Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

Những loài rắn độc nhất thế giới

Thế giới có rất nhiều loài rắn, trong đó có loài 
vô hại nhưng có những loại cực độc, có thể
 khiến nạn nhân chết ngay tức khắc khi bị tấn 
công.

 

Rắn biển Belcher

Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất dưới nước 

cũng là loài rắn độc nhất trên thế giới. Chỉ cần vài miligram nọc độc của chúng là đủ để
 giết chết hàng ngàn người. Những con rắn này bơi lượn trong nước ấm ở Nam Thái Bình 
Dương và Ấn Độ Dương.

 Ngư dân thường là nạn nhân của loài rắn này, họ gặp phải khi kéo lưới lên từ đại dương.
"Rắn biển Belcher" có thể thấy ở khắp các vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á và Bắc 
Australia. Thức ăn chủ yếu là cá tra, con rắn biển có mỏ cũng sẽ ăn cá nóc và cá khác
 hoặc đôi khi loài mực ống. Rất may là chưa đến 1/4 các vết cắn của chúng chứa nọc độc 
và chúng khá hiền lành.
Rắn biển Belcher là loài độc nhất thế giới
Rắn biển Belcher là loài độc nhất thế giới

Rắn Taipan nội địa

Loài rắn độc nhất trên mặt đất là "Rắn dữ" (Fierce Snake), còn được biết làTaipan nội
 địa(có tên khoa học: Oxyuranus microlepidotus) là loài bò sát thuộc họ Rắn hổ (Elapidae) 
có nguồn gốc từ Australia. Đây là loài rắn có nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sống 
trên cạn nào trên thế giới.
Lượng nọc tối đa của một vết cắn là 110mg, đủ để giết chết 100 người, hay 250.000 con
 chuột. Mức độ độc của nọc rắn này gấp 10 lần rắn chuông Mojave và 50 lần rắn hổ mang 
thường.
Rắn Taipan nội địa
Rắn Taipan nội địa
Đây là một loài có khả năng biến hóa khá kì diệu. Chúng có thể thay đổi từ màu đen sậm, 
nâu sáng, xanh lá cây tùy theo mùa.

Rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông
Rắn đuôi chuông
Sinh sống chủ yếu ở châu Mỹ, loài rắn đuôi chuông có lượng nọc độc của chúng có thể
 nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động
 vật nhỏ khác. Sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.

Rắn hổ mang Philippines

Loài rắn hổ mang Philippines có khả năng phóng độc đến kẻ thù cách nó 3m và khiến cho
 con mồi chết sau đó ít giây. Mặc dù sở hữu vũ khí lợi hại này nhưng rắn hổ mang Philippines
 chỉ tấn công khi bị đe dọa.
Rắn hổ mang Philippines
Rắn hổ mang Philippines

Rắn cạp nong Blue Krai

Rắn cạp nong Blue Krait
Rắn cạp nong Blue Krait
Loài rắn Blue Krait được tìm thấy nhiều ở vùng Đông Nam Á và Indonesia. Khi bị loài rắn
 này cắn, nạn nhân sẽ không chết ngay lập tức mà bị các cơn đau, khó thở, co giật hàng giờ
 liền hành hạ, rồi sau đó mới chết hẳn.

Rắn nâu vùng đông Australia

Rắn nâu vùng đông Australia
Rắn nâu vùng đông Australia
Loài rắn khá phổ biến ở đông Australia là loài rắn có màu nâu bóng này. Một khi đã cắn con
 mồi và phun nọc độc thì nạn nhân của chúng phải trải qua những giây phút khủng khiếp
 nhất trước khi chết hẳn.

Rắn Mamba đen

Rắn Mamba Đen là loài bò sát nhanh nhất hành tinh
Rắn Mamba Đen là loài bò sát nhanh nhất hành tinh.
Black Mamba được tìm thấy nhiều ở lục địa châu Phi. Nó là loài rắn có mật độ tấn công
 chính xác đến không ngờ. Đây là loài rắn di chuyển nhanh nhất trên đất liền, có thể đạt
 vận tốc từ 4,32 m/s đến 5,4 m/s. Nọc độc rắn Mamba đen có thể giết chết một con người
 trong 30 phút đến 2 giờ gây buồn ngủ, các vấn đề về thần kinh, tê liệt, và khó thở.

Rắn hổ lục (Viper)

Rắn hổ lục (viper)
Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới.
Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là
 rắn lục hoa cân (Saw Scaled Viper) và Chain Viper chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung 
Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài rắn này rất nóng
 tính và thường kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi trời mưa.

Rắn hổ

Rắn hổ
Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt.
Rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy dù có nọc rất độc. Rắn hổ có thể dễ dàng tìm 
thấy ở Úc. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy khi đối
 mặt, tuy nhiên chúng sẽ “điên lên” nếu bị dồn vào góc. Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau
 ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.
(theo khoahoc.tv)