Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Làm sao duy trì và cải thiện trí nhớ khi về già



Khi chúng ta già đi thì trí nhớ sẽ kém đi phần nào và việc xử lý sự việc cũng chậm lại. Điều này có thể có nghĩa là chúng ta có thể quên một ngày sinh nhật, nhắc đi nhắc lại một câu chuyện mà không hay biết hoặc không nhớ bỏ chìa khóa hay bóp ở đâu.


Tuổi càng cao thì tính hay quên này có thể ngày thêm nặng nhưng thường ra không phải là một dấu hiệu cho biết bạn đang tiến dần tới một căn bệnh làm suy yếu nghiêm trọng trí nhớ và suy nghĩ như bệnh Alzheimer chẳng hạn.



Mặc dầu vậy, sự suy giảm suy nghĩ dù nhỏ cũng bất tiện và đôi khi có thể là dấu hiệu báo sớm một vấn để về sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vì vậy theo lẽ tự nhiên bạn cũng  muốn biết những biện pháp bảo vệ lý trí và trí nhớ

Dưới đây là những chiến lược giúp bạn duy trì hoặc cải thiện trí nhớ và thậm chí giàm bớt rủi ro bị sa sút trí tuệ (dementia)


1- Loại bỏ các yếu tố khác
Các vấn đề vể trí nhớ và suy nghĩ đôi khi có  liên quan tới những mối lo ngại mà bác sĩ có thể giúp bạn giải quyết như trầm cảm, ảnh hưởng cũa một số thuốc (như thuốc ngủ), thiếu vitamin, uống quá nhiều rượu, mất thính lực và các bệnh về tuyến giáp, thận hay gan


Điều bạn cần làm.

Bạn hãy gặp bác sĩ.  Đôi khi chỉ cần đổi thuốc hoặc chữa trị căn nguyên của bệnh thì suy nghỉ (thinking) của bạn sẽ trở lại bình thường.


2- Kiểm soát huyết áp

Theo báo cáo vào năm 2016 của Hiệp hội Tim Hoa kỳ thì bệnh cao huyết nếu không chữa tri  có liên hệ với sự suy yếu nhận thức vào cuối đời. Lý do có thể là vì theo thời gian, cao huyết áp có thể làm cho dòng máu chay lên não không đủ


Bạn phài làm gì?

Bạn không nên hút thuốc, chỉ nên uống rượu vừa phải và cố gắng ngủ từ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm . Nếu bị cao huyết áp bạn cẩn uống thuốc như bác sĩ chỉ dẫn. Một nghiên cứu vào năm 2016 đăng trện tạp chí the Lancet  đã phát hiện là các người cao niên có cao huyết áp không được chữa trị nếu tuân theo các chỉ dẫn vể nếp sống và thuốc men như nói trên thì sau sáu năm sẽ có rủi ro bị sa sút trí tuệ thấp hơn so với nhựng bệnh nhân không tuân theo cùng các chĩ dẫn.


3. Tập thể dục đều đặn

Những người chủ yếu ít hoạt động có rủi ro bị những vấn đề vể nhận thức cao hơn khi về già. Tất cả những gì nâng cao nhip tim và tăng cường dòng máu lên não có thể giúp giảm rủi ro nảy


Bạn cần làm gì?

Hầu hết mỗi ngày trong tuần bạn hãy dành 30 phút để tập thể dục  tim mạch (cardio/aerobic exercise) như đi bộ nhanh. Ngoài ra mổi tuẩn ban nên dành thêm vài buổi tập thể dục vể sức mạnh (strenght training exercises). Tham khảo growingstronger.­nutrition.tufts.edu


Ngoài ra bạn cũng có thể tập tai-chi , môt môn tập với những động tác nhịp điệu và nhẹ nhàng. Theo báo cáo đăng trên tạp chí American Journal of Preventive Medicine vào năm 2015 thỉ môn tập này có một số tác dụng bảo vệ não



4. Ăn thực phẫm bổ cho tim




Chế dộ ăn uống tốt cho sức khỏe của tim cũng có thể bổ ích cho não. Chẵng hạn như chế đỗ ăn uống  Đia Trung Hải có thể ngăn chặn sự suy thoái nhận thức cũa các cao niên, theo như kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Interna lMedicine


Bạn cần làm gì?

Muốn ăn theo chế độ Đia Trung hải bạn hãy thay thế thịt đỏ bẳng cá (tốt nhất là loại  cá có mỡ như cá hồi và cá thu) và ăn nhiều rau lá xanh như rau cải xoăn (kale) và rau bina (spinch) mổi ngảy.

Bạn nên thêm những lượng nhỏ chất béo lành mạnh như dầu ô-liu và các loai hạt vào chế độ ăn uống và  thêm vào những bữa ăn các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt hat như yến mạch (oatmeal)



Nên biết chế dộ ăn uống MIND cũng giúp giảm rủi ro bị sa sút trí tuệ . (Tham khảo cr.org/brainfood)



5. Thách thức trí óc

Các hoat dộng kích thích trí óc cũng có thể giúp bảo vệ não. Một nghiên cứu của Đai học Pittsburgh phát hiện là những cao niên dành mỗi ngày một tiếng cho những thú vui  dùng tới trí tuệ--bao gồm chơi cờ tướng, đánh bài và chơi âm nhạc ---sẽ ít bị sa sút trí tuệ hơn những người dành ít thởi gian cho các hoạt động này


Bạn cần làm gì?

Bạn hãy thử học một ngôn ngữ hay một kỹ năng mới. Bạn cũng có thễ ghi tên vào những khóa dạy bổ túc dành cho người lớn


6- Sinh hoạt xả hội

Sự cô đơn và thiếu tiếp xúc xã hội đều có liên quan với rủi ro cao bị sa sút trí tuệ, theo như kết quà nghiên cứu đăng trên tạp chí Ageing Research Reviews vào năm 2015


Bạn cẩn làm gì?

Bạn hay dành thời gian tiếp xúc với cộng đồng qua các mối liên hệ mật thiết, các buổi họp mặt, và các cuộc thăm viếng thăm. Theo một nghiên cứu vào năm 2016 đăng trên tap chí Ageing Research Reviews các cao niên  có một lich trình hoat dộng bận rộn đều đat được thành tích cao trong các cuộc trắc nghiệm vê trí nhớ, lý luận và tốc độ tiến hành công viêc


How to maintain, or even improve, your memory as you age-. Consumers Union of United States Inc. - June 3 ,2017