Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

NASA có phát hiện đột phá: Hệ Mặt trời mới với 7 hành tinh phù hợp với sự sống




                                                 Kính thiên văn Spitzer phat hiện TRAPPIST-1

 Các nhà khoa học NASA mới phát hiện một hệ Mặt trời hoàn toàn mới, có chứa các hành tinh giống như Trái Đất và có điều kiện phù hợp cho sự sống.Ít nhất 3 trong số 7 hành tinh cho thấy có điều kiện nhiệt độ rất phù hợp cho sự sống phát triển và các hành tinh này có thể có các đại dương, một điều kiện lý tưởng cho sự sống sinh sôi.


Các nhà khoa học chưa từng phát hiện một hệ Mặt trời tương tự, nơi có rất nhiều hành tinh có kích thước và điều kiện sống giống Trái Đất. Và họ có thể sớm phát hiện ra những minh chứng về sự sống trên các hành tinh này.

Nhà thiên văn học của Anh, Tiến sỹ Chris Copperwheat, từ Đại học John Moores, người tham gia vào đội nghiên cứu quốc tế, nói: “Hệ Mặt trời kỳ diệu này có nhiều hành tinh với nhiệt độ bề mặt cho phép nước tồn tại và sẽ trở thành mục tiêu thú vị để tìm kiếm sự sống tương lai”, theo Independent.

Các nhà khoa học nói, bất cứ chứng cứ sự sống nào ở đây có thể là “rất mạnh mẽ hoặc chắc chắn”. Đầu tiên họ sẽ tìm kiếm các phân tử trong không khí, khí oxy và các hoạt động sinh học.

Tiến sỹ Amaury Triaud, của Học viện Cambridge, nói: “Chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ biết liệu có sự sống ở đó hay không trong vòng một thập kỷ tới”.Cho dù không phát hiện được sự sống ở đó thì một trong các hành tinh đó sẽ có thể phù hợp cho con người Trái Đất, trong trường hợp Mặt trời của chúng ta già cỗi và bị phá hủy.

Mô phỏng Hệ Mặt trời mới có tên TRAPPIST-1. (Ảnh: NASA)

Hệ Mặt trời mới quay xung quanh ngôi sao TRAPPIST-1.được phát hiện vào năm 2010, Đây là một ngôi sao lùn, có nhiệt độ thấp hơn và màu sắc đỏ hơn Mặt trời của chúng ta rất nhiều, cùng kích cỡ chỉ lớn hơn sao Mộc một chút và nằm cách Trái đất chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng.  (*). Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu, nhưng họ tin rằng các hành tinh này có các đại dương lớn và có điều kiện sống phù hợp cho con người.
Tiến sỹ Michael Gillon, từ Học viện STAR của Bỉ, nói: “Đây là một hệ hành tinh kỳ lạ – không chỉ vì có nhiều hành tinh mà vì chúng có kích thướng giống Trái Đất một cách ngạc nhiên”.

                                                      

Các nhà khoa học cho biết, nếu một người ở trên hành tinh này, họ sẽ thấy mọi thứ ở đây tối hơn so với Trái Đất. Ánh sáng ở các hành tinh này thấp hơn so với Trái Đất 200 lần, vì vậy sẽ giống như cảnh hoàng hôn. Cho dù khá tối, nhưng mọi thứ đều ấm áp, vì nhận được năng lượng tương tự như Trái Đất nhận từ Mặt trời.

Điều đặc biệt là có nhiều hành tinh như vậy ở khá gần nhau, khiến khung cảnh trở nên rất đẹp đẽ. Nếu một người ở trên đó sẽ thấy như có 7 mặt trăng lớn ở xung quanh.
Còn Mặt trời ở đó lớn gấp 10 lần ở Trái Đất chúng ta, nhưng nhiệt độ vẫn lý tưởng, theo Tiến sỹ Triaud.

Video: Phát hiện đột phá của NASA về Hệ Mặt trời mới                              

(theo daikynguyen)

-------------------------------------------------- 
(*)  Năm ánh sáng


Khi nói đến khoảng cách của những ngôi sao khác Mặt Trời trên bầu trời của chúng ta, người ta không dùng đơn vị dặm hay km, mà dùng một đơn vị đo gọi là Năm ánh sáng. Ánh sáng là thứ di chuyển nhanh nhất trong vũ trụ, nó đi với tốc độ 300 ngàn cây số mỗi giây - rất nhanh. Nếu bạn có thể đi được với vận tốc ánh sáng, thì bạn chỉ mất 1 giây để có thể đi vòng quanh xích đạo Trái Đất đến 7,5 lần.
  1. Năm ánh sáng là gì? Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong thời gian 1 năm.
  2. Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km? Một năm ánh sáng bằng 9.460.528.400.000km (9,5 ngàn tỷ km), tức là 5.878.499.810.000 dặm