Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

10 vấn đề gây tổn thương tạng thận

Thận hoạt động như bộ lọc máu của cơ thể, tái hấp thu một số chất và thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nó còn là cơ quan bài tiết các hormone có tác dụng kích thích tuỷ xương sinh hồng cầu, điều chỉnh huyết áp trung bình của cơ thể… Do đó, hiểu biết về những thứ có ảnh hưởng xấu đến thận để có thể phòng tránh là rất quan trọng.

1. Thức ăn quá nhiều protein
Protein là cần thiết trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nếu thận không làm việc như bình thường, ăn quá nhiều chất này lại vượt quá giới hạn chức năng của thận. Bạn nên gặp bác sĩ để tìm lời khuyên cho chế độ ăn của mình. Để đảm bảo thận hoạt động tốt chỉ nên ăn một lượng nhỏ các loại protein khác nhau như trứng, cá, và các loại đậu…
2. Hút thuốc
Hút thuốc không chỉ làm nặng thêm bệnh huyết áp và tiểu đường loại 2 – hai nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận, mà còn ‘can thiệp’ vào các loại thuốc đang dùng điều trị chúng. Hút thuốc làm lưu lượng máu đến thận chậm, từ đó gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở những người đang bị bệnh thận.
3. Rượu

Những người nghiện rượu nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Nhưng một bữa tiệc (hơn 4 hoặc 5 cốc to trong vòng chưa đầy 2 giờ) đôi khi có thể gây ‘tổn thương thận cấp tính’. Điều này dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng và người uống có thể cần lọc máu – trong suốt thời gian đó, máy lọc thận sẽ giúp thực hiện một phần công việc của thận.
4. Soda (Nước giải khát có gas)
Nếu bạn uống hai hoặc nhiều cốc soda trong bữa ăn mỗi ngày, bạn có thể dễ mắc bệnh thận. Trong một nghiên cứu, phụ nữ có chế độ ăn chứa đồ uống soda thì chức năng thận sẽ giảm 30% so với những phụ nữ không dùng đồ uống này. Đồ uống có đường không có ảnh hưởng tương tự.
5. Mất nước
Thận cần nước để hoạt động tốt. Không đủ nước – đặc biệt là nếu điều đó xảy ra thường xuyên – có thể gây tổn thương thận. Làm thế nào bạn có thể biết liệu bạn có đang thiếu nước hay không? Nếu nước tiểu của bạn nên có màu vàng nhạt thì bạn không cần lo lắng nhiều.
6. Thuốc giảm đau

Dùng thường xuyên, một lượng lớn thuốc giảm đau không kê đơn – acetaminophen, aspirin, naproxen và ibuprofen – hoặc NSAID Celebrex (celecoxib) theo toa có thể làm hỏng thận. Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn nói không với nhóm thuốc này. Nên nói chuyện với bác sĩ về những thuốc đang dùng để xem liệu bạn có cần một lựa chọn khác?
7. Làm việc quá sức
Làm việc quá sức quá lâu có thể gây ra tiêu cơ vân, một tình trạng trong đó các mô cơ bị tổn thương bị phá vỡ rất nhanh. Điều này đổ các chất vào máu có thể làm tổn thương thận của bạn và khiến chúng suy yếu. Đừng lao động quá sức. Càn xây dựng việc tập luyện của bạn dần dần – đừng đột nhiên tăng mạnh hơn. Nếu bạn có thể, tránh làm việc ở nhiệt độ cao và độ ẩm. Đến gặp bác sĩ ngày nếu bạn bị đau cơ và đi tiểu màu tối.
9. Thuốc điều trị ợ nóng, trào ngược axit dạ dày

Các loại thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng giảm axit dạ dày, có thể gây tổn thường thận nếu bạn dùng chúng trong một thời gian dài. Một số nghiên cứu cho thấy dùng nhiều PPI cũng có thể khiến bạn dễ mắc bệnh thận mạn tính (tăng 10%). Nếu lo lắng, hãy hỏi bác sĩ nếu một loại thuốc điều trị ợ nóng khác như thuốc chẹn H2, có thể tốt hơn cho bạn.
8. Steroid thể hình
Một số người dùng steroid đồng hóa – loại thuốc có tác dụng như nội tiết tố nam testosterone – để có được cơ bắp cực độ. Nhưng chúng có thể gây ra tổn thương ở các bộ phận của thận trong quá trình lọc máu. Điều này có thể làm cho thận giảm hoạt động chức năng, cơ thể mất protein và tăng lượng cholesterol trong máu.
10. Viêm họng liên cầu khuẩn
Khi bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn (beta tan huyết nhóm A), cơ thể bạn tạo ra các protein – kháng thể để chống lại nó. Tuy nhiên, những kháng thể này có thể di chuyển tới thận và gây phản ứng kháng nguyên – kháng thể, và gây viêm thận. Tình trạng này thường không kéo dài, nhưng đối với một số người, tổn thương thận có thể là vĩnh viễn. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị viêm họng liên cầu khuẩn, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo WebMD-An Chi /dkn.tv