Ước tính có khoảng từ 25-30% số người bị mắc chứng đau lưng, chủ yếu gặp ở người cao tuổi (NCT).
Đau lưng có thể trải dài theo cột sống lưng nhưng hay gặp nhất là vùng đốt sống ngực và vùng thắt lưng.
Nguyên nhân
Người ta thấy rằng có đến 90% đau thắt lưng ở NCT không rõ nguyên nhân hay gọi là đau thắt lưng cơ năng. Đau thắt lưng ở NCT có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính, là biểu hiện đau ngang vùng thắt lưng, có thể vị trí đau ngay giữa cột sống hoặc đau lan sang cả hai bên cột sống. Ở NCT đau thắt lưng chủ yếu bởi thoái hóa đốt sống thắt lưng, đĩa đệm do trong quá trình lao động, nặng nhọc như mang vác quá sức hoặc phải đứng nhiều, thời gian dài và lặp đi lặp lại trong nhiều tháng, nhiều năm (công nhân nhà máy) hoặc ngồi nhiều giờ thời gian dài (nhân viên văn phòng, công nhân may, lái xe chuyên nghiệp…).
NCT do tuổi tác càng cao nên mọi chức năng của cơ thể đều suy giảm, ví dụ như: hấp thu canxi kém gây thiếu chất canxi làm loãng xương. NCT có thể bị đau thắt lưng do một số bệnh của cơ quan khác như sỏi đường tiết niệu đặc biệt là sỏi niệu quản, hội chứng dạ dày - tá tràng, bệnh của phần phụ (nữ giới). Một số bệnh nhiễm trùng cấp tính cũng gây đau thắt lưng…
Bệnh đau thắt lưng
Nên làm gì?
Khi NCT bị đau thắt lưng không nên tự suy đoán bệnh của mình và tự mua thuốc để cải thiện mà cần đi khám để được chuyên gia chẩn đoán sớm và đúng bệnh. Ngày nay, y học ngày càng phát triển cho nên việc chẩn đoán đau thắt lưng không gặp nhiều khó khăn như trước đây.Việc cải thiện sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và cải thiện muộn, cải thiện mang tính chất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài cải thiện thuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm, cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc.
Có thể phòng bệnh được không?
Muốn phòng bệnh đau thắt lưng khi tuổi về già thì ngay từ lúc còn trai trẻ cần quan tâm đến sức khỏe như đi, đứng, mang vác vật nặng cần đúng tư thế. Ngay cả tư thế ngồi cũng rất cần được quan tâm có nghĩa là ngồi đúng tư thế không nghiêng bên này, cong bên kia đặc biệt là những người làm công tác văn phòng, công nhân may, lái xe chuyên nghiệp. Phụ nữ nên hạn chế dùng giày, guốc cao gót.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cần được khám và cải thiện đúng phương pháp để nhanh chóng hồi phục tránh cải thiện sai phương pháp nhất là đến cải thiện ở một số người thiếu hoặc chưa có kiến thức y học. Người ta khuyên rằng khi đã bị bệnh lồi đĩa đệm, sau khi chữa khỏi thì không để bệnh tái phát bởi vì nếu như thế sẽ khó cải thiện hơn rất nhiều so với lúc bị bệnh lần đầu.
Những lúc tập thể dục không nên vặn người quá mức cần thiết nhất là những trường hợp đã có dấu hiệu thoái hóa hoặc đã thoái hóa, gai đôi, mỏ gai cột sống, hơn nữa cột sống của NCT không còn mềm mại, dẻo dai, bền chắc như lúc còn độ sung sức vặn nhiều và sai tư thế sẽ làm lệch cột sống. Những trường hợp đã được chẩn đoán thoái hóa cột sống, gai đôi, lồi đĩa đệm không được mang vác nặng. Những trường hợp thoát vị đĩa đệm đã được hẩn đoán xác định cuả bac sĩ thì cân han chê đôn g tac cui gập người(cúi gập cột sống).
NCT khi đã bị bệnh về xương, khớp cũng cần tập thể dục nhưng rất cần có sự chỉ dẫn của chuyên gia nhất là chuyên gia chuyên khoa xương khớp, chuyên khoa vật lý trị liệu. Những người bị thoái hóa cột sống thì bơi là phương pháp hợp lý nhất. NCT khi đã bị một số bệnh làm cho đau thắt lưng thì nên khám bệnh định kỳ, để chuyên gia sẽ có chỉ định cải thiện. Cần có chế độ ăn hợp lý nhất là các loại thức phẩm giàu canxi
(theo Jex MAx .com).