Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

10 loại thực phẩm có liên quan đến ung thư và 10 loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh này-

Thuc Pham Voi Benh Ung Thu | PDF

10 loại thực phẩm có liên quan đến ung thư

1. Thịt chế biến (Processed meats)

What is Processed Meat and Why its Excessive Consumption Has a Dreadful Impact on the Body?

 Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, giăm bông, lạp xưởng, xúc xích rất tiện lợi và ngon miệng nhưng lại tiềm ẩn những cảnh báo về sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại các thực phẩm này là những chất gây ung thư thuộc nhóm 1, nghĩa là có bằng chứng chắc chắn rằng chúng có thể gây ung thư. Điều này một phần là do các chất bảo quản và các hóa chất được sử dụng trong quá trình chế biến.

Tiêu thụ thường xuyên những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

2. Đồ uống có đường ( Sugary Drinks)

2. Sugary Drinks

Đồ uống có đường cómặt  ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, hàm lượng đường cao của loại đồ uống này có liên quan đến béo phì, một yếu tố nguy cơ gây ra một số loại ung thư bao gồm ung thư vú và ung thư gan. Các nghiên cứu cho thấy loại đồ uống này có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ gây ung thư theo thời gian.

Cắt giảm đồ uống có đường và chọn nước hoặc đồ uống không đường có thể là lựa chọn lành mạnh hơn cho chế độ ăn uống tổng thể của bạn.

3. Thịt đỏ (Red Meat)

3. Red Meat

Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn, là thành phần chính trong nhiều chế độ ăn uống và chứa nhiều protein và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ có thể tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, tuyến tụy và tuyến tiền liệt, lý do là vì sự hình thành những hợp chất trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao hoặc sự hiện diện của một số hóa chất nhất định trong thịt.

Ăn thịt đỏ ở mức độ vừa phải và kết hợp nhiều protein thực vật hơn vào bữa ăn có thể giúp cân bằng chế độ ăn uống của bạn.

4. Rượu (Alcohol)

 4. Alcohol

Rượu là một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng gây các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư miệng, cổ họng, thực quản, gan, vú và ruột kết. Nguy cơ này tăng lên theo lượng rượu tiêu thụ và có tác động mạnh hơn khi kết hợp với việc hút thuốc. Rượu có thể làm hỏng các mô cơ thể và có tác dụng độc hại đối với tế bào, dẫn đến phát triển ung thư

5. Chất béo chuyển hóa(Trans Fats)

 5. Trans Fats

Chất béo chuyển hóa-- thường được tìm thấy trong các thức ăn chiên hoặc nướng lò và các thức  ăn nhẹ đã qua chế biến- có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ gây một số loại ung thư. Các chất béo không lành mạnh này có thể gây viêm và dẫn đến béo phì, một yếu tố gây nguy cơ ung thư đáng kể.

 Mặc dù nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp giảm chất béo chuyển hóa trong thực phẩm, nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải đọc nhãn dán trên thực phẩm và hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất béo có hại này.

6. Thực phẩm bảo quản bằng muối(Salt-Preserved Foods)

6. Salt-Preserved Foods

Thực phẩm bảo quản bằng muối, chẳng hạn như rau muối và cá muối, là những món ăn chủ yếu trong nhiều nền ẩm thực. Tuy nhiên, lượng muối cao có thễ dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày. Muối có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, dẫn đến những thay đổi gây ung thư.

7. Thực phẩm hun cháy và đốt cháy (Charred and Burnt Foods)

7. Charred and Burnt Foods

Các phương pháp nấu nướng bẳng cách hun cháy hoặc đốt cháy ,chẳng hạn như nướng trên lửa trần, có thể tạo ra các hóa chất độc hại, bao gồm hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) và amin dị vòng (HCA). Những hóa chất này có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ gây những bệnh ung thư khác nhau.

Để giảm tiếp xúc, tránh làm cháy thực phẩm khi nướng than hoặc chiên và chọn các phương pháp nấu như nướng lò hoặc hấp.

8. Chất làm ngọt nhân tạo (Artificial Sweeteners)

8. Artificial Sweeteners

Cuộc tranh luận xung quanh chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ gây ung thư vẫn còn đang tiếp diễn, vì một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ tiềm ẩn trong khi những nghiên cứu khác lại không tìm thấy bằng chứng quan trọng. Aspartame, saccharin và sucralose nằm trong số những chất được xem xét kỹ lưỡng nhất.

Trong khi hầu hết các Tổ chức Y tế coi coi các chất này là an toàn ở mức độ vừa phải, lại có một số cá nhân vẫn chọn hạn chế việc sử dụng các chất này    thay thế bẳng những chất làm ngọt tự nhiên

9. Carbohydrate và ngũ cốc tinh chế (Refined Carbohydrates and Grains)

 9. Refined Carbohydrates and Grains

Carbs tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống và bánh ngọt, đã mất hầu hết chất xơ và chất dinh dưỡng. Việc tiêu thụ loại carb này có thể làm tăng lượng đường trong máu và lượng insulin, tạo nên một môi trường phát triển cho  ung thư. Các nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn nhiều carbs tinh chế với việc tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư đại trực tràng.

Chọn ngũ cốc nguyên hạt và carbs phức tạp có thể là một lựa chọn lành mạnh hơn.

10. Các sinh vật biến đổi gen (GMOs)

10. Genetically Modified Organisms (GMOs)

Chủ đề về GMOs và ung thư vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi và đang được nghiên cứu. Một số người cho rằng các  thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra những rủi ro sức khỏe chưa được biết đến, bao gồm cả ung thư, do sự thay đổi DNA của chúng. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng thuyết phục nào liên kết trực tiếp GMOs với nguy cơ ung thư

 Điều quan trọng là bạn phải luôn cập nhật thông tin và lựa chọn các loại thực phẩm mà bạn cảm thấy thoải mái, cân nhắc cả các thực phẩm GMOs lẫn các thực phẩm  không GMOs.

                                                           xxxxxxx

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể chúng ta chống lại bệnh ung thư. Kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn có thể là một cách ngon miệng và bổ dưỡng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn. Dưới đây là 10 loại thực phẩm được biết đến với đặc tính ngăn ngừa ung thư.

10 loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

1. Rau lá xanh(Leafy Green Vegetables)

1. Leafy Green Vegetables

Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và củ cải Thụy Sĩ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, đặc biệt là folate và vitamin C. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp bảo vệ DNA của các tế bào khỏi bị tổn thương. Hàm lượng chất xơ cao của các rau lá xanh cũng giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Việc bổ sung nhiều loại rau lá xanh vào chế độ ăn uống của bạn có thể tăng lượng chất dinh dưỡng hấp thụ và hỗ trợ khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại ung thư

2. Quả mọng (Berries)

2. Berries

Quả mọng là nguồn dinh dưỡng nhỏ bé, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và anthocyanin. Những hợp chất này có thể giúp giảm viêm và stress oxy hóa, có liên quan đến sự phát triển ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả mọng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, bao gồm da, bàng quang, vú và phổi.

3. Nghệ (Turmeric)

3. Turmeric

Loại gia vị màu vàng rực rỡ này-- một loại gia vị chủ yếu trong ẩm thực và y học cổ truyền Ấn Độ-- có chứa chất curcumin, một hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Curcumin có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và ức chế sự hình thành khối u.

Việc kết hợp nghệ vào bữa ăn của bạn có thể tăng thêm hương vị bữa ănvà có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

4. Ngũ cốc nguyên hạt(Whole Grains)

4. Whole Grains

Các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, quinoa, lúa mạch và yến mạch, rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hàm lượng chất xơ cao của loại thưc phẩm này  đặc biệt có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Ngũ cốc nguyên hạt còn chứa các hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm viêm, góp phần ngăn ngừa ung thư.

Bạn hãy chuyển từ ngũ cốc tinh chế sang ngũ cốc nguyên hạt để có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

5. Cà chua(Tomatoes)

5. Tomatoes

Cà chua là nguồn cung cấp tuyệt vời về lycopene - một chất chống oxy hóa giúp cà chua có màu đỏ. Lycopene giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nó dễ dàng được hấp thụ hơn từ cà chua nấu chín, vì vậy ban nên dùng thêm nước sốt cà chua, bột nhão cà chua hoặc cà chua nấu chín vào bữa ăn của bạn. Sự kết hợp của lycopene với các hợp chất thực vật khác trong cà chua giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư.

6. Tỏi (Garlic)

6. Garlic

Tỏi có chứa allicin, một hợp chất đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư. Các nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ruột kết, thực quản, tuyến tụy và ung thư vú. Tác dụng chống viêm và kháng khuẩn của tỏi cũng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư.

Thêm tỏi vào chế độ ăn uống của bạn có thể tăng hương vị cho bữa ăn của bạn đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe

7. Cá béo (Fatty Fish)

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi rất giàu axit béo omega-3 và vitamin D, cả hai đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư. Axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm, yếu tố chính trong sự phát triển ung thư, trong khi vitamin D có thể đóng vai trò điều hòa sự phát triển của tế bào ung thư.

 Việc bổ sung cá béo vào chế độ ăn uống của bạn vài lần một tuần có thể mang lại những lợi ích bảo vệ cơ thể nói trên

8. Các loại hạt  và hạt giống (Nuts and Seeds)

8. Nuts and Seeds

Loại thực phẩm này là nguồn cung cấp chất xơ, protein và chất béo lành mạnh cũng như các chất chống oxy hóa và các chất phytochemical chống ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thường xuyên các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó và hạnh nhân, có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư vú và tuyến tiền liệt. Các loại hạt như hạt lanh và hạt chia cũng chứa axit béo omega-3 có lợi.

Ăn vặt các loại hạt này hoặc thêm các loại hạt này vào bữa ăn có thể là một cách bổ dưỡng giúp ngăn ngừa ung thư.

9. Bông cải xanh và rau họ cải ( Broccoli and Cruciferous Vegetables)

9. Broccoli and Cruciferous Vegetables

Các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, súp lơ trắng và cải Brussels, có chứa sulforaphane, một hợp chất có đặc tính chống ung thư mạnh. Những loại rau này có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và phổi. Hàm lượng chất xơ cao của chúng cũng góp phần ngăn ngừa ung thư.

Hấp hoặc nấu sơ các loại rau này có thể tăng cường khả năng hấp thụ sulforaphane.

10. Trà xanh (Green tea)

10. Green Tea

Trà xanh rất giàu về các polyphenol, trong đó có  epigallocatechin gallate (EGCG), là chất có đặc tính ngăn ngừa ung thư. Các chất chống oxy hóa này có thể giúp bảo vệ DNA cũa các tế bào khỏi bị tổn thương và ức chế sự phát triển của khối u.

Uống trà xanh thường xuyên có thể mang lại lợi ích chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ ung thư.

Nguồn: 10 Foods Linked to Cancer and 10 That Can Help Prevent It- Spicy Chefs-Feb 5,2024/ NBNtintuccaonien