cải trắng, cho thêm 2-3 lát gừng ngậm sau đó nuốt dần. Nên ngậm nhiều lần trong ngày để phát huy tác dụng.
6. Viêm loét miệng do nhiệt
Củ cải trắng có tính mát, diệt khuẩn do đó nó còn phát huy tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đặc biệt có hữu ích trong việc chữa viêm loét, miệng do nhiệt. Thay vì súc miệng bằng nước lọc các bạn có thể thay thế bằng nước ép của củ cải tươi. Các bạn nên súc miệng nhiều
lần trong ngày để có kết quả tốt.
7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Từ lâu củ cải trắng được xem là thực phẩm tuyệt vời của những bệnh nhân bị tiểu đường. Củ cải trắng giúp kiểm lượng đường trong máu và cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết. Dùng 200g củ cải trắng, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g nấu thành cháo. Nên ăn nóng và ăn ngày một lần. Các bạn có thể ăn thường xuyên. Ngoài ra có thể ăn củ cải trắng luộc hoặc xào cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
8. Phòng và điều trị viêm loét dạ dày
Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày.
Ngoài ra củ cải trắng còn có tác dụng phòng tránh thiếu máu bởi chúng chứa một lượng vitamin B12 tự nhiên rất dồi dào. Với hàm lượng nước và vitamin C cao, nó còn là thực phẩm giúp cơ thể đủ nước, tăng cường sức khỏe cho làn da, giữ ẩm cho da rất tốt.
9. Chữa chứng bệnh sa trực tràng
Đây là chứng bệnh trực tràng bị lòi ra ngoài (còn gọi là lòi dom). Để chữa trị ta lấy vài củ cải trắng luộc lấy nước, khi nước đã nguội còn ấm thì ngâm hậu môn vào và rửa kỹ phần trực tràng lòi ra thật sạch rồi ấn vào không cho lòi ra ngoài nữa. Đồng thời lấy một củ cải trắng giã nát và rịt vào rốn. Nếu thấy ngứa và phồng nước ở chỗ rịt thì tháo ra. Cần nằm yên một lúc khi đang rịt thuốc.
10. Trị chứng tiểu đục
Nếu mắc chứng nước tiểu đục do phải lo nghĩ nhiều quá, hoặc tửu sắc quá độ thì lấy củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy vị thuốc ngô thù du (bán tiệm thuốc bắc) vào, đậy kín lại. Hấp chín củ cải trắng này rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải đem sấy khô, tán bột,cho thêm hồ (bột quấy đặc) vào và viên lại thành từng viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống khoảng 30-40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.
Cao Sơn -daikynguyen 25/9/2017