Luân hồi là một khái niệm vẫn chưa có lời giải chắc chắn. Trong khi ở phương Đông, người ta tin tưởng rất mạnh mẽ về điều đó, thì ngược lại, ở phương Tây, khái niệm này không được chấp nhận rộng rãi. Luân hồi vẫn là một thách thức đối với giới khoa học.
Luân hồi nghĩa là, khi người ta chết, thể xác chết đi nhưng linh hồn không chết, mà sẽ chuyển sinh sang một cuộc sống khác trong tương lai. Người Á Đông có thể khá quen thuộc với khái niệm này, nhưng người phương Tây (đặc biệt theo Công giáo) thì không như vậy, bởi họ tin rằng khi người ta chết đi, linh hồn sẽ chỉ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục, chứ không có kiếp sống tiếp theo.
Tuy vậy, vô số câu chuyện trên khắp thế giới cho thấy luân hồi tái sinh dường như là một thực tế vượt trên sự khác biệt giữa tôn giáo, địa lý, văn hóa và dân tộc. Hai câu chuyện sau đây, được tổng hợp bởi trang Vision Times, sẽ góp phần củng cố quan điểm này. Sau khi đọc chúng, nếu bạn cảm thấy khó tin, ít nhất bạn vẫn có thể cảm thấy ngạc nhiên trước những sự trùng hợp đáng kinh ngạc này.
1. Câu chuyện về Ma Tin Aung Myo
Câu chuyện này bắt nguồn từ nghiên cứu năm 1958 của cố giáo sư Ian Stevenson, một nhà tâm thần học nổi tiếng người Mỹ, về những trải nghiệm luân hồi tái sinh trên khắp toàn cầu. Những câu chuyện này đã được xác minh và ghi nhận
Ma Tin Aung Myo, một phụ nữ Miến Điện, chia sẻ cô từng là một người lính Nhật Bản đã qua đời trong Thế chiến II. Miến Điện khi đó vào những năm 1940 bị Nhật Bản chiếm đóng và liên tục bị quân đồng minh bắn phá. Mẹ Ma tin – bà Daw Aye Tin có quen biết một người bạn Nhật là đầu bếp. Sau chiến tranh, khi người Nhật rời Miến Điện và cuộc sống trở lại bình thường, bà Daw đã mang thai cô, đứa con thứ tư. Đó là vào năm 1953.
Việc mang thai diễn ra tốt đẹp nhưng Daw luôn có một giấc mơ rằng người bạn lính làm đầu bếp Nhật sẽ quay trở lại thế giới này. Ngày 26/12/1953, Ma Tin chào đời. Cô sinh ra rất khỏe mạnh, và có một vết bớt trên háng.
Càng ngày càng lớn, cô bé càng khao khát “trở về nhà”. Điều này làm mọi người hoang mang vì cô chẳng phải đang ở nhà của mình hay sao. Thực ra cô muốn trở về Nhật Bản – quê hương trước kia của mình. Càng lớn, mong muốn của cô càng trở nên mạnh mẽ.
Cô thậm chí có thể mô tả ngôi nhà của mình ở Nhật. Cô kể lại về gia đình và kỷ niệm của mình ở Nhật trước kia. Cô sợ máy bay, và mỗi khi một chiếc máy bay bay qua nhà, cô lại khóc. Cô còn có thể mô tả công việc cô làm, quần áo cô mặc vào ngày cô qua đời và cách thức cô tử vong. Cô thừa nhận mình chính là người lính đầu bếp Nhật Bản mà trước đây mẹ cô đã kết bạn.
Kể lại về khoảnh khắc tử vong, cô nói, lúc đó cô đang ở gần một đống củi khi quân đồng minh tấn công. Khi chạy đi tìm chỗ ẩn nấp, một viên đạn bắn ra từ một chiếc máy bay đã nhắm trúng cô ở háng. Điều này giải thích nỗi ám ảnh của cô về máy bay và cái vết bớt trên háng mà cô có. Ngoài ra, cô có thể mô tả chính xác chiếc máy bay gây ra cái chết của mình. Tất cả những lời kể của cô về cuộc tấn công của máy bay vào làng cũng như công tác đầu bếp trong quân đội Nhật trước đây đã được kiểm chứng và xác nhận là đúng sự thật.
2. Câu chuyện về Luke Ruehlman
Đây là câu chuyện về một cậu bé năm tuổi. Cậu bé quả quyết rằng mình là một người phụ nữ tên là Pam đã chết sau khi nhảy ra từ một tòa nhà đang cháy.
Theo Erica, mẹ của Luke , cậu bé bắt đầu nói đến cái tên Pam ngay từ lúc lên 2 tuổi. Gia đình cậu bé không biết ai tên đó, cả gia đình, họ hàng cũng không ai biết đến cái tên này.
Khi người mẹ hỏi con trai mình ai là Pam, cậu bé nói rằng cậu ấy chính là Pam. Luke nói: “Con là Pam. Ý con là … con từng là Pam nhưng con đã chết và lên thiên đàng. Con đã thấy Chúa và cuối cùng Ngài đã gửi con trở lại đây và khi con thức dậy, con là một đứa bé mà mẹ gọi là Luke”. Cậu bé nhớ rằng cậu từng là một người phụ nữ có mái tóc đen.
Khi người mẹ hỏi con trai mình ai là Pam, cậu bé nói rằng cậu ấy chính là Pam. Luke nói: “Con là Pam. Ý con là … con từng là Pam nhưng con đã chết và lên thiên đàng. Con đã thấy Chúa và cuối cùng Ngài đã gửi con trở lại đây và khi con thức dậy, con là một đứa bé mà mẹ gọi là Luke”. Cậu bé nhớ rằng cậu từng là một người phụ nữ có mái tóc đen.
Cậu bé cũng đã giải thích cho mẹ mình cách thức Pam qua đời. Cậu kể lại rằng Pam khi đó đang sống ở Chicago, và rằng cô ấy đã chết sau khi nhảy ra từ cửa sổ một khách sạn bị cháy. Sau khi xác minh sự việc, Erica phát hiện trong hồ sơ có một phụ nữ tên Pam Robinson đã mất mạng cùng 19 người khác trong vụ hỏa hoạn tại khách sạn Chicago Paxton vào tháng 3/1993. Pam Robinson đã qua đời sau khi nhảy ra từ cửa sổ khách sạn. Gia đình cậu bé chưa từng đến Chicago và những gì cậu bé kể đều khớp sự thật.
Vậy đây là hai trường hợp luân hồi hay chỉ là sự trùng hợp? Chuyện đó vẫn phải tùy nhận xét, đánh giá của độc giả.
(theo dkn.tv)
----------------------------------------------------------------------------
Đọc thêm
https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/3-truong-hop-luan-hoi-gay-chan-dong-the-gioi-o-thai-lan.html
----------------------------------------------------------------------------
Đọc thêm
https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/3-truong-hop-luan-hoi-gay-chan-dong-the-gioi-o-thai-lan.html