Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Những tục lệ đón Giáng sinh thú vị khắp thế giới

Giáng sinh là dịp lễ quan trọng trong năm tại nhiều quốc gia và cũng là dịp người ta thể hiện sức sáng tạo vô tận.

Lễ hội đèn lồng khổng lồ (Philippines)
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi
Tại Philippines, mỗi khi tới dịp lễ Giáng sinh là người dân lại háo hức đón chờ những màn trình diễn màu sắc và ánh sáng kỳ diệu tại lễ hội đèn lồng khổng lồ có tên Ligligan Parul Sampernandu, được tổ chức tại thành phố San Fernando. Nơi này còn được mệnh danh là “Thủ đô giáng sinh của Philippines”. Dịp Noel hàng năm tại đây sẽ thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế tới thưởng ngoạn. Các đội thi sẽ phô diễn tác phẩm đèn lồng cầu kỳ, tinh xảo và lớn nhất của mình. Đường kính của những chiếc đèn lồng từ 6 m trở lên.

Lễ hội Gavle Goat (Thụy Điển)
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-1
Giáng sinh là lễ hội được người dân thị trấn Gavle (Thụy Điển) cũng như nhiều du khách quốc tế đón đợi nhất vào dịp cuối năm. Theo tục lệ, sau khi đêm Noel kết thúc, mọi người sẽ cùng chiêm ngưỡng cảnh đốt cháy một con dê bằng rơm khổng lồ để ăn mừng. Các chú dê khổng lồ này được gọi là Yule, có độ cao trên 13 m. Kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 1966, đã có 29 lần dê Yule được đốt cháy thành công. Trong một số năm, nghi thức này đã thất bại vì rơm được bện quá chặt hoặc có mưa tuyết, khiến dê Yule không thể cháy hết và tắt lửa giữa chừng.
Những cách đón Giáng sinh thú vị ở khắp nơi trên thế giới

Đừng để bị mất… chổi (Na Uy)
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-2
Na Uy có thể được xem là quốc gia có tập tục đón Giáng sinh kỳ lạ nhất trên thế giới. Theo đó, nếu tới Na Uy một lần vào dịp Giáng sinh, bạn sẽ được người bản địa nhắc nhở: Đừng bao giờ để mất chổi vào dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, chẳng ai lại đi ăn cắp chổi tại quốc gia phương Tây này. Đó đơn thuần chỉ là một quan niệm truyền thống của người Na Uy, cho rằng phù thủy và ma quỷ sẽ xuất hiện trong đêm Giáng sinh và tìm kiếm các cây chổi tốt để bay lên trời. Ngày nay, tập tục cất giấu chổi vào nơi an toàn trong nhà vào dịp Giáng sinh vẫn được người dân Na Uy duy trì.

Không Tamales, không Giáng sinh (Venezuela)
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-3

Suốt nhiều thế kỷ, người dân tại thành phố Caracas (Venezuela) duy trì một thói quen thú vị vào dịp Giáng sinh. Trong đêm Noel, sau khi đã hoàn thành mọi nghi lễ tại nhà thờ, tất cả mọi người sẽ trở về nhà hoặc ghé vào các cửa hàng trên đường để thưởng thức bữa ăn tối với “tamales”, một loạt bánh với vỏ làm bằng bột ngô, được nhồi thịt và gói lại gần giống như những chiếc nem của Việt Nam, được làm chín bằng cách hấp lên. Món này còn được gọi là bánh ngô, có xuất xứ từ Mexico.

Lễ hội ánh sáng và pháo hoa (Canada)
Những tục lệ đón Giáng sinh thú vị khắp thế giới - Ảnh 5Lễ hội này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1967 khi các nhà chức trách muốn khai trương và giới thiệu với người dân tòa thị chính mới xây. Từ đó đến nay, lễ hội ánh sáng và pháo hoa được diễn ra thường niên vào mỗi dịp Giáng sinh tại Toronto (Canada). Tại quảng trường Nathan Phillips, các cây thông Noel và mọi vật dụng trang trí trong khu vực được trang hoàng với hơn 300.000 bóng đèn LED. Đêm Noel sẽ kết thúc với màn trình diễn pháo hoa và hoạt động trượt băng ngoài trờ
Nhận quà từ Sinterklaas (Hà Lan)
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-5
Mỗi độ Giáng sinh đến là trẻ em tại Hà Lan lại háo hức mong giờ ngày Thánh Nicholas (ngày 6/12 hàng năm). Lũ trẻ ngóng chờ giây phút xuất hiện của nhân vật giám mục Sinterklaas. Đây được xem là ông già Noel phiên bản Hà Lan. Sinterklaas thường là người có vóc dáng cao, gầy, bận áo choàng màu đỏ sẫm và một chiếc mũ tương tự trang phục của một vị giám mục. Vị này sẽ cưỡi ngựa trắng đi trên đường phố, bên cạnh là đoàn tùy tùng mặc trang phục Tây Ban Nha từ thế kỷ 16. Sinterklaas sẽ phát những món quà được lấy ra từ bao tải lớn đặt sau lưng cho lũ trẻ.

Trang trí… cây chuối Noel (Ấn Độ)
 
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-6
 
Tại Ấn Độ, chỉ có khoảng 2,3% dân số theo đạo Kito (khoảng 25 triệu người). Người Ấn Độ không tìm mua và trang trí cây thông vào dịp Giáng sinh, mà thay vào đó là cây chuối hoặc cây xoài. Họ sẵn sàng chặt và trang trí cây chuối theo cách rực rỡ nhất có thể và trưng bày tại vị trí trang trọng nhất trong nhà.





Các gia đình đổ xô đi ăn gà KFC (Nhật Bản)
 
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-7
Tại Nhật Bản vào mỗi dịp Giáng sinh, thay vì nấu và thưởng thức những món ăn truyền thống, người dân nước này lại tới các cửa hàng bán gà KFC hoặc đặt mua về nhà thưởng thức món gà Kentucky. Truyền thống này bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản cách đây 4 thập kỷ. Mỗi dịp Giáng sinh, số lượng thịt gà của hãng KFC tiêu thụ ở Nhật Bản tăng từ 5 đến 10 lần thông thường.


Thăm người đã khuất (Phần Lan)
 
nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-8
 Truyền thống tốt đẹp này được các gia đình tại Phần Lan duy trì từ lâu. Theo đó, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung lại và tới các nghĩa trang để thăm viếng phần mộ của tổ tiên và người thân đã mất. Họ thắp những ngọn nến để giúp linh hồn người đã khuất được ấm áp. Các ngôi mộ lạnh lẽo vì không có người nhà đến thăm cũng được nhiều người không phải là thân thích thắp nến giúp.


Giăng mạng nhện vào cây thông (Ukraine)

nhung-cach-don-giang-sinh-thu-vi-khap-the-gioi-9
Thay vì các quả bóng thủy tinh nhiều màu sắc hoặc vật trang trí bắt mắt, người dân Ukraine lại có thói quen giăng những sợi dây được đan lại giống một chiếc mạng nhện khổng lồ lên cây thông vào dịp Giáng sinh.Tục lệ này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian địa phương. Một phụ nữ nghèo không có đủ tiền để mua đồ trang trí cho cây thông nhà mình, cô và những đứa con rất buồn bã. Nhưng sau một đêm, lũ trẻ thức dậy và giật mình vì không biết ai đã làm cho cây thông nhà chúng phủ đầy mạng nhện. Khi những tia nắng đầu tiên của ngày Noel chiếu xuống, lập tức chiếc mạng nhện biến thành vàng bạc và giúp gia đình nghèo này trở nên giàu có. Người Ukraine tin rằng, thói quen trang trí độc đáo này sẽ giúp họ có được nhiều tiền bạc vào năm mới.

Trọng Đạt -Theo Momondo, Hongkiat--(bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)