Động đất, sóng thần, bão, lũ lụt... đều được một số động vật dự đoán chính xác đến 98%
Từ lâu, nhiều người Nhật và nhiều nhà khoa học Nhật đã tin rằng mỗi khi có những xác cá mái chèo trôi vào bờ là điềm báo trước sắp có động đất. Một bản tin vào năm 2010 đã ghi nhận sự lo lắng của một số người Nhật sau khi họ được biết có xác cá mái chèo dạt vào bãi cát. Một thời gian sau đó có động đất tai hại tại Haiti và Chile.
Cá mái chèo cũng từng trôi vào bờ vài tháng trước khi xảy ra trận động đất lớn và sóng thần tại Nhật Bản vào năm 2011.
Theo Thời báo Nhật Bản, có thể có một số cơ sở khoa học để chứng minh điềm báo này, ngay cả khi các nhà khoa học hiện tại không sử dụng hành vi cá để dự đoán chấn động. Kiyoshi Wadatsumi, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về động đất tại các tổ chức phi lợi nhuận e- PISICO, trao đổi với Thời báo Nhật Bản, “cá mái chèo sống gần đáy biển nhạy cảm hơn với những chuyển động của đất so với những loài sống gần mặt biển.”
Cá heo
Trong các thảm họa thiên nhiên con người từng hứng chịu và có ghi chép về sự thay đổi trước và sau thảm họa thì sự thay đổi của các động vật tại nơi xảy ra thảm họa được quan tâm rất nhiều.
Cá heo có một đặc điểm sinh học mà ít loài cá hay động vật nào có đó là khả năng cảm nhận và phát ra những sóng âm, sóng siêu âm. Nghĩa là những dao động nhỏ trong nước mà con người hoặc những động vật khác có thể không nghe được nhưng cá heo có thể cảm nhận được. Đó cũng chính là vũ khí khi cá heo đi săn hoặc là ngôn ngữ để chúng liên lạc với nhau qua sóng âm.
Như vậy, có thể thấy, động đất và sóng thần là các hiện tượng thiên nhiên thường xuyên xảy ra ở dưới lòng đất trong đó có các đại dương. Các hiện tượng xảy ra trong đại dương ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới các sinh vật sinh sống trong đại dương, trong đó có cá heo.
Chim chích vàng
Các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học Tennessee và Minnesota phát hiện rằng loài chim chích cánh vàng thường di trú từ Colombia về vùng núi Appalachian suốt mùa hè ở vùng bắc bán cầu có thể phát hiện thời tiết xấu trước đến 24 giờ. Điều này cho phép chúng có nhiều thời gian để tránh nạn.
Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà nghiên cứu từ cả hai trường đại học cho biết họ tình cờ phát hiện ra tất cả những điều này sau khi lấy thông tin từ những máy dò vị trí địa lý đặc biệt mà các nhà nghiên cứu cài cho 20 con chim thuộc loài này hồi tháng 5 năm 2013. Mục đích ban đầu là để lần theo những hành trình di trú chung của những chú chim chích nhỏ bé, vốn trung bình chỉ cân nặng khoảng 9 gram mỗi con.
Nhưng chỉ vài ngày sau khi 10 trong số những con có gắn thiết bị trở về Hoa Kỳ từ Colombia, một trận bão lớn lập tức di chuyển về hướng Trung Tây và Nam. Thậm chí trước khi các chuyên gia dự báo thời tiết phát hiện ra cơn bão, vốn sau đó gây ra ít nhất là 84 cơn lốc xoáy, 35 người chết và hơn 1 tỷ giá trị tài sản bị phá hủy, một vài con vẫn còn gắn các máy dò trên người đã rời bỏ khu vực này.
Chó
Ngoài khả năng phát hiện bệnh của con người, loài chó còn cảm nhận được những trận động đất sắp xảy ra.
Bác sĩ Kiyoshi Shimamura đến từ Nhật Bản cho biết trong nhiều năm hành nghề, ông đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể số nạn nhân bị chó cắn và các lời phàn nàn về loài vật nuôi này, vào thời điểm các trận động đất xảy ra. Sự chú ý đó đã khiến ông làm một cuộc điều tra hồ sơ bệnh nhân tại 12 trung tâm y tế ở miền tây Nhật Bản, nơi chịu thiệt hại nặng nề bởi trận động đất Kobe vào năm 1995, với hơn 6.000 người bị chết.
Kết quả cho thấy những hành vi bất thường của chó như sủa dữ dội hơn, cắn bừa bãi... tăng 18% vào 2 tháng trước và sau cơn động đất có cường độ 7,2 richter. Hồ sơ tại 3 trung tâm ở đảo Awaji, ngay trên tâm chấn, thì cho thấy sự gia tăng là 60% vào một tháng trước khi có động đất. "Phát hiện này có thể cho thấy sự liên quan giữa hành vi của chó với khả năng nhận biết trước động đất", Shimamura nói. Kết quả của ông sẽ được công bố tại Hiệp hội địa chấn học Nhật Bản trong thời gian tới.
Mèo
Các nhà khoa học đã điều tra được rằng có gần 70 loài động vật có khả năng dự báo động đất, nhưng loài mèo nhà đứng ở vị trí hàng đầu. Khả năng này của mèo lại càng quý vì chúng lại luôn ở bên con người. Trong lịch sử đã xảy ra không ít trường hợp mèo bỏ chủ chạy khỏi thành phố trước khi xảy ra động đất hay núi lửa phun và chỉ trở về nhà sau thảm họa.
Qua rất nhiều quan sát, trước khi xảy ra thiên tai, mèo thường bị kích động, lông chúng xù lên, tai bị ép sát đầu. Chúng gào thét, cào cấu, run rẩy tìm nơi ẩn nấp mà người chủ không nhận thấy rõ một nguyên nhân đe dọa cụ thể nào, chúng đòi ra khỏi nhà và đôi khi đờ người ra. Có thể chúng cảm thấy đất rung chuyển mà các thiết bị không ghi nhận được.
Cóc dự báo động đất
Vào ngày 28/3/2009, hơn 90 con cóc đực đã tập trung về hồ San Ruffino trong mùa đẻ trứng, nhưng chỉ 2 ngày sau đó, số lượng cóc đã giảm đáng kể. Đến ngày 1/4, tức là 5 ngày trước trận động đất, 96% số cóc đực đã di tản. Vài chục con cóc khác quay trở lại ngày trăng tròn 9/4, vốn được biết tới là thời kỳ "yêu đương" của loài cóc, nhưng số lượng cóc ít hơn từ 50-80% so với những năm trước.
Sau đợt cao điểm nhỏ này, số cóc lại giảm một lần nữa và chỉ tăng đáng kể vào ngày 15/4, hai ngày sau cơn dư chấn lớn cuối cùng mạnh khoảng 4,5 độ richter. Ngoài ra, 3 ngày trước trận động đất, không hề có “cặp đôi” cóc nào tại khu vực sinh sản. Và cũng không có trứng cóc tươi được tìm thấy tại khu vực từ ngày 6/4 cho tới sau cơn dư chấn mạnh cuối cùng.
Như vậy, chúng ta có thêm một hiện tượng có thể dùng để phát hiện động đất và sóng thần (tâm địa chấn nằm ngoài biển khơi, khi động đất, tạo ra những đợt sóng lớn tràn vào bờ) nhờ quan sát loài cóc hay ếch nhái sống ở những hồ ao gần nhà.
(theo BaoMai)