Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

5 "huyền thoại" vể bệnh tiểu đường bạn không nên tin







Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính nghiêm trọng ảnh hưởng tới khoảng 30 triệu người dân tại Hoa kỳ. Do đó có rất nhiều thông tin liên quan tới bệnh này trên báo chí, truyền hình và internet , đúng cũng có mà sai cũng có. Dưới đây là năm "huyền thoại" về bệnh tiểu đường mà bạn đừng nên tin

1. Tất cả các người quá mập cuối cùng đều bị bệnh tiểu đường (All overweight people eventually develop type-cuối cùng đều diabetes)

BMI=body mass index


Chắc chắn là cân nặng không lành mạnh chẳng có lợi gì cho sức khỏe, nhưng bảo rằng tất cả những người quá mập ( overweight) cuối cùng đều mắc bệnh tiểu đường loại 2 là không chính xác.Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ (American Diabetes Association-ADA) thí "Phần lớn những người quá mập chẳng bao giờ mắc bệnh tiểu đường loại 2, và nhiều người bị bệnh này lại có cân nặng bình thường hoặc chỉ mập vừa phải mà thôi"

2. Bệnh tiểu đường loại 1 do chế độ ăn uống nghèo nàn gây ra (Type-1 diabetes is caused by a poor diet)



Theo ADA bệnh tiểu đường loại 1-- không thông thường như bệnh tiểu đường loại 2-- là do di truyền và những yếu tố chưa biết gây ra. Bệnh này thường được chẩn đoán nơi trẻ em và  thanh  thiếu niên. Vì bệnh này chỉ ảnh hưởng tới 5% dân số nên bệnh tiểu đường loại 1 thường không được hiểu rõ. 

Một người bị bệnh tiều đường loại 1 không có khả năng sản xuất insulin, nhưng đây không phải là hậu quả của các yếu tố liên quan tới  chế độ ăn uống và nếp sống. Mặt khác những người bị tiểu đường loại 2 đều phát triển sức đề kháng với insulin



3. Quá mập là yếu tố rủi ro duy nhất mắc bệnh tiểu đường loại 2 (Being overweight is the only risk factor for type-2 diabetes)



Dĩ nhiên bị quá mập, ăn theo một chế độ không lành mạnh và thiếu hoạt đông thể lực không giúp  cho việc chặn dứng bệnh tiểu đường. Nhưng theo Tổ chức Tiểu đườngThế giới (International Diabetes Federation) thỉ tiểu sử y lý gia đình, tuồi tác, cao huyết áp, chủng tộc, dung nạp glucoz suy yếu,  thai nghén và dinh dưỡng kém cũng có thể tạo nên sự khác biệt. Như bạn thấy, có cả một lố các yếu tố di truyền và môi trường xung quanh có thể góp phần vào khuynh hường phát triển bệnh tiều đường loại 2 của một người, vỉ vậy tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thưởng xuyên



4. Một khi bị tiền tiểu đường bạn sẽ mắc bệnh tiều đường (Once you have prediabetes, you will get diabetes)


Hiển nhiên là tiền tiểu đường báo trước bệnh tiểu đường, nhưng không hẳn là khi bị tiền tiểu đường bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường . Nếu tiền tiểu đường được phát hiện và điều trị sớm thì mức glucoz trong máu có thể trở lại bình thường. Theo ADA rủi ro bị bệnh tiểu đường loại 2 có thễ giảm đươc 58% nếu cân nặng của bạn giảm được 7% và nếu bạn tập thể dục vừa phải 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần


5. Nếu không trị liệu bệnh tiểu đường thì chỉ có mức đưòng trong máu bị ảnh hưởng (Left untreated, only your blood sugar is affected)


Nghĩ rằng biến chứng của bệnh tiểu đường chỉ ảnh hưởng duy nhất tới đường-huyết là một sai lầm nguy hiểm.  Khi một người bị tiểu đường loại 2, cơ thể của họ không có khả năng sản xuất đủ insulin để giữ glucoz-huyết ở mức bình thường. 

Khi điều này xẩy ra, glucoz không có thể xâm nhập vào bện trong các tế bào như thông thường và do đó sẽ tích tụ trong máu. Theo ADA nếu trường hợp này xẩy ra các tế bào sẽ thiếu năng lượng, và với thời gian  mắt, thận, các dây thần kinh hoặc tim sẽ bị tổn thương

Hình bên: các biến chứng của bệnh tiểu đường

 

 


Tóm lại nếu bạn bị tiền tiểu đường hoặc bất cứ loại bệnh tiểu đường nào thì bạn nên thảo luận với bác sĩ về điều kiện sức khỏe của mình. Các thay đổi về nếp sống, thuốc men và insulin chích có thể là một phần cần thiết của chượng trình trị liệu


5 Diabetes Myths You Need to Stop Believing Right Now- Julie Peirano- Feb 26,2017