Các chuyên gia y tế cảnh báo, hãy luôn để ý đến những bất thường dù nhỏ nhất trên cơ thể bạn. Đôi khi cơ thể bạn đưa ra các dấu hiệu, biểu hiện để cánh báo vấn đề về sức khỏe. Nếu nhận biết đúng những dấu hiệu này và điều trị kịp thời có thể chữa trị kịp thời.
Theo hãng thông tấn Fox News bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức, nếu trên cơ thể bạn xuất hiện một trong những dấu hiệu báo động đỏ sau đây ::
Bạn bị sưng phồng và đau ở phía dưới chân
Đây có thể là biểu hiện của chứng huyết khối tĩnh mạch (hình thành cục máu trong tĩnh mạch). Nó thường phát triển sau khi “khổ chủ” ngồi suốt khoảng thời gian dài lê thê, ví dụ như trên các chuyến bay đường dài.
Mức độ nguy hiểm: Cục máu có thể ngắt quãng các dòng máu tự do, chảy ngược lên đầu và ngăn chặn tế bào máu tới phổi - hiện tượng có thể gây chết người.
Bạn cảm thấy đau ở ngực, vai lưng hoặc quai hàm, cùng với nôn mửa
Hãy gọi cấp cứu 911. Bạn có thể đang trải qua một cơn đau tim. Một nghiên cứu của Thụy Điển phát hiện, khi phụ nữ bị đau tim, họ thường có cảm giác đau lưng, nôn mửa, chóng mặt và tim đập mạnh liên hồi cùng với sự khó chịu ở ngực.
Bạn cảm thấy đói, khát, mệt mỏi và phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường
Những triệu chứng này thường là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Hãy sắp xếp cuộc hẹn thăm khám với bác sĩ ngay trong tuần để kiểm tra lượng đường trong máu và có thể tiến hành cả các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết khác.
Bạn có một vết sọc đen dưới móng tay của mình
Nếu bạn chắc chắn không bị bên ngoài làm thương tổn móng tay, hãy xem xét kỹ vết sọc đen. Nó có thể là khối u hắc tố, dạng nguy hiểm nhất của ung thư da. Với biệt danh “khối u ác tính ẩn giấu”, nó chiếm tới 8% số ca u hắc tố ở người da trắng và tới 60% số ca u hắc tố ở người có da sẫm màu hơn.
Bạn nhìn thấy những đường sọc chớp nhoáng và “vật trôi nổi” trong mắt
Dịch giống gel bên trong mắt của bạn suy giảm khi vào độ tuổi trung niên và khi rút đi, chúng có thể co rút mạnh ở nơi gắn với võng mạc. Hầu như mọi người không nhận ra điều đó. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, “cuộc chia ly” kích thích võng mạc, gây sản sinh các vật trôi nổi và những vệt sáng trong tầm nhìn của bạn. Nếu điều đó xảy ra, hãy tới gặp bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo rằng võng mạc của bạn không bị tổn hại. Bạn có thể phải điều trị bằng laser hoặc thậm chí phẫu thuật.
Triệu chứng hen suyễn mà không cải thiện hoặc trở nên xấu hơn
Hen suyễn biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Khi cơn hen không đỡ hoặc nặng hơn, bệnh nhân cần được cấp cứu. Nếu cơn hen không được điều trị, nó có thể gây kiệt sức cơ ngực và tử vong. Một số người bị hen thường xuyên ngần ngại không đến phòng cấp cứu vì họ đã đi rất nhiều lần trước đây, hoặc cần một người chở đi vì quá khó thở.
Vì bệnh hen làm cho việc thở khó khăn, các cơ hỗ trợ thở có thể mệt và khối lượng không khí trao đổi ở phổi sẽ giảm. Kết quả là lượng oxy giảm trong khi nồng độ CO2 trong máu tăng.
Một trong những điều quan trọng nhất là cơn hen đã kéo dài bao lâu. Nếu bạn đã phải vật lộn với cơn hen sau vài giờ không dứt, hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
(theo khoahoc.tv)