Đôi khi đi đường bị vấp hoặc cảm thấy choáng váng thường ra
không có gì đáng ngại. Nhưng nếu bạn luôn luôn hay bị mất thăng bằng thì đó có
thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Điều tốt nhất là bạn nên đi
gặp bác sĩ để xác định xem có phải là do tuỗi già hay là có gì nghiêm trọng đang
xẫy ra cho sức khoẻ của bạn
Dưới đây là 7 nguyên nhân có thể dẫn đến sự mất thăng bằng,
1-Tai trong có vấn đề
Các vấn đề liên quan tới tai trong (inner ear) ---từ nhiễm khuẩn
tới mất thính lực--sẽ làm cho bạn cảm thấy mất thăng bằng. Tai trong có năm cảm biến (sensors), giống
như sợi lông, quản lý sự thăng bằng của bạn: ba cảm biến kiểm tra chuyển động
quay và hai cảm biến theo dõi chuyện động lên xuống. Nếu các cảm biến này hoặc
nhận được những tín hiệu sai lầm hoặc không thể gởi tín hiệu lên não thì sự thăng
bẳng của bạn sẽ bị ảnh hưởng
Một trong những vấn đề thông thường nhất liên quan tới tai trong
là chứng chóng mặt vị thế kích phát lành
(BPPV= Benign Paroxysmal Positional Vertigo). Bệnh này xẩy ra khi các tinh thể
nhỏ bé bên trong tai bị bật ra, nổi loanh quanh bên trong tai và đụng vào các cảm
biến. Sự cố này gây ra những tín hiệu chuyển động truyền lên tới não mà bình
thường não không nhận được, vì vậy gây cảm giác choáng váng cho bạn
Khi nào cần quan tâm ?. Khi nào bạn bị choáng váng hay chóng mặt nhiều lần trong thời
gian quá một tuần lễ
Điều gì có thể làm ? Bạn đừng lo vì có cách
giải quyết chứng bệnh BPPV dễ dàng. Bác
sĩ sẽ chĩ dẫn bạn cách di chuyển đầu từng chút một và rất
chậm để đưa các tinh thể đã bật ra đi vào một vùng trong tai mà chúng không còn
có thể gây hại. Làm như vậy một hay hai lần thì sẽ khỏi.
2- Các cơ bắp của bạn bị
yếu
Sự thăng bằng của các người lớn tuổi thường ra không được tốt, bởi
vì khi về già con người sẽ mất dần khối
lượng cơ bắp và các cơ bắp bị suy yếu phải
ráng sức chống đỡ sức nặng cơ thể. Điều này có thễ dẫn tới tư thế xấu nếu cơ
thễ bạn không đuợc sắp xếp đúng và các cơ bắp không thể kiễm soát sự sắp xếp
này, Như thế chỉ cần ban làm những động
tác nhanh đễ tránh một mảng băng đá trên đường đi chẳng hạn là bạn đã bị mất thăng
bằng và té ngã
Khi nào cần quan tâm? Nhiều ngưởi trong chúng ta sẽ kém lanh lẹ hơn
khi về già và cảm thấy mất thăng bẳng thường xuyên hơn. Nhưng nếu bạn cảm thấy
mất thăng bằng nhiều đến nỗi sợ bị té ngã và gây trở ngại cho đời sống hàng
ngày--tức là bạn phải han chế bớt sự đi lại và cắt bớt các hoat động--thì bạn cẩn
phải đi gặp bác sĩ
Điều gì có thể làm? Ban cần phải tập thể dục đều đặn và luyện thêm
nhửng động tác củng cố sự thăng bằng .
Chẵng hạn như mổi ngày bạn có thễ luân phiên tập đứng trên mỗi chân càng lâu chừng nào càng
tốt (nhớ đứng gẩn một cái bàn để làm điểm
tựa). Mỗi ngày bạn nên tăng dần thời gian đứng như vậy, cho tới khi đạt được mức
thời gian 1 phút cho mỗi chân.Rèn luyện
sức chịu đựng (resistance training) như đạp xe đạp hay nâng tạ giúp củng cố mật độ xương và khung cơ-xương
của bạn, do đó nâng cao khối lượng cơ bắp của cơ thề và cải thiện khả năng điều
chỉnh của bạn để tránh té ngã
3-Thuốc men gây khó cho bạn
Choáng váng và mất thăng bằng đôi khi là những tác dụng của
thuốc Khi bị thuốc làm cho bạn "mơ mơ màng màng" thì thời gian phản
ứng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Do đó bạn sẽ không có thễ giữ thế thăng bằng tốt
trong trường hợp có những xáo trộn đôt ngột. Rủi ro bị choáng váng hay có vấn
để vể thăng bằng tăng khi mà bạn uống nhiều thuốc vào cùng một lúc. Các
thuốcnày có thể tương tác với nhau và các phản ứng xấu, bao gồm cả sự mất thăng
bằng , sẽ tăng bội
Khi nào cẩn quan tâm? Bạn nên báo cho bác
sĩ hay nếu bạn bị chóang váng (dizziness) khi bẳt đầu dùng một thuốc mới hoặc
thêm môt thuốc mới vào chế độ thuốc men của bạn. Một số thuốc thường hay đuợc kê
toa ảnh hưởng tới sư thăng bằng là : thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu,
thuốc dị ứng, thuốc trị cao huyết áp, và thuốc ngủ
Điều gì có thể làm? Nếu bạn nghĩ rẳng
thuốc bạn uống gây phản ứng phụ, thỉ bạn hãy bàn với bác sĩ xem có thể đổi thuốc
khác hay không. Tuy nhiên bạn không được ngưng bất cứ thuốc kê toa nào trước
khi hỏi ý kiến bác sĩ
4. Máu chảy lên não không đủ
Hiên tượng thiếu máu lên não đuợc gọi là chứng giảm huyết áp ở thế đứng (orthostatic hypotension) và
rất thông thường một cách đáng ngạc nhiên. Một nghiên cứu thực hiện trên 938
người , 40 tuổi hay hơn, cho thấy có 199 người --tức 21%--bị chứng giảm huyết áp
nói trên. Chứng bệnh này làm cho huyết áp hạ thấp và thuờng hay xẫy ra khi bạn
đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm,làm cho bạn bị choáng váng và mất thăng bằng
Khi nào cần quan tâm? Nếu bạn thường xuyên hay bị choáng váng hay cảm
thấy lâng lâng (lightheaded) khi đứng dậy hoặc xoay vòng thì có thể là vì máu
lên não không đủ. Chứng giảm huyết áp do thế đứng (orthostatic hypotension) cũng
còn làm cho bạn bị mờ mắt, yếu sức. nhẩm lẫn, buồn nôn và có cảm giác quay
cuồng (spinning)
Điều gì có thể làm?
Nếu bạn cảm thấy lâng lâng khi đứng dây , bạn hãy nên uống nước cho đủ (vì
cơ thể khi bị mất nước có thễ dẫn đến giảm huyết áp ở thế đứng) và nên đứng lên
từ từ. Các triệu chứng nói trên không kéo dài lâu và ảnh hưởng tới hầu hết mọi người
vào một lúc nào đó. Tuy nhiên nếu bạn thưởng xuyên bị như vậy thỉ bạn cần cho bác
sĩ hay vì một số thuốc tri cao huyết áp có thể giúp trị khỏi chứng bệnh nói trên.
5. Thẩn kinh của bạn bị
tổn thương
Bệnh thẩn kinh ngoại
biên
(Peripheral neuropathy)--một bệnh thông thưởng đối với bệnh nhân tiểu đường,
nhưng cũng còn có thể là hậu quả của các bệnh nhiểm khuẫn, thiếu vitamin, rối
loạn di truyền, nghiện rượu và những chấn thương khác-- gây tổn thương cho chân
và tay. Nếu các dây thần kinh kiểm soát chức năng cơ bắp bị tỗn thương thỉ có
thể dẫn tới sự mất phối hợp và thậm chí gây té ngã thường xuyên.
Khi nào cần quan tâm? Bệnh thẩn kinh ngoại biên có nhiều triệu chứng
và các vấn đề về thăng bằng chỉ là một trong những triệu chứng ấy . Các dấu
hiệu khác cho biết thẩn kinh của bạn bị tổn thương bao gồm đau nhói hoặc đau
rát và tê ở bàn tay và bàn chân, nhạy cảm với sự đụng chạm, ra mổ hôi không kiểm
soát được , các các vấn để về tiêu hóa, choáng váng, và cơ bắp suy yếu
Điếu gỉ có thể làm? Sự tổn thương thân
kinh không thể đảo nghịch được, nhưng nếu biết sớm thỉ có thể kiểm soát được
các triêu chứng và ngăn ngừa không cho những vấn đề hơn nữa xẩy ra. Bác sĩ có
thể kê toa những thuốc như giảm đau, chống trầm cảm và chống co giật để cho thần
kinh bớt đau, cũng như gởi bệnh nhân đi vật lý trị liệu đễ cải tiến chuyển động
(movement)
6. Bạn bị bệnh xơ cứng rải
rác
Bệnh xơ cứng rai rác (multiple sclerosis-MS)
gây tổn thương (lesion) cho hệ thần kinh trung ương bao gồm não, tủy sống và
thần kinh thị giác. Các tỗn thương này phát triển ở nhiều vùng khác nhau của não
hoặc tủy sống nên bệnh MS hiển thị dưới nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như một tổn thương ở cerebellum--tức phần não trách nhiệm vể
phối hợp thăng bằng- có thễ dẫn đến việc đi đứng không vững hoặc thiếu kiểm soát
các chi (limb control). Do đó một số ngưởi mắc bệnh MS có dấu hiệu đầu tiên là
mất thăng bằng trong khi đó những ngưởi khác lại thấy tê một bên ngưởi hay mắt
bị mờ
Khi nào cần quan tâm? Bạn cần đi gẵp bác sĩ khi đột nhiên bị mất
thăng bằng, có những vẩn để về thị giác hoặc bị tê ở bàn chân bàn tay. Điều nên
ghi nhận là các triệu chứng MS thường xẩy ra cho các lớp tuổi 30 ,40 và bệnh MS
thông thường xẩy ra nhiều hơn ở các phụ nữ
gốc Bắc Âu.
Điều gì có thể làm? Nếu thị giác bạn đột
nhiên suy yếu đáng kễ hoặc đột nhiên bạn cảm thây mất thăng bẳng thỉ bạn cẩn đi
bệnh viện cấp thời. Nếu các triệu chứng chỉ đến từ từ thì bạn có thễ lấy hẹn gặp
bác sĩ để được "scan não" nếu
bị nghi mắc bệnh MS. Hiên chưa có cách
chữa tri bệnh MS, nhưng nếu biết sớm thì có thễ kiểm soát được các triệu chứng.
Bác sĩ có thễ kê toa thuốc trị đau cơ bắp, mệt mỏi, các vấn để về kiểm soát
bàng quang, hay trầm cảm. Ngoài ra bác sĩ có thể gởi bệnh nhân đi vật lý trị
liệu đễ tăng cưởng sức mạnh cơ bắp
7. Não của bạn có khối u
Nếu bạn có những vấn đề vể thăng bằng thì nhiểu khả năng là do
tai trong có vấn đề hoặc vì cơ bắp bị suy yếu. Nhưng nếu bạn nhất quán có vấn để
vế thăng bằng thì đó có thể là dấu hiệu trong não có khối u (các khối u nằm trên
các vùng não kiễm soát chuyển động,phối hợp và thính giác có thễ gây chóng mặt
và mất thăng bằng). Chẳng hạn như một u thần kinh thính giác (acoustic neuroma)
tăng trưởng bên trên dây thần kính chính đi từ tai lên não sẽ làm mất các tín
hiệu thăng bằng phát xuất từ tai trong. Những khối u khác cũng có tác dụng tương
tự, gây áp lực lên các dây thẩn kinh
cung cấp những thông tin về phối hợp và
chuyển động cho não
Khi nào cần quan tâm? Ngoài các vấn đề về thăng bằng, khối u thần
kinh thính giác (acoustic neuromas) thường ra còn làm mất thính lực ở một bên
tai và làm cho tai bị ù hoặc có nhạy cảm
đau (tenderness). Khối u ở các vùng khác trong não có thể gây nhức đầu kinh niên,
buồn nôn và óí mửa, mắt mờ và lẫn (confusion)
Điều gì có thể làm? Nếu bạn nghĩ là mình
có khối u và nhận thấy mình đột nhiên bị mất thăng bằng kẻm theo nhức đấu và những
triệu chứng khác không rỏ nguyên nhân thì bạn cần đi gặp bác sĩ cấp thời đễ đuợc
giới thiệu tới bác sĩ thần kinh chụp hình não.