Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Bấm huyệt để tăng cường sức khỏe và giải tỏa stress

3 huyệt trên cơ thể xoa bóp hàng ngày sẽ giúp bổ thận, giải độc, an thần

Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, xoa bóp 3 huyệt vị dưới đây còn có khả năng chữa trị nhiều bệnh và từ đó giúp bạn kéo dài tuổi thọ.
 
1. Huyệt Quan Nguyên

Theo "Trung y cương mục", huyệt vị này được coi là cửa (Quan) của nguyên khí (Nguyên), vì vậy nó có tên gọi là Quan Nguyên.
Cách xác định vị trí:
Huyệt nằm trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 3 thốn hoặc ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối điểm giữa bờ trên xương mu và rốn.

Tác dụng:
Quan Nguyên là huyệt hội của ba kinh âm và mạch nhâm, được cổ nhân coi là nơi "nguyên âm và nguyên dương giao nhau trong cơ thể". Huyệt vị này tập trung nguyên khí và có vai trò đặc biệt quan trọng.
Thường xuyên xoa bóp huyệt Quan Nguyên sẽ đạt được công dụng bồi thận, bổ khí, hồi dương, khử hàn thấp và tăng cường khả năng miễn dịch.
Xoa bóp huyệt Quan Nguyên còn trị các bệnh về kinh nguyệt, di mộng tinh, liệt dương, bụng dưới đau, tiêu chảy, các bệnh về đường tiểu, hỗ trợ điều trị vô sinh, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, điều trị suy nhược toàn thân và các chứng hư tổn.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, châm cứu huyệt quan nguyên đặc biệt có tác dụng cải thiện huyết động học, làm ổn định và gia tăng chỉ số SI và LVSWI của cơ tim.
Ngoài ra, nó còn có tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện và điều tiết miễn dịch.
Cách xoa bóp: Dùng tay xoa bóp hoặc dùng ngải cứu đều có thể kích thích huyệt Quan Nguyên. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng tay ấn vào vị trí của huyệt hằng ngày trước khi đi ngủ.


Vị trí huyệt Quan Nguyên trên cơ thể. (Tranh: nguồn Internet).

2. Huyệt Hợp Cốc
 
Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (Hợp) của miệng hang (Cốc) nên có tên gọi là Hợp Cốc hoặc Hổ Khẩu.
Cách xác định vị trí:
Tự lấy huyệt cho mình: Khép khít các ngón tay trên bàn tay, sau đó áp ngón cái vào ngón trỏ tạo thành một khối cơ nổi lên, đó là vùng huyệt. Dùng tay kia ấn day vào thấy cảm giác tê tới tận đầu ngón tay út, lúc đó bạn đã sờ đúng huyệt.
Lấy huyệt cho người khác: Làm động tác bắt tay thân hữu với người đó (tay phải mình bắt tay phải của người kia), co gấp hết cỡ ngón tay cái của mình lại, đầu ngón tay cái sẽ đặt đúng vùng huyệt của họ.
Khi day huyệt Hợp Cốc cho người khác, bản thân mình sẽ có cảm giác đụng vào 1 hạt như hạt gạo.
Công dụng:
Theo quan điểm của Trung y, Hợp Cốc có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa và các cơ bóp. Xoa bóp huyệt vị này rất hữu ích trong việc chữa trị ngộ độc rượu và cải thiện hệ tiêu hóa.
Huyệt Hợp Cốc còn có tác dụng giảm đau. Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu, bạn có thể bấm huyệt này để đẩy lùi cơn đau.
Thường xuyên kích thích huyệt Hợp Cốc sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc, an thần, đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều "bệnh vặt" như đau đầu, nhiệt miệng, đau răng, sốt…
Cách xoa bóp: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Hợp Cốc của bàn tay còn lại, vài vòng đầu tiên dùng lực vừa phải, sau đó ấn day sâu dần, duy trì từ 3-5 phút thì đổi tay.
Cần lưu ý rằng, thao tác ấn day huyệt Hợp Cốc không sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai.


Vị trí huyệt Hợp Cốc. (Tranh: nguồn Internet).

3. Huyệt Nội Quan
 
Theo "Trung y cương mục", huyệt vị này có tác dụng trị bệnh ở ngực, lại nằm ở khe mạch trên tay nên được gọi là Nội Quan.
Cách xác định vị trí:
Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho nổi rõ khe cơ), trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, mỗi bên một huyệt.
 

Vị trí của huyệt Nội Quan trên tay. (Tranh: nguồn Internet).

Công dụng:
Huyệt Nội Quan có tác dụng điều hòa khí huyết, ích tâm, an thần. Từ hơn 3000 năm trước, cổ nhân đã phát hiện ra tác dụng thần kỳ của huyệt vị này trong việc bảo vệ trái tim.
Thường xuyên kích thích có thể chữa trị các chứng bệnh như viêm cơ tim, thiểu năng tuần hoàn động mạch vành tim, giảm nguy cơ đau tim, đồng thời có công hiệu chữa đau cẳng tay, viêm khớp cổ tay, suy nhược thần kinh, mất ngủ…

Cách xoa bóp:
Dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc ấn cho tới khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại. Mỗi ngày nên ấn huyệt 2 lần, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Theo Health

 Ấn vào 8 điểm này trên cơ thể bạn sẽ thấy giảm căng thẳng nhanh không ngờ


Một trong những cách nhanh nhất giúp chúng ta giảm căng thẳng nhanh chóng chính là bình tĩnh tập trung nhấn vào một vài điểm quan trọng trên cơ thể.
Xét về nhiều mặt, lối sống đô thị hiện đại đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn theo nhiều cách nhưng nó lại cũng làm gia tăng thêm sự căng thẳng và lo lắng cho chúng ta.

Các triệu chứng căng thẳng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, mặc dù bạn có thể không nhận ra nó.
Căng thẳng gây cho chúng ta rất nhiều vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim, béo phì và tiểu đường.
Sự tập trung vào những điểm này áp thường được gọi là bấm huyệt, một nghệ thuật chữa bệnh được sử dụng trong y học phương Đông.

Bấm huyệt vào 8 điểm trên cơ thể được liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn giảm được stress ngay lập tức:

1. Da đầu

Khép chặt các ngón tay lại với nhau và đặt chúng phía sau đầu của bạn (như hình minh họa). Sau đó, dùng 2 đầu ngón tay cái của bạn nhấn nhẹ nhàng trong 20 giây.

2. Tai

Đây là điểm bấm huyệt giúp giảm stress tốt nhất trong cơ thể, theo một số chuyên gia cho biết. Dùng hai đầu ngón tay hoặc thậm chí là dùng một cây bút để xoa bóp tai và hít thở thật sâu trong suốt quá trình xoa bóp sẽ giúp bạn giảm stress ngay lập tức đấy.

3. Ngực

Dùng 3 ngón tay để xoa bóp ở điểm này sẽ rất hiệu quả trong việc giúp bạn lấy lại bình tĩnh và giảm sự lo âu. Điều này cũng sẽ giúp làm dịu hệ thần kinh của bạn.

4. Dạ dày

Dùng ngón tay trỏ ấn vào phần dạ dày trên cơ thể (như hình minh họa). Rất nhiều nhà phản xạ học thích bấm huyệt ở điểm này vì nó giúp lưu thông khí tạo, cải thiện quá trình thở.

5. Khuỷu tay

Nhấn vào phía trong phần khuỷu tay rất hiệu quả trong việc giảm sự lo lắng và tức ngực.

6. Lòng bàn tay

Điểm này nằm trên một trong những kinh tuyến quan trọng nhất của cơ thể, trong đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến tim, gan và cả tuyến tụy. Nếu bạn bấm huyệt vào vị trí này, bạn sẽ cảm thấy sự căng thẳng của bạn biến mất ngay lập tức.

7. Bắp chân

Dùng ngón tay cái nhấn vào điểm bắp chân sẽ giúp điều chỉnh dòng chảy năng lượng, làm giảm mệt mỏi và giúp ra tăng sự tập trung. Hãy nhấn trong 1 phút và di chuyển đến điểm tiếp theo.

8. Bàn chân

Nhấn vào phần rìa bàn chân phía bên trong để giúp lưu thông cân bằng năng lượng của cả cơ thể và tâm trí, làm giảm sự lo lắng. Ngoài ra nó cũng giúp giảm đau mắt cá chân.

Theo SKDS
  (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)