Sau 30-4-1975, như tất cả các Sĩ Quan QLVNCH còn ở lại miền Nam, bản thân tôi đã phải
chịu hơn 6 năm tù cải tạo.
Trước khi có dịp định cư tại Hoa Kỳ, tôi đã nghe nhiều chuyện "dở khóc, dở cười" tại cái
quê hương hợp chủng này, nên tôi luôn cẩn thận, chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đối diện
với thực tế.
Đặt chân đến Mỹ vừa tròn 3 tháng, thì gia đình tôi đã phải ứng phó với sự "kỳ thị" của
"cô con dâu"!Từ quê hương đau khổ, nghèo nàn, được sang một đất nước giàu mạnh,
văn minh tột đỉnh, dân chủ thật sự, tự do nhất thế giới... thật là một phúc đức lớn lao!
Vì con trai tôi sponsor, nên bước đầu gia đình tôi phải về ở chung tại San José. Tôi
cũng đã sòng phẳng "trả tiền phòng" hàng tháng coi như "share phòng" hầu tránh phiền
muộn về sau. Thế nhưng càng ngày tôi thấy "cô con dâu" càng tỏ ra "kỳ thị" với 3 đứa
em chồng và thường sửa sai, gây gổ luôn cả chồng. Bà vợ tôi phải lo đi chợ nấu ăn cho
cả nhà nên bận rộn suốt ngày! Thế mà chẳng được ơn mà còn bị oán.
Bạn hữu của cô con dâu thấy chuyện bất bình, đã lén gọi điện thoại lại báo cho chúng tôi.
Cô ta nói với bạn, "Phải gắt gao với họ (chúng tôi) để chồng không dám giúp đỡ họ... và
đoan chắc rằng họ chẳng bao giờ dám xa rời hoặc bỏ đi, vì lý do duy nhất là họ mới qua
Mỹ, chưa có xe. Không tiền thì phải chấp nhận đau thương thôi! Chịu đựng đau khổ
được 3 tháng, vợ chồng tôi bàn nhau tìm đường "di tản"!
May mắn làm sao, chỉ vài hôm sau, một người bạn thân từ Dallas gọi sang và rủ chúng
tôi qua. Thế là chúng tôi quyết định "move" sang Garlant (Dallas) thuộc tiểu bang Texas.
Chúng tôi ra đi vì hạnh phúc của con trai tôi, tôi không muốn cái hạnh phúc của con bị
sứt mẻ vì sự hiện diện của chúng tôi, và cũng để cho chúng tôi được an thân.
Thượng đế cũng thương nên qua Garland tôi tìm được việc làm tại hãng Mervyn.
Làm "Machine Operator" được 3 tháng, thì nhận được "giấy" đi khám sức khỏe để
vào permanent, nhưng vì vết thương chiến tranh còn để lại "nơi cột sống" nên tôi phải
nghỉ việc.Một lần nữa, gia đình tôi phải "move" đi tìm việc làm. Cuộc phiêu lưu vì "đô la"
bắt đầu.
Chúng tôi di chuyển xuống Houston, một thành phố khá lớn, nằm phía Nam của Texas. Tại
thành phố nghèo việc làm này, tôi cũng may mắn tìm được một job: lái xe đưa rước những
gia đình H.O mới sang Mỹ đi học Anh ngữ ESL. Nhờ vậy, tôi đã được tiếp xúc với rất
nhiều bạn bè thuộc mọi giới trong xã hội để được tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm.
Mỗi người một số phận, mỗi gia đình một hoàn cảnh, tuy nhiên đa số đều giống na ná
nhau: khó khăn về ngôn ngữ phong tục tập quán, trong gia đình thì vấn đề con cái đã trở
nên nghịch lý.
Tôi chỉ biết lấy kinh nghiệm của người đến Mỹ trước, an ủi tất cả anh em để họ có đủ
niềm tin và an tâm, hầu vượt qua được bước "khởi đầu nan"! Và tôi đã đi thấy nghe,
hoặc chứng kiến, nhiều chuyện "cười ra nước mắt"!
Tháng 5/95 tôi có dịp giúp đưa một người bạn là chị H. đến "viện dữởng lão" để thăm "bà
cô chồng".Bà cô trong "Viện Dưỡng Lão" là một bà cụ đã 89 tuổi nhưng vẫn còn nét đẹp
lão quí phái. Tóc trắng cả mái đầu, mắt vẫn còn long lanh, trong sáng. Bà đọc báo không
cần mang kính lão. Bà chỉ có một khuyết tật nhỏ là hơi lãng tai. Khi tiếp xúc với Bà chỉ viết
trên giấy để bà đọc, và bà trả lời rất rõ ràng.
Lần đầu đi với chị H, và sau khi chị H trở về Cali, chúng tôi vẫn đến thăm bà ta những khi
rảnh rỗi và rồi được bà kể là bà lập gia đình năm 19 tuổi, đến năm 24 tuổi thì ông nhà
mất, để lại 3 đứa con, mà đứa con gái út chỉ mới lên 2 tuổi!
Góa chồng ở lứa tuổi 24, tuy vẫn còn trong độ thanh xuân, nét mỹ miều còn làm bao thanh
niên trong Quận theo đuổi, nhưng vì thương con, thương chồng, bà quyết ở vậy nuôi
ba đứa con đến ngày khôn lớn.
Bà tần tảo mua bán, lập nghiệp từ một ít vốn của ông chồng để lại. Sau đó bà làm chủ 2
tiệm vàng tại quận TB thuộc tỉnh Tây Ninh. Ngày 30/4/75 miền Nam thất thủ. Thời thế
đổi thay. Bà cùng 2 con gái di tản sang Hoa Kỳ. Dù tuổi đời bà đã 69 tuổi. Quyết định
bỏ cả ruộng vườn nhà cửa và chỉ mang theo 03 bao cát vàng.Đến cuối năm 1975, bà\
ta và 2 con được phép định cư tại Texas.
Qua năm 76, dù mới định cư chưa được 1 năm nhưng với số vàng sẵn có trong tay,
bà quyết định mua một ngôi nhà để cho con gái út (còn gọi là Út Thơm) và chồng cùng
các cháu an cư rồi sẽ lập nghiệp, và các cháu được an tâm học hành.
Sau 9 năm, hai cháu ngoại đã tốt nghiệp Đại Học. Một là Bác Sĩ,một là Dược Sĩ...
Khi thấy cháu ngoại dự trù mở phòng mạch mà không có tiền, bà đã không do dự, mà
còn khuyến khích, hỗ trợ bằng cách trao lại cho Út Thơm tất cả tài sản còn lại của Bà
để Út Thơm lo cho cậu con bác sĩ có được phòng mạch...
Theo bà nghĩ sở dĩ trước đây bà giữ số vàng mang theo là vì sợ con, cháu ỷ lại, tiêu pha
hết. Không còn để phòng thân khi hữu sự. Nay, các cháu đã thành tài. Bà không cần lo
nữa và an tâm sang luôn tên nhà, giao hết của cải cho Út Thơm.
Một tuần lễ sau đó, Út Thơm cùng chồng và 2 con tổ chức đãi mừng Ngoại 79 tuổi và Út
Thơm cùng chồng ngỏ ý đưa Bà đi nghỉ mát vùng xa... đổi gió. Bà ngập ngừng suy nghĩ
nhưng vì 2 cháu năn nỉ thêm, nên miễn cưỡng bằng lòng cho gia đình được vui!
Sáng thứ bảy, cả nhà dậy sớm lo cho Bà ăn sáng, quần áo và vật dụng thường dùng. Hai
cháu ngoại dìu Bà ra xe để lên đường. Ngồi trên xe khoảng 30 phút, xe dừng trước một
tòa nhà lớn lao, sang trọng.
Tại đây, Bà được Bác Sĩ Mỹ khám bệnh trước khi đi chơi xa. Khám xong, Út Thơm vui vẻ
bảo với Bà bác sĩ nói sức khỏe Mẹ rất tốt, ngoại trừ chỉ bị hơi lãng tai thôi! Sau đó Út
Thơm dìu Bà lên phòng khách ngồi, mang cho Bà lon trà ướp lạnh, rồi bảo: "Mẹ uống
nước chờ con vào trong thanh toán tiền cho Bác Sĩ, xong con trở ra chở Mẹ đi."
Ngồi chờ suốt mấy tiếng đồng hồ, Bà sốt ruột nên đi tìm. Chẳng thấy cô Út ở đâu! Bà
bắt đầu lo sợ...thì xuất hiện cô y tá người Mỹ đến nói gì Bà chẵng hiểu và dẫn Bà vào
phòng ăn. Đến nơi nhưng Bà không ăn, nhìn quanh toàn là những bà Mỹ già, chẳng có
người VN và cũng chẳng có ai quen.
Bà gọi tên Út Thơm... nhưng vô vọng! Bà chạy ra ngoài nhưng nhân viên trực không cho
Bà đi. Bà la, khóc và nói thật nhiều nhưng chẳng ai hiểu Bà, vì Bà chưa hề biết tiếng Mỹ.
Bắt đầu từ đây, Bà phải sống với bao nhiêu cực hình mà đám y tá Mỹ trắng, Mỹ đen rất
bạc đãi, đôi khi còn xô đẩy Bà nữa!
Khi tôi đến thăm thì Bà đã ở đây được 9 năm, tuổi đã 88 tuổi. Suốt 9 năm dài, Út Thơm,
con gái Bà không bao giờ trở lại thăm mẹ. Con cháu Bà, tuy phòng mạch ở downtown
cách nơi đây chỉ 20 phút lái xe, cũng chẳng hề thăm viếng!
Gặp chúng tôi Bà vẫn còn sáng suốt. Bà yêu cầu chúng tôi giúp cứu Bà ra khỏi trại Dưỡng
Lão này, liên lạc giùm với em trai của Bà, hy vọng sẽ đưa Bà trở về quê hương.
Nhưng, than ôi, chúng tôi cũng như em trai Bà tất cả phải bó tay. Vì luật của Hoa Kỳ là ai
gởi Bà vào thì chính người đó mới có quyền lãnh ra. Em trai Bà là cậu ruột của Út Thơm,
đã có lần đến gặp Út Thơm để yêu cầu cô lãnh Bà ra giao cho gia đình Ông nuôi. Chẳng
những bị Út Thơm xua đuổi, ông cụ còn bị gia đình Út Thơm hăm gọi cảnh sát vì chen vào
nội bộ gia đình cô!
Từ lúc hiểu được hoàn cảnh của Bà, chúng tôi thường dành thì giờ đến thăm Bà. Mang
quà bánh biếu, Bà không ăn. Biếu tiền, Bà không nhận. Bà nói Bà tuyệt thực và cầu
nguyện ơn trên cho Bà chết sớm. Từ hơn 2 năm rồi, Bác Sĩ ra lịnh bắt Bà ngồi xe lăn,
nên đến nay Bà không đi đứng được nữa.
Giữa năm 1995, vì tôi bị thất nghiệp nên phải move đi tiểu bang khác. Mãi đến năm 1998,
chúng tôi trở về Houston thăm Bà ta...nhưng, tiếc thay Bà đã vĩnh viễn lìa bỏ cái "địa ngục
xa lạ" này, ra đi trong cô quạnh. Hết một kiếp người!
Hình ảnh bà cụ bị con cháu bỏ rơi trong viện dưỡng lão làm tôi trăn trở mãi. Mỹ quốc
là một siêu cường quốc, có nền văn minh và phát triển cao nhứt thế giới, nơi có đủ thứ
luật lệ bảo vệ con người. Một xứ xở tốt đẹp như thế, tại sao đạo lý lại không được quan
tâm" Phải chăng đây là nơi suy tàn của đạo lý gia đình Việt Nam"
Công Cha như núi bỏ hoang!
Nghĩa Mẹ như nước lụt tràn lối đi!
Nhớ bà cụ đã mất. Thương chính thân thế gia đình mình, tôi không muốn tin điều ấy là có
thực. Đành chỉ còn biết cầu mong cho các thế hệ tương lai không còn thảm cảnh này.
Nam Huỳnh (PHT)
vietbao.com/nguoiphuongnam