Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Hiểu về Tâm ( Understanding Mind)

96 Hiểu về Tâm 1


English: Ajahn Chah - Translated by: Paul Breiter
Việt ngữ: Lê Kim Kha
 
In meditation practice, we work to develop mindfulness so that we will be constantly aware. Working with energy and patience, the mind can become firm. Then whatever sense phenomena we experience, whether agreeable or disagreeable, and whatever mental phenomena such as reactions of gladness or dejection, we will see them clearly. Phenomena are one thing, and the mind is another. They are separate matters.
Trong tu thiền, chúng ta tu tập sự chánh niệm để chúng ta luôn tỉnh giác. Tu tập với nỗ lực và sự kiên nhẫn, tâm có thể được vững chắc. Khi những hiện tượng giác quan có mặt, dù là khó chịu hay dễ chịu, và khi có mặt những hiện tượng tâm, dù là cảm nhận vui hay cảm xúc buồn, thì chúng ta luôn nhìn thấy chúng một cách rõ ràng. Hiện tượng là một chuyện, và tâm là một chuyện. Đó là những thứ riêng biệt.

When something contacts the mind and we are pleased by it, we want to pursue it. When something is displeasing, we want to escape from it. This is not seeing the mind, but running after phenomena. Phenomena are phenomena, mind is mind. We have to separate them and recognize what the mind is and what phenomena are. Then we can be at ease.
Khi thứ gì tiếp xúc tâm và chúng ta thích nó, thì chúng ta chạy theo nó. Khi thứ gì làm chúng ta không thích, chúng ta chạy tránh nó. Điều này là không nhìn thấy tâm mà chỉ chạy theo hiện tượng. Theo cảnh quên mình. Hiện tượng là hiện tượng, tâm là tâm. Chúng ta phải tách riêng chúng ra và nhận rõ cái nào là tâm, cái nào là hiện tượng. Làm vậy ta được thư thái.

96 Hiểu về Tâm 2 

When someone speaks harshly to us and we get angry, it means that we are deluded by phenomena and are following after them; the mind is caught by its objects and follows after its moods. Please understand that all these things we experience externally and internally are nothing but deceptions. They are nothing certain or true, and pursuing them, we lose our way. The Buddha wanted us to meditate and see the truth of them, the truth of the world. The world is the phenomena of the six senses; phenomena are the world.
Khi có ai nói nặng lời với ta thì ta nổi giận, điều đó có nghĩa ta đã bị che mờ bởi những hiện tượng và chạy theo chúng; tâm bị mắc vào những đối tượng của nó và chạy theo những trạng thái của nó. Nên hiểu rằng tất cả mọi thứ chúng ta trải nghiệm bên ngoài và bên trong như vậy chẳng là gì cả, đó chỉ là những sự đánh lừa. Chúng không có gì là chắc chắn, không phải thực, và nếu cứ chạy theo chúng, chúng ta sẽ lạc đường. Đức Phật muốn chúng ta thiền tập để nhìn thấy sự thật về chúng, sự thật về thế giới. Thế giới là những hiện tượng của sáu giác quan; những hiện tượng là thế giới.

96 Hiểu về Tâm 3 

If we don't understand the Dharma, if we don't know the mind and don't know phenomena, then the mind and its objects get mixed together. Then we experience suffering and feel that our minds are suffering. We feel our minds are wandering, uncontrollably experiencing different unhappy conditions, changing into different states. That's not really the case: there aren't many minds. but many phenomena. But if we aren't aware of ourselves, we don't know our minds and so we follow after these things. People say, “My mind is upset,” “My mind is unhappy,” “My mind is scattered.” But that's not really true. The mind isn't anything; the defilements are. People think their minds aren't comfortable or harm but actually the mind is the most comfortable and happy thing. When we experience the different unsatisfactory states, that is not the mind. Make note of this: when you are experiencing these things in the future, remember, “Ajahn Chah said, “This is not the mind.'"
Nếu chúng ta không hiểu về chân lý của Giáo Pháp, thì chúng ta không hiểu biết về tâm và chúng ta không hiểu biết về các hiện tượng, và như vậy tâm và các đối tượng của tâm lẫn lộn với nhau. Do đó, khi chúng ta trải nghiệm khổ thì ta cảm giác rằng tâm mình khổ. Chúng ta cảm giác tâm mình cứ lang thang và nếm trải đủ loại thứ khổ một cách không kiểm soát được, nó cứ thay đổi liên tục trong nhiều trạng thái khác nhau. Thực ra điều đó không thực: không có nhiều tâm, mà là nhiều hiện tượng. Nhưng nếu chúng ta không có ý thức tỉnh giác về mình thì chúng ta không hiểu biết tâm và cứ chạy theo những hiện tượng đó. Người ta thường nói, “Tâm tôi buồn”, “Tâm tôi bất hạnh”, “Tâm tôi bị phân tán”. Nhưng điều đó không đúng thực. Tâm chẳng là gì cả, chính những ô nhiễm trong tâm mới là vấn đề. Người ta cứ nghĩ tâm mình khó chịu hoặc không vui sướng, nhưng thực ra tâm là thứ dễ chịu và hạnh phúc nhất. Khi chúng ta trải nghiệm những trạng thái khó khổ khác nhau, đó không phải là tâm. Hãy ghi nhớ điều này: sau này, mỗi khi ta trải nghiệm những trạng thái khác nhau, hãy nhớ “Thầy Ajahn Chah đã nói “Đó không phải là tâm””.

96 Hiểu về Tâm 4 

We are practicing to reach the mind—the “old” mind. This original mind is unconditioned. In it there is no good or bad, long or short, black or white. But we are not content to remain with this mind, because we don't look at and understand things clearly.
Chúng ta tu tập để đạt đến cái tâm—đó là cái tâm “xưa”. Đó là cái tâm nguyên thủy, chân tâm. Chân tâm thì không bị điều kiện, không phải hữu vi. Nó là vô vi. Bên trong chân tâm thì không có tốt hay xấu, dài hay ngắn, đen hay trắng. Nhưng ta không hài lòng với chân tâm này, bởi vì chúng ta không nhìn vào và hiểu biết mọi sự một cách rõ ràng.
Dharma is beyond the habits of the ordinary mind. Before we have trained well, we may mistake wrong for right and right for wrong. So, it's necessary to listen to teaching to gain understanding of Dharma and be able to recognize Dharma in our own mind. Foolishness is in the mind. Intelligence is in the mind. Darkness and delusion exist in the mind. Knowledge and illumination exist in the mind.
Giáo Pháp (Dhamma) vượt trên những thói quen của cái tâm bình thường. Nếu không tu tập tốt, chúng ta cứ nhận lầm sai thành đúng, đúng thành sai. Vì vậy, chúng ta cần phải lắng nghe Giáo Pháp để có được sự hiểu biết về Giáo Pháp và có thể nhìn nhận ra Giáo Pháp trong tâm mình. Sự ngu dốt ở trong tâm này. Sự thông minh ở trong tâm này. Bóng tối vô minh và si mê là ở trong tâm này. Sự hiểu biết và sự sáng tỏ là ở trong tâm này.
It's like a dirty plate in your home that's filthy with grime anew grease, or a dirty floor. Using soap and water to wash it, you can remove the dirt. When the dirt is gone, you have a clean plate or a clean floor. Here, the thing that is soiled is the mind. When we practice correctly, a clean thing is found, just like with the dirty floor that is made clean. When the dirt is scrubbed off, the condition of being clean appears. It's only the dirt that obscures it.
Nó giống như một cái chén dính đầy chất dơ, hoặc như một cái nền nhà dơ bẩn. Dùng xà-bông và nước để chùi rửa, ta có thể loại bỏ chất dơ. Khi chất dơ đã hết, ta có một cái chén sạch, hoặc một cái nền nhà sạch mát. Tương tự, ở đây cái tâm này bị nhiễm dơ. Khi chúng ta tu tập đúng đắn, cái chân tâm trong sạch lộ ra, cũng giống như cái nền nhà sạch mát lộ ra sau khi xóa bỏ những chất dơ. Khi dơ bẩn được chùi rửa hết thì trạng thái trong sạch sẽ hiện ra. Hiện thời, chỉ là do chất dơ bẩn làm dơ mờ nó thôi.
The mind in its natural state, the true mind, is something that is stable and undefiled. It is bright and clean. It becomes obscured and defiled because it meets with sense objects and comes under their influence through liking and disliking. It's not that the mind is inherently defiled, but that it is not yet established in Dharma, so phenomena can stain it.
Cái tâm ở trong trạng thái tự nhiên của nó, đó là chân tâm, cái tâm đích thực, là thứ ổn định và không bị ô nhiễm. Nó trong sạch và sáng tỏ. Nó bị dơ mờ và ô nhiễm là do nó tiếp xúc với những đối tượng giác quan và bị chúng tác động nên khởi sinh sự thích và không thích, ưa và ghét. Bản chất của chân tâm là không ô nhiễm, chẳng qua nó chưa được thiết lập trong Giáo Pháp, do vậy những hiện tượng bên ngoài có thể làm ô nhiễm nó.

96 Hiểu về Tâm 5 

The nature of the original mind is unwavering. It is tranquil. We are not tranquil because we are excited over sense objects, and we end up as slaves to the changing mental states that result. So, practice really means searching to find our way back to the original state, the “old thing.” It is finding our old home, the original mind that does not waver and change following various phenomena. It is by nature perfectly peaceful; it is something that is already within us.
Bản chất của chân tâm là không lay chuyển, là tĩnh tại. Nó tĩnh lặng. Chúng ta không tĩnh lặng là do chúng ta bị kích thích với những đối tượng giác quan bên ngoài, và rốt cuộc chúng ta trở thành nô lệ cho những trạng thái tâm khác nhau mà chúng tạo ra. Vì vậy, tu hành thực sự có nghĩa là đi tìm lại cái chân tâm, cái “tâm xưa”. Đó là tìm lại ngôi nhà của mình, là cái chân tâm không lay chuyển và thay đổi chạy theo những hiện tượng khác nhau. Bản chất của chân tâm là bình an một cách tuyệt vời; đó là thứ đã có sẵn bên trong chúng ta.

96 Hiểu về Tâm 6 
 (bài do bạn Mậu Trần giới thiệu)
Source:
Tài liệu tham khảo:
  1. https://tienvnguyen.net/a1542/hieu-ve-tam-understanding-mind
  2. Photo 1: https://www.conquerthesuccess.com/2019/03/06/understanding-mind/
  3. Photo 2: https://www.mindful.org/how-to-meditate/
  4. Photo 3: http://wisdomthroughmindfulness.blogspot.com/2008/02/our-six-senses-are-responsible-for-our.html
  5. Photo 4: https://ashintejaniya.org/books-dont-look-down-on-the-defilements
  6. Photo 5: http://buddhismpathtowellbeing.blogspot.com/2017/11/defilements-klesha.html
  7. Photo 6: https://newbuddhist.com/discussion/23527/what-is-mind-in-buddhism/p3