Nếu chóng mặt ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn có thể uống một số loại nước uống sau đây để làm giảm cơn chóng mặt.
Chóng mặt là gì?
Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Chóng mặt thường được mô tả là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo cảm giác mất cân bằng.
Chóng mặt có thể được điều trị hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng vấn đề là triệu chứng này có thể tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, chóng mặt không mang tính nghiêm trọng và thường sẽ hết nếu căn nguyên được chữa khỏi.
Bạn cần lưu ý rằng chóng mặt không phải bệnh, mà có thể là triệu chứng của một số bệnh nào đó bạn đang mắc phải.
Biểu hiện của tình trạng chóng mặt:
Chóng mặt thường là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Các triệu chứng thường đi kèm là:
Đầu óc quay cuồng hoặc cảm thấy mệt mỏi
Đứng không vững hay cảm giác mất thăng bằng
Cảm giác bồng bềnh
Đau đầu chóng mặt
Chóng mặt buồn nôn
Những dấu hiệu này sẽ làm người bệnh cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều, đôi khi mắt chuyển động bất thường, ù tai và giảm cảm giác. Chóng mặt thường không kéo dài lâu mà sẽ biến mất trong vài phút, giờ hoặc cả ngày.
Nước uống giúp cắt cơn chóng mặt tức thì:
Trà gừng hoặc nước gừng
Gừng chứa hoạt chất gingerol giúp kích thích lưu thông máu tới não từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng khi chóng mặt.
Trong quyển sách tạm dịch sang tiếng Việt với tên “Thực phẩm có thể là thuốc- Thuốc có thể là thực phẩm” xuất bản năm 2015 của hai Bác sĩ Ấn Độ Jaskirat Kaur và Ritesh Chawla thì bổ sung 1- 1,5 gam gừng mỗi ngày giúp ngăn ngừa chóng mặt, buồn nôn.
Chúng ta có thể pha trà gừng hoặc cho gừng tươi vào nước uống để chữa chóng mặt, xây xẩm mặt mày tức thời.
Uống nhiều nước lọc
Trong máu có đến 83% là nước nên khi cơ thể thiếu nước sẽ khiến máu ít được vận chuyển đến não hơn. Điều này làm cho huyết áp giảm dẫn tới hiện tượng đau đầu, chóng mặt. Cơ thể bị mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt, hoa mắt và choáng váng vào mùa hè.
Trong máu có đến 83% là nước nên khi cơ thể thiếu nước sẽ khiến máu ít được vận chuyển đến não hơn. Điều này làm cho huyết áp giảm dẫn tới hiện tượng đau đầu, chóng mặt. Cơ thể bị mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt, hoa mắt và choáng váng vào mùa hè.
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cả một ngày sẽ giúp phòng ngừa tình trạng mất cân bằng trong cơ thể, lượng máu lưu thông trong cơ thể tốt, tránh tình trạng chóng mặt do cơ thể thiếu nước gây ra. Lượng nước trung bình được khuyên nên cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày là khoảng 2 lít nước.
Ngoài ra, khi bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày có thể uống ngay một ly nước lọc để chữa chóng mặt tức thời.
Ngoài ra, khi bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày có thể uống ngay một ly nước lọc để chữa chóng mặt tức thời.
Nước chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C giúp bạn tỉnh táo và khỏe khoắn nên chữa chóng mặt rất hiệu quả.
Uống nước chanh, sử dụng vỏ chanh , nước cốt chanh để chế biến món ăn,… là những phương thức tự nhiên cắt cơn chóng mặt, hoa mắt tức thời đơn giản ngay tại nhà.
Nước pha mật ong
20% trong mật ong chứa các dưỡng chất như sắt, canxi, photpho, magie, vitamin B, C có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa chóng mặt.
Uống một cốc mật ong pha với nước chanh hoặc với dấm táo là phương pháp chữa chóng mặt, hoa mắt tức thời một cách hiệu quả.
Nước đường
Không chỉ là gia vị trong nấu ăn, đường còn có công dụng đối với sức khỏe của con người trong đó nước đường có lợi ích ngăn chặn các cơn chóng mặt, hoa mắt do mệt mỏi, kiệt sức.
Nước đường được cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiệt năng nhanh hơn các thức uống khác giúp chúng ta nhanh chóng phục hồi lại sức lực, cắt cơn chóng mặt, xây xẩm mặt mày đáng ghét tức thời khi chúng ghé thăm bất ngờ.
Lời khuyên:
Để phòng ngừa chóng mặt tái phát, bác sĩ khuyên người bệnh cần có lối sống lành mạnh, sắp xếp công việc khoa học, tránh quá tải. Tập thể dục thường xuyên khoảng 20-30 phút mỗi ngày hoặc thử một số kỹ thuật như yoga, thở sâu, thiền định giúp giảm stress.
Không ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Uống đủ nước, hạn chế đồ uống chứa cafeine như trà, cà phê. Ngủ đủ giấc, không thức khuya, không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Khi bị chóng mặt, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám toàn diện và tiến hành các xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân chính xác để điều trị bệnh hiệu quả.
Quỳnh Hoa/suckhoegiadinh