Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Chỉ cần có một dấu hiệu đột quỵ là phải gọi ngay cấp cứu




Trong trường hợp khẩn cấp y tế, hành động nhanh hay chậm có thể có nghĩa là sống hay chết---và trong trường hợp đột quỵ (stroke) hành động nhanh có thể  còn là cơ may quan trọng giúp giảm bớt các hậu quả dài hạn hoặc các tàn phế do đột qụy gây ra mà nhiều người phải gánh chịu.

Mỗi năm tại Anh quốc có hơn 100,000 ca đột quỵ và trung bình có 40,000 người chết vì đột quỵ. Gần như phân nửa các bệnh nhân thoát chết vì đột quỵ khi xuất viện đều bị tàn phế vừa phải hoặc nghiêm trọng


Rất đáng mừng là số đông dân chúng ( 94%) đều gọi cấp cứu khi thấy có đột qụy, nhưng môt phần tư dân chúng (24%) tưởng lầm rằng họ cần phải chờ có hai hoặc nhiều dấu hiệu đột quy hơn nữa  mới gọi cấp cứu.Thật ra, chỉ cần thấy một dấu hiệu đột quỵ là bạn đã phải gọi cấp cứu và bạn hành động càng nhanh thì cơ may bệnh nhân phục hồi tốt càng cao.

Cơ quan Y tế Công cộng Anh có tổ chức chiến dịch FAST nhắc nhở dân chúng về các triệu chứng của đột quỵ và cho biết khi nào họ cần phải quyết định và hành động NHANH  
Dưới đây là trắc nghiệm đơn giản  giúp dân chúng nhận ra các dấu hiệu thông thưởng nhất của đột quỵ:

 

FACE (MẶT) ; một bên mặt có xệ xuống không? Bệnh nhân có cười được không?
ARM(CÁNH TAY): bệnh nhân có dơ ngang hai tay lên được không? và giữ nguyên như thế không ?
SPEECH(NÓI): bệnh nhân có nói lắp không?
TIME(THỜi GIAN): gọi ngay cấp cứu nếu bạn thấy có bất cứ một trong các dấu hiệu đơn giản trên đây

Điều trị thích ứng một cách nhanh chóng giảm được tổn thượng cho não và cải thiện được cơ may có kết quả tích cực .

Chúng tôi khuyến khích mọi ngưới--dù là một người qua đường, một người thân trong gia đình hoặc chính bản thân mình---đừng do dự mà gọi ngay cấp cứu khi thấy có bất cứ một triệu chứng then chốt nào như nói trên
Dưới đây là một thí dụ điễn hình cho thấy hảnh dộng cấp thời đem lai sự hồi phục hoàn toàn sau khi bị đột quy:
Cụ Alan, 70 tuổi, khi tỉnh dậy thấy cánh tay bị yếu và đi dứng cũng như nói khó khăn. Khi nhìn vào gương cụ thẩy mặt bên trái bị xệ xuống. Rất may cụ Alan đã theo dõi chiến dịch FAST nên biết đó là các triệu chứng cũa đột quy.nên cụ đã yêu cầu cụ bà gọi ngay cấp cứu. Kết quả là cụ Alan đã được điều trị kịp thời và đã phục hồi gần như hoàn toàn

Sau đây là những điều cơ bản nên biết về đột quy 

Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là một cuộc "tấn công não" gây ra bởi sự rối loạn của nguổn cung cấp máu cho não.



Đột quỵ xẩy ra do hai nguyên nhân chính
- Thiếu máu cục bộ (ischaemic): nguổn cung cấp máu bị chặn đứng vỉ cục đông máu ( chiếm 85% các ca đột quỵ)
- Xuất huyết (haemorrhagic): một mạch máu dẫn máu tới não bị bể

Một trưởng hợp đột quy khác gọi là đột quỵ nhỏ (mini stroke) hay cơn thiếu máu thoáng qua ( TIA= transient ischaemic attack) có thễ xẩy ra khi mà nguốn cung cấp máu tới não bị ngưng tạm thời, thưởng ra kéo dài từ 30 phút tới nhiều giờ. Đột quỵ tạm thời TIA cẩn được điềi trị cẫn thận vỉ thường ra là dấu hiệu báo trước rủi ro  bị đột quy toàn phần trong tượng lai gần.

Làm sao giảm rủi ro bị đột quỵ?
Một số nhóm chủng tộc bao gồm các người gốc Nam Á, Phi châu và Caribbean có rủi ro bị đột quỵ cao, một phần vì bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường thông thường hơn trong các cộng đồng này
Môt số người có rủi ro đột quỵ cao hơn vì mắc phải một vài bệnh nhất đinh như cao huyết áp, cholesterol cao, rối loạn nhịp tim (atrial fibrillation) và tiểu đường. Kiểm soát và điều trị các bệnh này cẩn thận có thể giúp giảm rủi ro bị đột quỵ.

Có một nếp sống lành mạnh và năng động cũng quan trọng trong việc giảm rủi ro bị đôt quỵ bao gồm:
• Bỏ hút thuốc (Quitting smoking)
• Giảm cân vả giữ cân nặng ở mức lành mạnh (Achieving and maintaining a healthy weight)
• Tập thể dục đúng mức (Getting enough exercise)
• Ăn theo một chế độ lành mạnh (Eating a healthy balanced diet)
• Không uốg quá nhiều rượu (Not drinking too much alcohol)


If You See One Sign Of Stroke, Call 999- Prof Kevin Fenton, Public Health England- 21/02/2017