Khi bị bệnh tiểu đường , điều quan trong là bạn phải quản lý căn bệnh và kiễm soát đường huyết. Lý do là vì đường huyết cao không theo được dõi có thể gia tăng rủi ro tổn thương cho các bộ phận khắp cơ thể. Rất may là chỉ cần một chút cảnh giác là bạn cũng có thễ né tránh hoặc giảm bớt được nhiều biến chứng của tiểu đường
Bác sĩ nội tiết Kevin Pantalone thuộc Bệnh viện Summa Western Reserve tại Cuyahoga, Ohio cho biết " Các người bị bệnh tiểu đường cần phài năng nổ và giữ vai trò chủ động để tránh các biến chứng của bệnh này".
Dưới đây là liệt kê các bộ phận cơ thể mà bệnh nhân tiểu đưởng cần kiểm tra
Da
Những bệnh nhân tiểu đường có nhiều khả năng bị nhiễm khuẫn da bởi vì thần kinh của họ thường hay bị tổn thượng làm cho họ khó cảm nhận thấy bị thương ở da. Ngoài ra sự lưu thông máu không được tốt làm tăng thêm rủi ro xẩy ra các ung loét và nhiễm trùng da. Trong những trưởng hợp hiếm có, bạn còn có thể mắc bệnh hoại tử mỡ (necrobiosis lipoidica) gây ra những mun lở chậm lành ở phần chân dưới.
Để các vấn để về da không thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn bạn cần rửa sạch da mỗi ngày vả kiểm tra da xem có những điểm đỏ, khô hay nhức nhối hay không; nếu có bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ
Mắt
Những người bị tiểu đường có rủi ro bị bệnh đục thủy tinh thể (cataract) cao hơn 60 phần trăm so với những người không bị tiểu đường. Mức đường huyêt cao cũng còn làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, gây khó khăn cho thị giác và thậm chí dẫn đến mù lòa .
Để bảo vệ mắt thì mỗi năm bạn phải đi bác sĩ nhãn khoa khám mắt một lần, ngay cả khi bạn không thấy có vấn đề gỉ về thị lực bởi vì nhiều bệnh về mắt chĩ có triệu chứng khi đã đạt tới giai đoạn tiến triển. Bác sĩ Pantalone nói " Nếu thấy được sớm những dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó của mắt thì chúng tôi có thể chữa trị được"
Răng và miệng
Nếu bạn bị tiểu đường thì bạn sẽ có rủi ro cao bị bệnh nướu răng, và bệnh nướu răng này có thể cũng làm cho đường huyết khó kiểm soát. Vệ sinh về răng miệng mà kém cũng có nghĩa là trong mồm có nhiều vi khuẩn hơn và các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào các vết thương hở miệng mà bạn có thễ có trong mồm. Theo bác sĩ Pantalone " Một lở loét trong mồm có thễ biến dể dàng thành ung nhọt."
Cách phòng ngừa tốt nhất đối với các vấn đề răng miệng liên quan tới tiểu đường là mỗi năm bạn phải đi gặp nha sĩ hai lần và phải có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng bao gồm việc đánh răng hai lần mỗi ngày với kem chống viêm lợi
Tim
Rủi ro bị bệnh tim mạch cao hơn nhiều đối với những người bị tiểu đường. Bác sỉ Pantalone nói " Một người bị bệnh tiểu đường có rủi ro bị bệnh tim ngang với một người không bị tiểu đường những đã có một lẫn bị nhồi máu cơ tim (heart attack). Muốn giảm tối đa khả năng có vấn để về tim thì bạn phải kiểm soát chặt chẽ đường huyết. Mỗi năm bạn phải đo A1C bốn lần, số đo này cho biết mức đường huyết trung bình trong một thời gian ba tháng; kết quả đo mà là 7 phẩn trăm hay thấp hơn là lý tưởng.
Giảm được mức lipoprotein low density (LDL) tức là cholesterol "xấu" trong máu cũng giúp ích. Những người bị tiểu đưởng mà không có vấn để về tim cần đạt mức LDL là 100mg/dL hay ít hơn , nhưng nếu đã có biến chứng thì mức LDL phải bằng hay dưới 70mg/dL. Các thuốc kê toa statin có thễ dùng để hạ cholesterol xuống mức lành mạnh.
Giảm cao huyết áp cũng có thễ giúp bảo vệ tim. Ngưởi bị tiểu đưởng cần phải giữ huyết áp ở mức dưới 140/80mmHg
Thận
Với thời gian ,đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thận. Nếu không theo dõi, mức đường huyết cao có thể gây ra bệnh thận do tiểu đường (diabetic nephropathy), bệnh này làm cho thận bài tiết protein theo nước tiểu. Nếu bệnh thận này không được biết trước khi đạt tới giai đoan tiến triển thì thận có thễ bị suy và lúc đó bệnh nhận sẽ phài làm thẩm tách (dialysis) hoặc ghép thận (kieney transplant).
Kiểm soát chặt chẽ đường huyết có thể giảm rủi ro bị bệnh thận ở giai đoạn đầu giảm xuống được tới một phần ba. Đễ bảo đảm an toàn, mỗi năm bạn nên đo mức albumin (một loại protein chuyên biệt) trong nước tiễu tối thiểu một lần
Hệ thẩn kinh
Nếu bạn bị tiểu đường và đường huyết không được quàn lý tốt trong một thởi gian lâu dài thì thần kinh cũa bạn sẽ bị tổn thương (diabetic neuropathy). Thông thường bệnh thần kinh có khuynh hướng ảnh hưởng tới thần kinh ở bàn chân. Theo bác sĩ Pantalone, bệnh thần kinh có thể lan lên cẳng chân và đầu gối. Đôi khi các ngón tay và bàn tay cũng bi ảnh hưởng.
Kiễm soát tốt đường huyết nhờ chế độ ăn uống và thuốc men là cách tốt nhất để ngăn ngừửa bệnh thần kinh. Bạn phải di gặp bác sĩ ngay nếu có triệu chứng bị bệnh thần kinh như mất cảm giác hoặc nóng ran hay đau như kiến bò ở chân tay, Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giữ đường huyết ở mức chấp nhận được và cho thuốc giảm đau.
Nếu bạn bị bệnh thẩn kinh do tiểu đường thì thường ra nên đi bác sĩ bộ khoa để chăm sóc bàn chân. Một số người bị tiểu đường có thễ bị bệnh nấm móng (onychomycosis) làm cho móng to ra, dễ bể và có sắc vàng. Theo bác sĩ Pantalone " Móng chân bị nấm có thễ bị kéo bật ra khi bạn mang bí tất, vì vậy điều quan trọng là bạn phải chăm sóc bàn chân cho kỹ nếu có móng chân có nấm"
Kết luận
Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thễ xẫy ra cho bất cứ phần nào của cơ thễ, nhưng bạn có thể làm nhiều điều để bảo vệ mình--trướcc tiên là quản lý chặt chẽ căn bệnh và kiểm tra sức khoẻ đều đặn và sau đó là nhanh chóng cho bác sĩ biết bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào