Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Cách thu hoạch tế bào gốc ít gây tác dụng phụ cho người hiến tặng




Các nhà khoa học Úc đã triển khai một phương pháp mới để thu hoạch các tế bào gốc* (stem cells) một cách ít xâm nhập hơn (less invasive) và gây ít tác dụng phụ hơn cho người hiến tặng



Trong một cuộc ghép tủy sống, các tế bào gốc thường đươc thu hoạch từ các người hiến tặng khỏe mạnh và được sử dụng để chữa trị cho các bệnh nhân ung thư kề cả  các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu (leukaemia)


Các phương pháp thu hoạch hiện nay cần nhiều thời gian và đòi hỏi phải chích một nhân tố tăng trưởng ( growth factor) cho bệnh nhân để nâng cao  số  lượng tế bào gốc. Điều này thường dẫn đến những tác dụng phụ

Phát minh mới, công bố trên tạp chí Nature Communications, giảm bớt đươc thởi gian  đỏi hỏi để có những số lượng tế bào gốc thích ứng mà không cẩn phải dùng tới nhân tố tăng trưởng bằng cách  kết hợp  môt phân tử mới đươc phát hiện (có tên đặt là BOP) với một loại phân tử sẵn có (AMD3100) để "động viên" các tế bào gốc ở trong tủy xương  chuyển dời vào dòng máu.

Bác sĩ Susie Nilsson cho biết nhóm của bà đả chứng tỏ đươc là kết hợp hai phân tử như nói trên ảnh hưởng trực tiếp lên các tế bào gốc nên chỉ cần dùng tới một liều lượng là trong vòng một tiếng đổng hồ đả thấy các tế bào gốc xuất hiện trong dòng máu ( blood stream)

Bà Nilsson nói " Phép trị liệu hiện thời đỏi hỏi bệnh nhân  phài được chích nhân tố tăng trượng nhiểu ngày trướcc khi làm thủ thuật. Phép trị liệu mới loại bỏ nhu cầu chích nhân tố tăng trưởng , điều này có nghĩa là thủ thuật trước đây cần nhiều ngày nay có thể giảm xuống còn khoảng một tiếng"

Cho tới nay AMD3100 chĩ có hiệu nghiệm gia tăng số lượng tế bào gốc nếu đươc kết hợp với nhân tố tăng trưởng. Thề nhưng  theo bà Nilsson nhân tố tăng trưởng này có thể gây những tác dụng phụ khó chịu như đau đớn trong xương và lá lách to ra đối với một số bệnh nhân. Bà Nelsson cũng còn cho biết là có những bệnh nhân khác đơn giản chỉ không đáp ứng với trị liệu và số lượng tế bào gốc không bao giờ tăng đủ  để cho thủ thuật ghép đươc thành công"

Các nhà khảo cứu đã thấy rẳng kết hợp hai phân tử nhỏ như trình bày trên đây không những loại được nhu cầu dùng nhân tố tăng trưỡng mà một khi các tế bào thu hoạch được cấy ghép thì toàn hệ thống tủy xương (bone marrow  system) lại đẩy trở lại không gây tác dụng phụ nào

Nói chung lợi ích chính của phương pháp mới là việc thu họach các tế bào gốc sẽ hiệu quả hơn và giảm rất nhiều stress cho các ngưởi hiến tặng


New way to harvest stem cells better for donors-CSIRO Australia-March 15, 2016

------------------------------------------------


(*)Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là tế bào nền móng của tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể.
Cơ thể chúng ta có hơn 200 loại tế bào khác nhau thực hiện các chức năng sinh lý cụ thể, ví dụ như tế bào da, tế bào cơ, tế bào máu, tế bào thần kinh… Tất cả những loại tế bào này đều hình thành từ một vốn tế bào gốc ở giai đoạn phát triển sớm nhất của phôi thai.
te-bao-goc
Trong cơ thể trưởng thành, tế bào gốc được lưu giữ tại các vị trí đặc biệt gọi là “ổ” tế bào gốc. Chúng đóng vai trò là hệ thống sửa lỗi cho cơ thể nhờ khả năng phân chia không giới hạn thành nhiều loại tế bào khác nhau, nhằm thay thế các tế bào bị chết hoặc tổn thương. Đây là cách mà tế bào gốc giữ cho cơ thể cân bằng và khỏe mạnh.

Tế bào gốc được lấy từ đâu?
Tế bào gốc hiện nay có thể được lấy từ 4 nguồn gốc khác nhau:
– Tế bào gốc phôi lấy trực tiếp từ phôi thai trong giai đoạn phôi bào tức là hợp tử sau 6-7 ngày thụ tinh.
– Tế bào gốc thai lấy từ tế bào gốc đa năng của mô bào thai bị hủy do phá thai.
– Tế bào gốc dây rốn lấy từ màng dây rốn và máu dây rốn của thai nhi sau khi sinh ra.
– Tế bào gốc từ người trưởng thành lấy từ các mô của người trưởng thành (tủy xương, máu ngoại vi…)

Ứng dụng của tế bào gốc
Khi được cấy vào một môi trường thích hợp, tế bào gốc có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành nhiều loại tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, y học đã và đang nghiên cứu để ứng dụng tế bào gốc chữa nhiều chứng bệnh như: mất trí nhớ, Parkinson, tiểu đường type 1, bệnh tim, đột quỵ, ung thư, chấn thương cột sống, viêm khớp xương mãn tính và viêm khớp dạng thấp… Bên cạnh đó, nghiên cứu tế bào gốc cũng mở ra hướng đi khả quan trong tái tạo và cấy ghép mô, cơ quan nội tạng.
ung dung te bao goc
Đặc biệt, công nghệ tế bào gốc đã rất thành công trong các ứng dụng về da: điều trị các tổn thương da, các bệnh lý da liễu và chăm sóc da thẩm mỹ cũng như hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.