130
năm trước, tuổi thọ trung bình ở nam giới Đức là 35 tuổi, ở nữ giới
cũng không quá 38. Thế nhưng hiên nay, Đức là một trong những quốc gia
có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (81 tuổi), trong khi tuổi thọ
bình quân toàn cầu là 71,4 tuổi (theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới
tại Gevena năm 2016). Dưới đây là 8 bí quyết giúp người Đức trường thọ.
1. Ăn nhiều tỏi
Ở
Đức, người ta ăn tỏi trong cả 3 bữa ăn mỗi ngày, có nhiều cách để chế
biến tỏi như cho vào bánh mì, dùng tỏi chiên cá, uống rượu tỏi v.v. Nếu
đến Đức, bạn sẽ thấy các món ăn làm từ tỏi được bày bán khắp các siêu
thị. Tỏi được xem là “chất kháng sinh tự nhiên”. Trong tỏi có chứa
allicin có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Ở
thành phố Darmstadt, Đức, lễ hội tỏi được tổ chức hằng năm, đến nay đã
có lịch sử hơn 100 năm. Ban tổ chức chọn ra những cô gái xinh đẹp để làm
“Hoàng hậu tỏi”.
2. Uống trà
Hiện
nay, xu hướng uống trà rất phổ biến ở Đức. Họ sáng tạo ra những tách
trà với nhiều hương vị khác nhau bằng cách cho thêm trái cây vào: thêm
dâu khô để thành trà xanh dâu; thêm lô hội để có trà xanh lô hội…
Theo
nghiên cứu khoa học, trà xanh có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe
như phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra, uống trà
xanh hàng ngày giúp giải độc gan, ức chế sự lan rộng của ung bướu, giảm
nguy cơ ung thư di căn. Đặc biệt, trà xanh cũng là trợ thủ đắc lực của
sắc đẹp nhờ khả năng chống oxi hóa.
3. Ngồi ít đứng nhiều
Người Đức không thích ngồi, họ thường đứng làm việc, đứng họp, đứng giảng bài… để hạn chế chứng đau thắt lưng.
Người
ngồi lâu có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử
cung và ung thư phổi cao hơn những người ngồi ít. Một nghiên cứu cũng
cho thấy sau năm 25 tuổi, cứ ngồi xem tivi một tiếng đồng hồ liên tục sẽ
giảm 22 phút tuổi thọ.
4. Đi bộ thường xuyên
2/3
dân số Đức luyện tập thể dục ít nhất 2 lần một tuần, đa phần người
trưởng thành đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày. Họ đặc biệt dành ngày chủ
nhật để đi bộ. Bởi vậy, dù là quê hương của bia nhưng tỉ lệ người “bụng
bia” ở Đức lại giảm dần theo năm tháng
Đi bộ là một cách rèn luyện
để giảm cân nặng, bảo vệ chức năng tim mạch và đốt cháy calo tốt nhất.
Mỗi ngày đi bộ 30 phút có thể giảm nguy cơ mắc các loại bệnh.
5. Không uống thuốc tùy tiện, phải theo chỉ dẫn của bác sĩ
Một
trong những nguyên nhân khiến số người bị bệnh thận hiện nay ở Việt Nam
và Trung Quốc tăng cao là do lạm dụng thuốc. Còn người Đức từ trước đến
nay chưa từng tự ý mua thuốc uống, dù là thuốc bổ họ cũng nghiêm túc
tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Câu
nói “thuốc có 3 phần độc” được sử dụng rộng rãi ở Đức như một khuyến
cáo về sự nguy hiểm của việc dùng sai và lạm dụng thuốc. Theo các nhà
khoa học, ngay cả với thuốc bổ, nếu uống quá nhiều cũng sẽ gây ra những
tổn thương nghiêm trọng cho gan và thận.
6. Thoải mái trong sinh hoạt thường ngày
Đối
với người Đức, ngôi nhà không có ảnh hưởng nhiều đến gia đình và hạnh
phúc. Bởi vậy, họ hiếm khi vay tiền mua nhà, nhiều người còn dứt khoát ở
nhà thuê cả đời. Họ hài lòng với cuộc sống và không thích chuyện nợ
nần.
Việc ăn uống cũng như trang phục
ngày thường của người Đức thường rất đơn giản, không cầu kỳ. Điều đó
tạo ra tâm lý tích cực suốt cả ngày. Họ nhận được hai lợi ích lớn trong
cách sống thoải mái: một là tâm tình vui vẻ, hai là cơ thể khỏe mạnh.
Với họ, tâm lý là yếu tố then chốt quyết định tình trạng sức khỏe.
7. Phân biệt rõ ràng chuyện làm việc và nghỉ ngơi
Trong
văn hóa kinh doanh của người Đức, khi một nhân viên đang làm việc, họ
sẽ không làm gì khác ngoài công việc. Đối với họ, lướt facebook, tán gẫu
với đồng nghiệp, bình luận trên các diễn đàn hay giả vờ làm việc khi
sếp xuất hiện là những hành vi không thể chấp nhận.
Tuy
nhiên, họ cũng cực kỳ xem trọng việc nghỉ ngơi, họ dành trọn cuối tuần
cho bản thân, có rất ít người làm việc vào cuối tuần, và càng không tận
dụng thời gian cuối tuần để tiếp khách. Dù nhiệt huyết với công việc thế
nào chăng nữa thì họ vẫn luôn tin tưởng rằng chỉ khi nghỉ ngơi đầy đủ
mới có thể nạp thêm năng lượng, hồi phục sức sống để làm việc tiếp.
Người
Đức không chỉ xem trọng thời gian nghỉ ngơi của bản thân mà còn rất
quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi của người khác. Nếu như không có việc
gì gấp thì bình thường sau 7 giờ tối và vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ, họ
sẽ không gọi điện thoại đến nhà người khác.
8. Không chấp nhận tuổi già
Người
lớn tuổi ở Đức không chấp nhận già, có rất nhiều người chủ động hoãn
nghỉ hưu. Trên đường phố Đức, nhiều người lớn tuổi chuyên làm công việc
chỉ đường cho người nước ngoài, đọc báo cho người mù, họ luôn tìm thấy
niềm vui từ những công việc nhỏ bé. Cuộc sống của họ vì thế mà tràn đầy
hạnh phúc.
Thay
vì “an dưỡng tuổi già”, người cao tuổi Đức chọn một cách “hưởng thụ”
khác. Đối với họ, nghỉ hưu là khởi đầu cho một cuộc sống mới, có thể tự
do sắp xếp thời gian làm những việc muốn làm, hoàn thành những ước mơ
chưa thực hiện được khi còn trẻ. Họ chọn làm mới cuộc sống của mình bằng
nhiều cách như vẽ, chụp ảnh, đánh chữ… Điều đó cho phép họ sống một
“tuổi trẻ thứ hai” sau khi nghỉ hưu.
Linh An (TH)-daikynguyen 6/19/2017