Chạy thận nhân tạo chính là phương pháp giúp lượng nước dư thừa, độc tố, muối và những chất thải trong cơ thể bị tích tụ được thải bỏ ra bên ngoài. Đồng thời giữ lại một số chất như bicarbonate, natri, kali trong máu ở mức đảm bảo an toàn nhất. Bên cạnh đó, phương pháp chạy thận cũng có tác dụng giúp người bị suy thận cân bằng được huyết áp.
- Với trường hợp bệnh nhân bị suy thận cấp tính, phương pháp lọc máu chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn để sức khỏe và thận cải thiện thì có thể dừng lại.
- Với bệnh nhân bị suy thận mãn tính hoặc suy thận giai đoạn cuối, thận khó lòng có thể hồi phục chức năng như trước. Do đó, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện lọc máu theo định kỳ đến suốt đời
https://www.youtube.com/watch?v=tTsnxtmsseA
Các tai biến có thể xẩy trong khi lọc thận
Theo các chuyên gia y tế, quá trình chạy thận nhân tạo có những tai biến nhất định.Cụ thể có khoảng hơn 20 biến chứng có thể xảy ra trong quá trình lọc máu. Ví dụ như tụt huyết áp…
Các tai biến này xảy ra trong thời gian rất ngắn, nếu không xử lý kịp sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt nếu để khí lọt vào máu trong quá trình bơm máu vào người bệnh nhân thì cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần 10 ml khí chèn vào có thể gây biến chứng tắc mạch máu, tử vong. Tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm gặp vì máy móc chạy thận hiện rất hiện đại” .
Ngoài
ra, thể trạng của bệnh nhân không tốt là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới sốc
khi chạy thận. Đặc biệt với bệnh nhân có thêm bệnh về tim mạch.
Với
những bệnh nhân đã có chỉ định chạy thận, thời gian chạy thận thường kéo
dài và liên tục, do đó, người bệnh và cơ sở y tế cần được chuẩn bị đầy
đủ và đảm bảo trong cả quá trình chạy thận, bao gồm: máy móc, đường máu,
đường dịch và quá trình chạy thận. Trong suốt thời gian chạy thận (3-4
tiếng/lần), cần có sự giám sát của nhân viên y tế.
Đặc thù của chuyên ngành chạy thận nhân tạo là cùng lúc
hàng loạt người được chạy thận. Vì thế, nếu xảy ra tình huống 1-2 người
bị sốc phản vệ thì có thể do yếu tố cơ thể, từng cá thể với thuốc, hóa
chất. Còn nếu cùng lúc hàng loạt người bị thì cần chú ý đến hệ thống xử
lý nước, việc rửa quả lọc... đã đúng quy trình chưa, có còn chất tồn dư,
hay vấn đề ở dịch truyền, dịch thẩm tách...
Trong
lọc thận nhân tạo, đường máu và đường dịch chia riêng, đường máu sẽ có
quả lọc. Theo nguyên tắc, hàng ngày, nhân viên sẽ phải dùng hoá chất để
sát trùng quả lọc, sau đó rửa sạch. Nếu rửa không sạch cũng gây nguy
hiểm cho người bệnh. Nếu bị đồng loạt một lúc nhiều bệnh nhân đang chạy
thận thì có khả năng hóa chất xúc rửa đường ống. Trong chạy thận phải có
hệ thống nước siêu tinh khiết để lọc máu. Hệ thống này không sát trùng
thường xuyên sẽ bị nhiễm trùng nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng
thì cũng là các ca riêng lẻ.
Làm sao để tránh tai biến trong khi lọc thận
Tai
biến mà bệnh nhân chạy thận thường gặp phải nhất là tụt huyết áp
(20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau
ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (<1%).
“Những
biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết
nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí, phản ứng dị ứng, hội chứng
mất cân bằng… thường ít gặp.
Bệnh nhân không nên uống quá nhiều nước vì có thể
gây tích nước cơ thể gây ra hiện tượng: tăng cân, phù, thay đổi huyết
áp, tạo gánh nặng cho tim, khó thở. Khi tính toán lượng nước tiêu thụ
trong ngày, cũng cần tính cả lượng nước trong các loại thực phẩm nhiều
nước như súp, kem, dưa hấu, nho, táo, cam, cà chua…
Bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ
muối (dưới 5g muối/ngày), vì muối sẽ khiến cơ thể khát nước và khiến
bệnh nhân uống nhiều nước hơn. Cần bổ sung đủ protein và năng lượng để
duy trì sức khỏe”
Trong
số các tai biến thì tụt huyết áp là một tai biến thường gặp khi chạy thận. Đặc biệt
là khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Tụt huyết áp có thể đi kèm với khó
thở, đau bụng, co rút cơ, buồn nôn, nôn mửa. Bệnh nhân chạy thận đôi khi
sẽ nói cảm giác bị chuột rút. Nguyên nhân gây ra chuột rút cho bệnh
nhân chạy thận hiện nay chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể giảm tình
trạng chuột rút bằng cách điều chỉnh lượng nước và điện giải của cơ thể
giữa các lần chạy thận sẽ giúp dự phòng được tình trạng chuột rút trong
quá trình chạy thận.
Ngoài ra, trước
chạy thận, bệnh nhân cần lưu ý tránh những loại đồ ăn/đồ uống khiến
cơ thể tích nước. Hạn chế các loại đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều kali,
phosphor, muối.
Để quá trình chạy thận có kết quả tốt, bệnh nhân cần vào chạy thận đúng ngày và đúng giờ,
đúng chỉ định của bác sĩ. Sau khi chạy thận xong, cần ở lại bệnh viện đủ
lâu để được theo dõi toàn diện.
Đọc thêm
http://vnexpress.net/infographics/cac-benh/benh-nhan-chay-than-nhan-tao-de-gap-nhung-rui-ro-nao-3595290.html
Đọc thêm
http://vnexpress.net/infographics/cac-benh/benh-nhan-chay-than-nhan-tao-de-gap-nhung-rui-ro-nao-3595290.html