Tất cả
chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi
đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là
thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính
mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai... Lắng
nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra
(vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.
- Sức
mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.
- Sức
mạnh của đàn bà là phẩn nộ.
- Sức
mạnh của người ăn trộm là vũ khí.
- Sức
mạnh của vua chúa là quyền uy.
- Sức
mạnh của kẻ ngu là áp đảo.
- Sức
mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa.
- Sức
mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhịn.”
Dalai Lama
- Phần
lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp.
Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô
ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những
điên đảo tưởng.
- Mọi sự
mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai
muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở
có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .
- Mọi sự
mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo
tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai
tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
- Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.
- Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.
Viên Minh
Bởi
chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành
phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí
huệ”.
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay.
Hãy
thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối
chính mình.
Dalai Lama
Thiên
Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ
thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với
người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam
gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi ...
Khi còn
tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của
mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt manh
mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.
Viên Minh
(theo chia se kien thuc van hoa)