Đôi tay thực sự nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn. Hiểu được một số dấu hiệu trên bàn tay có thể giúp bạn dự đoán sức khỏe tiềm ẩn của mình và ngăn ngừa tình trạng xấu đi. Dưới đây là 10 dấu hiệu trên bàn tay và ý nghĩa đằng sau chúng.
1. Tay khô
Da tay thường trở nên khô ráp trong mùa đông vì độ ẩm không khí thấp sẽ hút độ ẩm của da. Nếu bạn làm việc trong bệnh viện, nhà hàng hoặc bất cứ nơi nào thường xuyên phải rửa tay, da tay cũng dễ bị khô hơn. Đó là do mỗi khi rửa tay sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên cung cấp độ ẩm cho da tay. Điều này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách mang theo một chai kem dưỡng da tay hoặc kem dưỡng ẩm nhỏ để làm ẩm lại bàn tay bất cứ khi nào cảm thấy khô.
Việc thiếu các axit béo thiết yếu như omega-6 cũng có thể gây nên tình trạng khô ráp. Thực phẩm như đậu phụ và quả óc chó có thể giúp chúng ta giải quyết điều này.
2. Ngón tay cò súng
“Ngón tay cò súng” hay còn gọi là bệnh viêm hẹp bao gân gấp, là tình trạng ngón tay (thường là ngón đeo nhẫn hoặc ngón cái) bị cố định vào một vị trí uốn cong, và thường bật ra bật vô khi bạn cố duỗi thẳng nó.
Điều này xảy ra do gân bị viêm, khiến cho việc mở ngón tay khó khăn hơn. Bất cứ ai cũng có thể mắc tình trạng này, nhưng thường thấy ở phụ nữ hơn nam giới. Tật này cũng phổ biến hơn ở những người thường xuyên phải gập ngón tay hoặc nắm chặt thứ gì đó trong công việc hàng ngày. Những người mắc bệnh tuyến giáp và bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc chứng ngón tay cò súng cao hơn.
3. Lạnh tay
Thỉnh thoảng chúng ta thường bị lạnh tay hoặc lạnh chân, đó là điều hết sức tự nhiên. Nhưng nếu tay bạn thường xuyên cảm thấy lạnh ngay cả khi nhiệt độ đang bình thường, thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh gọi là Raynaud. Hội chứng này thường do lưu lượng máu đến ngón tay bị giảm vì thời tiết lạnh, tinh thần căng thẳng, hoặc chấn thương cảm xúc.
Có hai loại Raynaud, một là Raynaud nguyên phát – vẫn còn là một bí ẩn y học và thường tự phát, hai là Raynaud thứ phát – có thể là triệu chứng của một số bệnh khác có khả năng làm giảm lưu lượng máu hoặc làm tổn thương các mô tay hoặc ngón tay của bạn.
4. Tê tay
Một số người khi thức dậy có thể thấy tay mất cảm giác hoặc có cảm giác như bị kim chích sau giấc ngủ với tư thế cổ tay cong lại. Loại cảm giác đau tạm thời này gây ra bởi áp lực chèn ép lên dây thần kinh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tê tay đôi khi cũng kèm theo ngứa và đau, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh, được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên (PN). Người ta ước tính rằng có hơn 20 triệu người Mỹ, chủ yếu là người lớn tuổi, mắc chứng thần kinh ngoại biên, thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc và lạm dụng rượu đến các bệnh như tiểu đường.
5. Nắm tay yếu
6. Bàn tay run rẩy
Run tay thường không phải là vấn đề lớn lao gì. Tay mọi người bình thường cũng có chút run, được gọi là run sinh lý. Tình trạng này có thể nổi cộm hơn nếu bạn dùng một số loại thuốc nhất định, uống quá nhiều cà phê hay thức khuya.
Tuy nhiên, cũng có nhiều chứng run tay liên quan đến bệnh như Parkinson, hay còn gọi là “lăn thuốc”. Nếu bạn thấy bàn tay mình cứ liên tục run rẩy như thể có một viên thuốc nhỏ lăn giữa ngón tay cái và ngón trỏ, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson giai đoạn đầu.
7. Móng tay yếu, dễ gãy
Gãy móng tay là một điều khó chịu mà ai cũng từng trải qua. Tuy nhiên, nếu móng tay của bạn quá yếu, bạn nên bổ sung thêm kẽm vào chế độ ăn. Kẽm không chỉ giúp bạn phát triển móng tay khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm chắc chắn có tác dụng, bên cạnh đó thực phẩm tự nhiên giàu kẽm như các loại hạt, sữa chua và động vật giáp xác cũng là một nguồn cung tuyệt vời.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến vitamin A, vitamin C và biotin. Bạn cũng cần bổ sung những dưỡng chất này nhiều hơn.
8. Lòng bàn tay đỏ
Chứng lòng bàn tay đỏ, chính thức được biết đến với cái tên “ban đỏ lòng bàn tay”, là tình trạng phần dưới của bàn tay chuyển sang màu đỏ. Đôi khi màu đỏ lên đến tận ngón tay. Tình trạng này thực ra là vô hại. Đó có thể là kết quả của sự thay đổi hoóc-môn bất thường dẫn đến máu được đưa lên bề mặt nhiều hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chứng lòng bàn tay đỏ có thể là dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, bệnh thừa sắt và bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa chất đồng).
9. Ngón tay sưng
Ngón tay trông giống như ‘xúc xích’ có thể là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều muối. Cơ thể luôn ra sức duy trì sự cân bằng lượng muối tinh – loại chất khá dễ dàng bị loại bỏ. Hấp thụ quá nhiều muối khiến thận khó lọc máu và lấy ra các chất lỏng không mong muốn hơn, khiến những chất lỏng đó tích tụ ở một số khu vực nhất định, bao gồm cả bàn tay.
Khi chất lỏng tích tụ, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua hệ thống, làm tăng huyết áp, từ đó gây thêm áp lực lên thận và giảm khả năng lọc máu. Hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp phá giải vòng luẩn quẩn này.
10. Ngón tay thô
Ngón tay thô còn được gọi là “ngón tay Hippocrates” – được đặt theo tên của vị bác sĩ Hy Lạp cổ đại đầu tiên mô tả về tình trạng này hơn 2.000 năm trước. Mặc dù lý do chính xác tại sao các đầu ngón tay trở nên to ra đến mức đôi khi trông như dùi trống vẫn là một chủ đề đang được tranh luận, nhưng triệu chứng này có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Một số bệnh gây ức chế oxy đến ngón tay và ngón chân – điểm xa nhất của cơ thể – khiến cho các mô dưới móng dày lên, rồi làm cho móng bị phồng lên. Điều này có thể giải thích tại sao triệu chứng ngón tay thô thường xảy ra ở những người có bệnh về phổi như ung thư phổi, xơ nang và giãn phế quản, vì bệnh này hạn chế lượng oxy cung cấp cho cơ thể.
Nguồn: The Epoch Times- HongLien/tinhhoa.net