1- Tất cả những gì bạn cần biết về vitamin từ A đến K
Tên gọi vitamin vốn xuất phát từ chữ vita + amine, tức là thành phần cần thiết cho sự sống. Người ta có hẳn một ngành học về vitamin, nhưng chỉ cần nắm được những điều tóm lược dưới đây, bạn đã có thể ‘xoay xỏa’ khá tốt trong cuộc sống hàng ngày rồi.
(Nhấn vào ảnh để phóng to và xem liên tục)
[1][2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10]
Theo Brightside
Đại Hải biên tập (dai ky bguyen)
2- Làm cách nào để nhận biết cơ thể đang thiếu vitamin?
Trong cơ thể luôn luôn có hàng vô số các phản ứng sinh hóa đồng thời diễn ra để các bộ phận trong cơ thể được liên tục “xây dựng và bảo trì”, đồng thời đảm bảo mọi chức năng khác vẫn hoạt động nhịp nhàng. Trong quá trình này, thực phẩm đã ăn vào sẽ được cắt ra từ dạng phức tạp thành các phần nhỏ hơn, rồi chúng được phân loại ra, mỗi thứ dùng vào một việc, cái nào không cần thì đẩy thải ra ngoài. Trong các chuyển hóa sinh học đó, nếu không có vitamin tham gia thì chuyện sẽ không thành.
Có khoảng 13 loại vitamin đã được công nhận rộng rãi, và chia làm 2 nhóm chính. Loại tan trong dầu: A, D, E, K; và loại tan trong nước: B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12 và C. Mỗi vitamin có một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, mặc dù không cung cấp năng lượng và chỉ cần với lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu vitamin thì “cuộc sống” sẽ bị đình trệ. Và bạn có thể nhận ra điều này thông qua một số dấu hiệu, tuy nhiên khi đó thì cũng khá là báo động rồi.
Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin
Những diện sau đây dễ bị thiếu vitamin: trẻ sinh non, trẻ em, người chơi thể thao, phụ nữ có thai, nhất là khi bị nghén, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ cho con bú, người ăn kiêng, người già, người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh lý đường tiêu hoá như : tiêu chảy, đau bao tử, người đang thời kỳ dưỡng bệnh, người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, người làm việc trong môi trường ô nhiễm, căng thẳng…
- Thiếu vitamin A: quáng gà, da khô và thô ráp, thường xuyên mệt mỏi.
- B1: tim đập bất thường, mệt mỏi, rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần.
- B2: xuất hiện vết nứt ở khóe miệng, phát ban da, thiếu máu.
- B3 (niacin): bệnh ngoài da, tiêu chảy, khó tiêu, mệt mỏi.
- B5 (pantothenic acid): mệt mỏi, nôn, nhiễm trùng, chuột rút.
- B6: động kinh, eczema, yếu cơ, nứt da, thiếu máu.
- B8 (biotin): buồn nôn, nôn, trầm cảm, rụng tóc, da khô và thô ráp.
- B9 (axit folic): rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, các vết nứt trên môi.
- B12: thiếu máu, căng thẳng, mệt mỏi, và trong một số trường hợp, viêm dây thần kinh và thoái hóa não.
- C: nướu bị sưng và chảy máu, chậm lành vết thương, mệt mỏi, bệnh còi, suy nhược, tiêu hóa kém.
- D: ở trẻ em: còi xương và biến dạng xương khác. Ở người lớn: mất canxi từ xương.
- E: mất cơ, tổn thương thần kinh, suy giảm khả năng sinh sản, thiếu máu.
- K: rối loạn đông máu ở trẻ sơ sinh và người dân
Thông thường là có một số biểu hiện “vừa già vừa xấu” , kiểu như: khô da và xỉn màu, mất tính mềm mại; móng mất độ bóng, có sọc, dễ gãy; thay đổi khẩu vị: ăn không ngon ngủ không yên; thay đổi cảm xúc: giảm độ nhạy cảm của cơ thể, dễ bị kích thích, nóng nảy, giảm thể lực, giảm khả năng gắng sức, giảm khả năng tập trung, nói trước quên sau, trí nhớ giảm sút, dễ bị bầm máu, đọc sách thì nhanh mỏi mắt, tê cóng, dễ rụng tóc, chậm liền sẹo. Khi có một trong các biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng kiểm tra lại chế độ ăn của mình.
Tìm vitamin trong thức ăn
Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
Vitamin B1: ngũ cốc và các loại đậu (hạt).
Vitamin B2: hạt ngũ cốc, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Vitamin PP: lạc, vừng, đậu (đậu tương, đậu đen, đậu xanh, đậu cô ve), rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
Vitamin B12: gan động vật.
Vitamin B9: các loại rau có lá.
Vitamin C: rau muống, rau ngót, ổi, bưởi, khoai tây, khoai lang, quả chín các loại.
Vitamin D3: dầu cá thu, gan, trứng.
Vitamin E: các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
Tạ Ân (daikynguyen)
3- Vitamin bổ sung có thực sự cần thiết? Những điều cần biết trước khi uống thuốc bổ
Sức khỏe đã trở thành một mối quan tâm chính trong xã hội ngày nay. Vitamin và các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng chính là những mặt hàng tiêu dùng dành cho sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp bán chạy nhất.
Tuy nhiên nhiều người không hiểu được cách sử dụng thuốc bổ. Chúng ta nghĩ rằng nếu cái gì đó tự nhiên (natural) thì chắc chắn là sẽ tốt mà không có gì hại, và nếu vậy thì dùng nhiều chắc sẽ phải tốt hơn. Đây là những quan niệm không đúng.
Trước khi uống thuốc, chúng ta nên tự hỏi: việc này có hại không? Uống bao nhiêu thì vừa? Loại thuốc bổ này tới từ đâu?
Mâu thuẫn trong chẩn đoán
Dù còn có nhiều nghiên cứu trái ngược, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nên có chỗ cho thuốc bổ và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng. Nhưng quan trọng hơn, các chuyên gia cho rằng các thuốc bổ chỉ có tác dụng bổ trợ, chứ không thể thay thế cho thực phẩm.
Trong khi rất nhiều thuốc bổ có thể lấp khoảng trống dinh dưỡng trong thức ăn, thì “điều quan trọng vẫn là thực phẩm, chứ không phải thuốc” theo Roberta Anding, cựu phát ngôn viên của Hiệp Hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, bạn có thể đọc ở đâu đó một bài báo giải thích các triệu chứng mất cân bằng, thuyết phục rằng bạn cần phải bổ sung dinh dưỡng theo cách nào đó. Hoặc bạn có thể đang sử dụng thuốc làm ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng. Và sau đó bạn cố gắng bổ sung bằng việc thêm các loại vitamin và khoáng chất.
Và, thậm chí khi chúng ta biết loại thuốc bổ nào mà chúng ta cần, vẫn không dễ dàng để xác định liều lượng. Đây không phải là chuyện sao-cũng-được.
Liều khuyến cáo và quá liều
Có một cách xác định liều lượng là căn cứ theo cân nặng. Thường tiêu chuẩn liều lượng của người lớn (RDA, Recommended Dietary Allowance) được tính cho một người nặng 150 pound (khoảng 68kg). Để tính toán được liều lượng theo cân nặng, cần phải chia cân nặng của một người cho 68. Theo đó, trẻ em nặng 34 kg chỉ nên uống một nửa liều của một người nặng 68 kg.
Đối với những người ít vận động – những người già, hay ốm, hoặc khuyết tật – chỉ nên dùng liều lượng nhỏ hơn, chỉ khoảng 2/3 liều lượng RDA khuyến cáo. Bởi vì họ ít vận động, nên cơ thể những người này cần nhiều thời gian hơn để sử dụng các chất bổ.
Tuy nhiên, dù đối với nhiều người sẽ không có vấn đề gì nếu theo khuyến nghị của RDA (trừ khi bị dị ứng), và nó vẫn có tác dụng. RDA khuyến nghị mức vitamins và thuốc bổ thấp hơn so với lượng mà đa số người cần, đặc biệt là trong tình trạng bệnh.
Nhiều lúc, khi cố gắng cải thiện sức khỏe, chúng ta uống hơi quá liều, nhiều hơn so với lượng khuyến cáo của RDA.
Khi một loại thuốc bổ nào đó tan trong nước, thì không có vấn đề. Các loại vitamin được đưa vào các mô và không tích tụ trong cơ thể. Cơ thể bạn sử dụng những gì cần và gửi những thứ còn lại vào thận, và thận sẽ lọc chúng ra khỏi cơ thể.
Nhưng nếu dùng các vitamin tan trong dầu sẽ có thể gây hại. Trong trường hợp này, cơ thể bạn sử dụng một vài loại khoáng chất và để giành cho lần sử dụng trong tương lai. Qua thời gian, tích tụ nhiều thành độc, gây ra nguy cơ sức khỏe. Ví dụ, quá nhiều vitamin A có thể làm hư gan, nhiều vitamin D thì hư thận và nhiễm trùng hô hấp; nhiều Niacin có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường.
Dùng thực phẩm bổ dưỡng hay loại thực phẩm chức năng bổ sung?
Để tạo ra các liều cao của bất cứ hoạt chất nào, các phòng thí nghiệm cần tách riêng hoạt chất đó ra khỏi loại nguyên liệu chứa nó. Điều này tạo ra một sản phẩm rất khác so với nguyên liệu thực phẩm bổ dưỡng ban đầu.
Uống loại vitamin hay khoáng nào đó có thể hữu dụng, như chúng ta đã biết tất cả các thủy thủ của Christopher Columbus đều chết trong chuyến đi thứ hai vì thiếu vitamin C. Nếu họ có vitamin C (chanh hoặc cam), họ có thể sống lâu hơn ở vùng đất mới.
Bạn cần hiểu được tác động của việc loại tách một phần của thực phẩm ra khỏi hệ thống
Việc hiểu rõ sự tác động khi tách riêng một loại thực phẩm là rất cần thiết. Sự khác biệt giữa thực phẩm bổ trợ còn nguyên và thuốc bổ tương tự như sự khác nhau giữa củ khoai tây và miếng khoai tây chiên: khoai tây được trồng từ đất, trong khi khoai tây chiên do con người chế biến và ít có giá trị dinh dưỡng.
Một loại vitamin, tồn tại ở dạng tự nhiên, không phải là một hóa chất đơn thuần; thay vào đó, là một nhóm của các hợp chất liên kết làm việc đồng bộ và hỗ trợ nhau. Những hợp chất này được Royal Lee (sáng lập Standard Process, một trong những chuỗi công ty thực phẩm chức năng) gọi là “phức hợp dinh dưỡng,” rất phức tạp mà chỉ có tế bào sống mới tạo ra được.
Các thực phẩm chức năng còn nguyên thì không bị tách hoạt chất ra như vậy. Chúng chỉ là loại thực phẩm được làm khô, sau đó đóng dạng viên hoặc thành bột.
Khi dùng quá nhiều một thứ các thành phần đã được tách riêng ra và đưa vào cơ thể, nó làm ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi chất.
Các thực phẩm bổ sung (hoạt chất riêng biệt) mất hết khả năng đồng bộ và giá trị của thực phẩm. Khi dùng quá nhiều, đưa nhiều thành phần riêng biệt vào cơ thể, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin khác có thể bắt đầu ngay sau đó. Ví dụ, Ca làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu kẽm. Quá nhiều một lượng vitamin B nào đó có thể làm mất cân bằng tới các loại vitamin B khác.
Nếu lại dùng quá nhiều thực phẩm cô đặc, cơ thể sẽ có tình trạng sốc về sinh lý. Quá liều, thậm chí là các loại nguyên liệu tự nhiên, có thể tạo ra ảnh hưởng tương tự như các loại thuốc hơn là các loại thực phẩm dinh dưỡng chức năng. Nếu cơ thể không cần lượng này, dùng quá nhiều có thể tạo ra áp lực hơn là suy giảm các áp lực sinh học.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh Nguyên An biên dịch