Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Bàn về bệnh gút (thống phong)

 
Bệnh gút (bệnh thống phong) là một dạng viêm khớp gây ra do hàm lượng axit uric trong máu cao. Trước kia bệnh được xem là căn bệnh của vua chúa vì có liên quan tới việc sử dụng rượu và chế độ ăn giàu đạm. Tuy nhiên, ngày nay gút dần trở thành căn bệnh phổ biến. Tại Việt Nam, viêm khớp do gút  đứng hàng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp. Đặc biệt, 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc căn bệnh này. Bênh có thể tái phát nhiều lần gây sưng, biến dạng, phá hủy xương và sụn khớp… Vậy đâu là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này? Và làm sao để trị gút an toàn, hiệu quả nhất?

Nguyên nhân gây bệnh Gout (gút)

Bệnh gút là một dạng của viêm khớp. Nguyên nhân chính gây bệnh là do lượng đạm nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết dẫn đến sự tăng cao của acid uric trong máu. Khi acid uric tăng đến một mức độ nào đó (mức độ này phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng người), chúng sẽ kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể urat. Các tinh thể urat này sẽ lắng đọng trong màng hoạt dịch của khớp gây viêm khớp. Nó cũng có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, các mô ở dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy.

Chữa bệnh gút bằng thuốc nam
Bệnh gút có thể gây sưng, biến dạng, phá hủy xương và sụn khớp

Bệnh gút liên quan mật thiết đến lượng acid uric trong máu. Đây là chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên của các nhân purin trong cơ thể. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều chất đạm như thịt đỏ, hải sản, sữa, phủ tạng động vật… hoặc uống nhiều rượu, bia thường có rủi ro cao mắc bệnh này.
Bên canh đó, các số liệu thống kê còn cho thấy, người có tiền sử bệnh tiềm ẩn; gia đình có người mắc bệnh gút; mắc các bệnh khác như béo phì, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận, huyết áp cao hoặc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc làm giảm khả năng bài tiết acid uric (aspirin, thuốc lợi tiểu…) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn, biến chứng nguy hiểm hơn.

Triệu chứng của bệnh gút

Bệnh gút cấp tính có triệu chứng điển hình nhất là sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp. Các cơn đau thường dữ dội, đặc biệt đau tăng nặng sau khi uống rượu, ăn các loại phủ tạng động vật, hải sản… Đau nhức vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ, có thể kèm theo sốt. Cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể tự hết trong vòng dưới 7 ngày. Những khớp hay bị gút tấn công là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân, khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, các khớp nhỏ của bàn tay. Đôi khi gút còn có thể gây đau ở tất cả những khớp nhỏ trên cơ thể.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu bệnh gút thường không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ việc xét nghiệm máu thấy nồng độ acid uric trong máu cao. Do đó, nếu không khám và làm các xét nghiệm thường xuyên, bạn khó có thể phát hiện bệnh. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân sau khi điều trị dứt các cơn đau khớp cấp đều tưởng rằng bệnh đã khỏi hẳn, không tiếp tục điều trị triệt để. Điều này sẽ tạo điều kiện để gút âm thầm tiến triển thành gút mãn tính.
Gút mãn tính sẽ có biểu hiện đa dạng hơn, có thể là viêm nhiều khớp cùng lúc mang tính đối xứng, các khớp biến dạng, các cơn đau kéo dài liên tục, lần sau nặng hơn lần trước. Đôi khi bệnh nhân còn có thể sờ thấy những u cục dạng hạt nhỏ không đau ở vùng gân, đầu ngón tay, gót chân.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Biến chứng bệnh gút liên quan đến việc hình thành các tinh thể urat. Vị trí các tinh thể này lắng đọng sẽ quyết định loại biến chứng mà bệnh nhân gút có thể mắc phải. Cụ thể:
– Tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophy ở khớp có thể làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp. Khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế. Các hạt tophy còn có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
– Với những bệnh nhân gút mãn tính, muối urat lắng đọng trong thận có thể tạo thành sỏi thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận và tăng huyết áp. Nếu có nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn ngược dòng) sẽ gây viêm thận, áp xe thận…
– Trường hợp các tinh thể urat lắng đọng ở mạch vành tim thì có thể gây ra nhồi máu cơ tim và dẫn tới đột tử.
– Một số trường hợp tinh thể urat còn lắng đọng dưới da tạo thành các u, cục gây đau và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.

Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất hiện nay

Khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút, bạn cần lấy hẹn gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhắm xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, đưa ra hướng điều trị chính xác, hiệu quả.

Chữa gút bằng phương thuốc nam (dân gian thường dùng)
Các phương thuốc nam thường được người bệnh gút lựa chọn là ăn canh đậu xanh cả vỏ, uống nước lá tía tô, uống nước lá lốt, ngâm rửa chân tay bằng lá lốt, uống nước đun từ lá vối và nụ vối tươi… Chúng có tác dụng hạ acid uric, thanh lọc cơ thể, giải độc tố để phòng ngừa bệnh gút, giảm các cơn đau do gút, hạn chế sự phát triển của bệnh.

Lá tía tô
Uống nước lá tía tô là vị thuốc nam được nhiều bệnh nhân gút lựa chọn

Tuy nhiên, tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau trong khi các vị thuốc nam này chỉ có tác dụng chung chung nên khó điều trị triệt để. Thời gian điều trị kéo dài dễ khiến bệnh nhân chán nản, bỏ giữa chừng. Việc bỏ dở sẽ khiến gút bùng phát mạnh hơn, dễ biến chứng hơn.

Chữa gút bằng Tây y
Trước kia, Tây y điều trị bệnh gút chủ yếu bằng colchicin. Loại thuốc này cho tác dụng nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, người dùng thuốc dễ gặp tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy…
Ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng nhóm chống viêm không steroid như mobic, diclofenac, meloxicam, celecoxib… Thuốc cho hiệu quả tốt, giúp giảm đau nhanh trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.
Bên cạnh các thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh gút trên, người bệnh còn cần dùng thuốc hạ acid uric đều đặn theo chỉ định. Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau và không thể bỏ thuốc. Bởi Tây y không thể chữa dứt điểm bệnh gút nên người bệnh cần dự phòng thuốc, để thuốc ở nơi thuận tiện và kiêng khem trong ăn uống để phòng ngừa những cơn đau do gút có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Chữa gút bằng Đông y
Theo quan điểm Đông y, bệnh gút (bệnh thống phong) được xếp vào phạm vi chứng “Tý thống”. Bệnh xảy ra “do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”.
Đặc biệt, nam giới ở tuổi 40 trở lên, nhất là những người chức năng can tỳ thận đã suy yếu, lại lạm dụng những thức ăn bổ béo, uống nhiều rượu bia, hay lo nghĩ phiền uất càng hại đến nguyên khí, dẫn đến tỳ thận hư suy vận hóa kém sinh đàm thấp ứ trệ lâu ngày sinh thấp nhiệt ứ kết mà đau tại khớp.
Do đó, việc điều trị bệnh gút trong Đông y thường bám sát vào những căn nguyên gây bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh. Thuốc chủ yếu dùng để thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, hướng tới hoạt huyết, bồi bổ khí huyết, nâng cao chức tăng can thận, tăng cường chính khí. Đối với từng giai đoạn, từng thể trạng của người bệnh, các đông y sĩ sẽ có sự điều chỉnh bài thuốc cho phù hợp, để bệnh mau khỏi và nâng cao thể trạng người bệnh.
Tại Việt Nam có bài thuốc trị gút “Cốt Vương Thần Hiệu Thang” của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc này là sự kết hợp của những vị thảo dược quý, tác động tích cực tới các bệnh xương khớp như: Đương quy, Thương truật, Khương hoạt, Ma hoàng, Phòng phong, Uy linh tiên, Chi mẫu, Hoàng bá, Xích thược, Phòng kỷ, Tang chi, Ngưu tất…Các vị thuốc này sẽ hỗ trợ đào thải độc tố tích tụ do bệnh gút, dưỡng huyết, làm giãn mạch để kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể. Các kháng sinh tự nhiên có trong bài thuốc có tác dụng kháng viêm, cải thiện ngay tình trạng sưng đỏ, đau, nóng rát ở các khớp bị bệnh. Không chỉ giảm nhanh triệu chứng, bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang còn bồi bổ, tăng cường chức năng gan, thận để thúc đẩy bài tiết acid uric qua đường tiết niệu giúp bênh nhân nhanh hồi phục và ngăn bệnh tái phát.
(bài do  các bạn Bá Trần và Thach/Oanh Trần giới thiệu)